Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày suy nghĩ của em về tính kiêu căng

Trình bày suy nghĩ của em về tính kiêu căng
 
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.854
8
0
3
09/10/2019 20:38:08
Hai tiếng con người – gồm phần con và cả phần người. Vì vậy, con người vốn không có ai hoàn hảo, có cả tính tốt và tính xấu song song cùng tồn tại trong một bản thể. Thế nhưng, có những cái xấu, cần phải khắc phục, để con người, dần dần, trở nên hoàn thiện hơn. Một trong tính xấu cần khắc phục, đó là sự kiêu ngạo.
Kiêu ngạo, đương nhiên là nét tính cách vô cùng xấu mà nhân loại vô tình có được trên hành trình sống. Kiêu ngạo làm cho con người ta bị mờ mắt, không nhìn thấy gì ngoài chính mình. Người kiêu ngạo luôn thấy bản thân vĩ đại lắm, tài năng lắm, hơn người lắm.
Bản chất của kiêu ngạo là “mục hạ vô nhân”. Người mang tính này luôn nhìn thấy mọi người xung quanh đều quá kém cỏi so với bản thân họ. Đến đâu, người kiêu ngạo cũng đều cho mình đứng cao hơn người khác, am hiểu mọi thứ trên đời sâu sắc hơn bất kì ai hết. Tầm vóc của anh ta, đương thời chẳng có ai sánh kịp. Đối thủ của anh ta chỉ là các bậc hiền triết, thánh nhân đã chết từ lâu.
Người kiêu ngạo thường hay tự chuốc lấy vạ vào thân vì bản thân kiêu ngạo lúc nào cũng hàm chứa sự khinh miệt, coi thường người khác. Khi anh thấy mình to lớn ắt kẻ bên cạnh anh ta phải bé nhỏ, hạng con sâu cái kiến. Đấy chính là ảo giác mà kiêu ngạo mang lại. Anh ta chỉ nghe thấy mỗi tiếng nói của anh ta thôi, chỉ nhìn thấy mỗi vầng trán của anh ta thôi mà không chịu biết rằng ngoài kia còn có trời. Thế cho nên cái bệnh kiêu ngạo nó làm con người ta thấp lại, nhỏ đi nhưng lại vẫn cứ ngỡ mình cao lên, to hơn.
Tất nhiên, mọi người đều xa lánh và xem thường anh ta. Thậm chí đôi khi người ta còn mang anh ta ra làm trò đùa. Từ đó, một hậu quả kéo theo là người kiêu ngạo luôn sống trong sự cô đơn. Nếu anh ta không xem thường mọi người thì mọi người cũng chẳng ai nỡ xa lánh anh ta. Ban đầu có thể anh ta tự huyễn hoặc mình rằng thế giới này chăng có ai thấu hiểu anh ta nhưng rốt cuộc anh ta sẽ nhận thấy chẳng có ai trên đời này chấp nhận anh ta.
Căn bệnh kiêu ngạo nó xui con người bỏ đường quang mà đâm vào bụi rậm. Tự mình chuốc lấy vai hề để cho thiên hạ cười chê, chuốc lấy cả những gian nan mà lẽ ra không nên có. Ấy là việc điều trị bệnh kiêu ngạo.
Khổ nỗi là căn bệnh kiêu ngạo muốn chữa trị cũng chẳng đơn giản chút nào. Nguy hại ở chỗ căn bệnh này lúc đầu nó xuất hiện rất tinh tế. Có thể nó nảy ra từ vài ba thành công nho nhỏ của một cá nhân, rồi cộng với vốn văn hóa lõm bõm, lại được vài ba lời khen vô trách nhiệm vun vào, thế là bệnh kiêu ngạo cứ vùn vụt mà nảy mầm rồi phát triển. Người kêu ngạo thường không nhận ra mình đang mắc lỗi đó. Vì vậy, bản thân anh ta sẽ không tự mình sửa chữa được. Nếu có một ai đó góp ý hay phê bình, anh ta sẽ rất khó tiếp thu và để sửa được cũng rất khó khăn – vì chính bản thân anh ta nghĩ mình xứng đáng với nhiều điều mà anh ta đang tự huyễn hoặc như vậy.
Kiêu ngạo rất gần với kiêu hãnh. Tuy nhiên, kêu hãnh là thuộc tính tốt đẹp của những lương tri sáng láng, của những đạo đức cao đẹp. Nhưng nếu kiêu hãnh quá mức thì trở nên kiêu ngạo, mà kiêu ngạo như đã bàn là thuộc về những kẻ đầu óc thiển cận, năng lực đạo đức hạng xoàng. Do vậy, chúng ta cần phải ý thức được tác hại của căn bệnh này, không được nuông chiều hay bỏ qua nó mà phải kiên trì đấu tranh loại bỏ nó ra khỏi đời sống cộng đồng.
