Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân biệt phương thức sáng tác của văn học dân gian và văn học viết

Phân biệt phương thức sáng tác của văn học dân gian và văn học viết.
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
468
1
2
Ngô Trường
17/09/2019 21:57:36
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam đã sáng tạo nên nhiều giá trị vật chất và tinh thần to lớn, đáng tự hào. Nền văn học Việt Nam là một trong những bằng chứng tiêu biểu cho năng lực sáng tạo tinh thần ấy. Để cấu tạo nên nền văn học đa dạng, đồ sộ, nhiều màu sắc và thấm đẫm tinh thần dân tộc thì có hai bộ phận hợp thành. Đó là văn học dân gian và văn viết. Vậy giữa chúng có những điểm giống và điểm khác như thế nào về đặc trưng, chúng ta sẽ cùng làm một cuộc so sánh.
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động về tự nhiên, xã hội nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Văn học viết là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, là sáng tạo cá nhân, tác phẩm văn học viết mang dấu ấn cá nhân.
Giữa văn học dân gian và văn học viết có một số điểm giống nhau là đều do con người lao động trí óc sáng tạo nên, cả hai đều lấy tư liệu từ cuộc sống và mang những nội dung cụ thể nhất định. Về nội dung, cả văn học dân gian và văn học viết đều phản ánh thực trạng xã hội và mong ước của con người. Về phương diện thể loại, hai bộ phận này đều có thể sáng tác dưới dạng thể loại thơ hoặc văn xuôi. Bên cạnh đó, chúng cùng sử dụng ngôn từ như phương tiện quan trọng nhất để sáng tạo hình thức nghệ thuật, cùng thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan niệm của tác giả qua các hình tượng đó. Hơn nữa, chúng cùng tác động đến thực tiễn và có tác dụng cải biến thực tiễn. Ta lấy ví dụ bài ca dao : Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/Non xanh nước biếc như tranh họa độ và thi phẩm Việt Bắc của Tố Hữu. Dù một cái thuộc về văn học dân gian, một cái là văn học viết nhưng chúng vẫn có nhiều điểm giống nhau như cùng sử dụng chất liệu ngôn từ, cùng thể loại là thơ, đều dùng những hình tượng nghệ thuật như con đường, non xanh nước biếc, rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, mơ nở trắng rừng…để ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước và bộc lộ tấm lòng yêu nước của nhân dân lao động cũng như của nhà thơ Tố Hữu.
Tuy nhiên giữa VHDG và VHV có nhiều điểm khác nhau khi nhìn nhận qua những đặc trưng cụ thể. Về lịch sử phát sinh, phát triển, VHDG phát sinh từ thời kì chưa có chữ viết, nó tồn tại song song với văn học viết. Có nghĩa là VHDG ra đời từ rất sớm khi con người có nhu cầu trao đổi thông tin, tâm tư tình cảm. Họ truyền khẩu với nhau dựa trên trí nhớ, trên sự ứng tác của tập thể nhân dân lao động. Nó ra đời trước văn học viết. Để rồi, khi VHV ra đời, VHDG không bị mất đi mà ngược lại nó vẫn tồn tại song song và ngày càng phát triển. Trong khi đó, VHV chỉ phát sinh từ khi có chữ viết tương đối hoàn chỉnh. Những chữ viết đó là chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. Ví dụ, tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn viết bằng chữ Hán, Truyện Kiều của Nguyễn Du viết bằng chữ Nôm, Tuyên ngôn độc lập của Hồ chủ tịch viết bằng chữ quốc ngữ…
Về lực lượng sáng tác (tác giả), VHDG là tập thể tức là nó thuộc về sáng tác của số đông, do nhiều người cùng hợp thành. Có thể ban đầu do một người khởi xướng rồi những người xung quanh lắng nghe, ghi nhớ và chỉnh sửa lại cho nó ngày càng hoàn chỉnh hơn. Ví dụ bài ca dao
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thoát như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Rẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Bài ca dao này được sáng tác từ thời xa xưa gắn với nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Nó được tập thể người nông dân sáng tác, bổ sung để hoàn thiện về mặt nội dung và hình thức thể hiện. Tập thể tác giả này khi sáng tác các tác phẩm VHDG cũng sinh tồn trong một xã hội đã có giai cấp, có sự phân biệt giàu nghèo. Họ chủ yếu là tầng lớp bình dân – những người có đời sống kinh tế thấp, gắn bó với ruộng đồng làng quê, với con trâu đi trước cái cày theo sau. Trong khi đó, tác giả của VHV là cá nhân. Họ cũng xuất hiện trong xã hội có giai cấp, chủ yếu là tầng lớp trí thức. Ví dụ như tác giả Nguyễn Khuyến sáng tác rất nhiều thi phẩm hay, trong đó có chùm thơ thu. Khi sáng tác, ông để tên Nguyễn Khuyến để thể hiện dấu ấn cá nhân. Ông sống vào nửa đầu thế kỉ XIX với bao sự biến động, thăng trầm của lịch sử dân tộc. Ông được coi là một trong những trí thức lớn của thời trung đại, có khoa danh, có bảng vàng, được người đời ca tụng là Tam nguyên Yên Đỗ.
