Minh chứng cho truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm:
Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo hùng hổ kéo vào nước ta. Theo gương Ngô Quyền lúc trước, quân dân ta đã đóng cọc trên sông Bạch Đằng và mai phục đường bộ. Cuối mùa xuân 981, quân xâm lược Tống bị đại bại. Lại một lần nữa truyền thống giữ nước được phát huy.
Sau nhà Đinh, nhà Tiền Lê đánh giặc giữ nước, phát huy truyền thống của cha ông, rồi đến nhà Lý. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ vùng núi non hiểm trở (Ninh Bình) địa thế chật hẹp ở Hoa Lư về Đại La (Hà Nội) và đổi tên là thành Thăng Long. Điều này chứng tỏ thế mới của một quốc gia độc lập mà Lý Công Uẩn đã nêu trong Chiếu dời đô: "Đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu mai sau".
Minh chứng cho truyền thống hiếu thảo:
Tại mảnh đất Phú Yên,có một câu chuyện cảm động về một cậu bé làm lay động nhiều người.Cậu bé với cái tên Trọng Ơn.Đứng trước hoàn cảnh khốn khó,Khi gia đình có 3 thành viên nhưng anh trai ơn lại bệnh tật mất sức lao đông.Còn mẹ em lại vì cuộc sống khổ cực mà bị sang chấn tâm lý mạnh dẫn đến chứng tâm thần.Những tưởng cậu bé sẽ chẳng vượt qua được nghịch cảnh.Thê nhưng vì lòng hiếu thảo đối với mẹ đã mang ơn dưỡng dục,sinh thành bao năm tảo tần bên gánh bánh xèo để nuôi em khôn lơn.Giờ đây trước số phận cuộc đời dù tuổi còn nhỏ nhưng em đã phải thay mẹ kế thừa gánh bánh xèo,ngày ngày em luôn ra chợ bán,được sự thương yêu của cô chú nơi đây ngày nào cũng hết sớm để em mau chóng về với mẹ.Chăm lo cho mẹ,Trọng Ơn hồn nhiên kể rằng, tối ngủ mẹ thường hay cắn nhẹ vào đầu em. Đau nhưng Ơn thương mẹ lắm, chỉ mong mẹ nhanh nhanh khỏi bệnh.