Về các hình thức sáng tác và lưu truyền, VHDG sáng tác bằng ngôn ngữ nói, lưu truyền bằng trí nhớ, truyền lại qua hình thức truyền miệng. Rõ ràng, với lợi thế bằng ngôn ngữ nói, VHDG đã được sáng tác một cách nhanh chóng, tức thời và được mọi người truyền khẩu lại cho nhau dựa trên trí nhớ. Chính vì vậy, nó đã xuất hiện hiện tượng dị bản với những chi tiết, kết cục khác nhau. Ví dụ như truyện cổ tích Tấm Cám có cái kết chỉ dừng ở việc Tấm sai người đào hố rồi kêu Cám đứng xuống, dội nước sôi. Cám chết, mẹ Cám biết vậy cũng lăn đùng ra chết. Nhưng cũng dị bản khác là sau khi Cám chết, Tấm lấy xác làm mắm gửi về cho mẹ Cám ăn…VHV lại sáng tác bằng ngôn ngữ viết, ghi lại bằng chữ viết, truyền lại bằng văn bản.
Về nội dung tư tưởng, VHDG phản ánh tư tưởng tình cảm, cách hình dung và quan niệm về hiện thực của cộng đồng. Ví như bài ca dao truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên lí giải về nguồn gốc hình thành của người Việt. Chúng ta tự hào về nguồn gốc cao quý của mình là Cha Rồng mẹ Tiên, tự hào về tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giữa người trong một nước qua việc chia con giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ. VHV lại phản ánh tình cảm của cộng đồng qua lăng kính cá nhân. Bởi vì, VHV mang dấu ấn cá nhân cho nên dù là những vấn đề chung nhưng qua các tác phẩm của mình, các tác giả VHV đều bộc lộ quan điểm của cá nhân mình trước thời cuộc. Ví như Huy Cận trong bài Tràng Giang đã viết: Lòng quê dợn dợn vời con nước/Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Đó là tâm trạng của một người dân mất nước, đang hoang mang bế tắc trước thời cuộc. Ông là trên chính quê hương mình mà vẫn nhớ, vẫn đau đáu nỗi đau của kiếp nô lệ, mất tự do.
Về thể loại, VHDG thường sử dụng các thể loại tự sự ( truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn…), trữ tình (ca dao, dân ca, vè…), kịch ( chèo, tuồng…) thể hiện bằng các phương thức kể, hát nói, trình diễn. VHV được chia làm ba thể loại chính trữ tình thơ ( Đây thôn Vĩ Dạ - HMT); tự sự (Chí phèo – NC, Số đỏ - VTP…) kịch ( Vũ Như Tô – NHT, Hồn TB, da hàng thịt – LQV….)
Mối quan hệ giữa VHDG và VHV. Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học dân tộc chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học này bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Ví dụ: Truyền thuyết Thánh Gióng đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước, chống xâm lược trong nền văn học dân tộc. Thể thơ lục bát, thể thơ được thi hào Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình, bắt nguồn từ bộ phận văn vần dân gian…Văn học viết cũng có ảnh hưởng trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện . Chẳng hạn , tác giả dân gian đã đưa những chất liệu văn học viết vào ca dao ( những nhân vật trong Truyện Kiều , Lục Vân Tiên …). Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm. Có thể nói , mảng truyện thơ Nôm khuyết danh là sự gặp gỡ của hai bộ phận văn học dân tộc.
Trên đây là một số nét tương đồng và khác biệt về đặc trưng của VHDG và VHV. Nắm vững những đặc trưng này, chúng ta sẽ có được “chiếc chìa khóa bước vào ngôi nhà văn học”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×