Trong cuộc sống, mỗi người cần luôn nỗ lực, phấn đấu. Những gì chúng ta đạt được, nhận được bằng chính khả năng mình, chúng ta có quyền tự hào, có quyền hãnh diện. Thế nhưng, đừng biến những thứ tốt đẹp ấy thành sự kiêu ngạo. Hãy là một con người tự tin với niềm kiêu hãnh tỏa ra từ chính nội lực bên trong bản thân mình, chứ đừng là kẻ kiêu ngạo với cái vẻ bề ngoài hào nhoáng, rỗng tuếch. Là một học sinh, em sẽ cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức để chống lại căn bệnh này, để trở thành một công dân có ích cho xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Đỗ Dũng
09/10/2019 20:40:56
Câu chuyện về chú ếch ngốc nghếch đã mang lại cho người đọc nhiều bài học có ích trong cuộc sống. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Khi sống lâu trong một môi trường khép kín, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. Bởi vậy, chúng ta phải biết mở rộng các mối quan hệ bạn bè, thầy cô; biết "đi một ngày đàng" để "học một sàng khôn". Bên cạnh đó, sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia. Vì vây, dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Và khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi; tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.
1
0
Lê Nhi
09/10/2019 22:07:23
Trong cuộc sống, biết tự tin vào bản thân là một điều tốt và cần phát huy. Tuy nhiên, có một vài người lại biến sự tự tin ấy trở thành sự tự cao, kiêu ngạo làm ảnh hướng tiêu cực đến bản thân cũng như những người xung quanh. Có lẽ vì vậy mà người xưa có câu: “Có 3 điều làm hỏng một con người là: Rượu, sự kiêu ngạo và sự giận dữ”.
Tự cao, kiêu ngạo là từ dùng để ám chỉ những người tự tin một cách thái quá vào bản thân, luôn coi mình là nhất mà không coi người khác ra gì.
Kiêu ngạo, tự cao được biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau trong cuộc sống. Điển hình như có những người luôn cho mình là nhất, thứ gì của mình cũng là số một mà không ai có được, không ai sánh bằng. Họ luôn bảo thủ bảo vệ những ý kiến của bản thân, luôn cho chúng là đúng mà không quan tâm đến ý kiến của những người xung quanh. Có những người lại thể hiện sự kiêu ngạo của bản thân bằng cách coi thường, thậm chí thù ghét tất cả những thứ thấp kém hơn mình về địa vị, tiền bạc… Một vài người thể hiện sự tự cao, kiêu ngạo ở chỗ thích những thứ hào quang hư ảo, ưa nịnh bợ, tâng bốc.
Trong thực tế cuộc sống ta cũng có thể bắt gặp những trường hợp như vậy. Ví dụ như một vài người giàu có, đã quen sống trong cuộc sống nhung lụa, họ nhìn thấy những người nghèo khổ bằng thái độ khinh khỉnh, thậm chí có phần “e sợ” sự “nghèo khổ, hôi hám” kia sẽ làm vấy bẩn lên sự sang trọng của họ. Hoặc ngay trong trường học, có những học sinh học rất giỏi nhưng họ lại luôn tự phụ, coi thường những bạn khác trong lớp…
Kiêu ngạo, tự cao như một chất axit ăn mòn nhân cách và huỷ hoại cuộc sống của con người. Bởi sự kiêu ngạo, thói tự cao sẽ kéo theo những đức tính xấu khác như sự ích kỉ, bảo thủ. Chính vì luôn cho mình là đúng, luôn cho những thứ của mình là tốt nhất nên con người thường không muốn san sẻ những điều mình có cho bất cứ một ai khác. Bên cạnh đó, có thể thấy những người kiêu ngạo, tự cao lại chính là những người cô đơn, cô độc nhất. Vì chính thói tự cao, kiêu ngạo đã khiến những người xung quanh mất đi thiện cảm hay đúng hơn là chính những người đó đang tự tách bản thân mình ra khỏi khối cộng đồng chung. Mặt khác, thói tự cao, kiêu ngạo cũng dẫn đến những hậu quả khó lường trong cuộc sống. Cứ tự huyễn hoặc vào khả năng của bản thân mà không cần tới sự góp ý và giúp đỡ của người khác, khi gặp phải những khó khan lại trở tay không kịp rồi trở thành kẻ thất bại. Hay đánh giá thấp người khác mà coi thường khả năng của họ để rồi nhận kết cục là kẻ bại trận. Chắc chúng ta vẫn còn nhớ những câu chuyện của tuổi thơ dạy chúng ta những bài học về sự kiêu ngạo, tự cao như: “Rùa và Thỏ”, “Voi và Kiến”,… Vì tự đắc vào khả năng của bản thân mà Thỏ trở thành kẻ bại trận trong cuộc đua tốc độ tưởng chừng như sẽ thắng mười mươi để rồi trở thành trò cười cho cả khu rừng. Hay chú voi to lớn, lực lưỡng vì tự mãn, coi thường người yếu thế mà trở thành kẻ thua cuộc trước chú kiến bé nhỏ….
Tuy nhiên, “căn bệnh” tự cao, kiêu ngạo không phải không có cách chữa trị. Bản thân mỗi con người hãy học cách sống chậm lại, suy nghĩ sâu sắc và nhìn nhận mọi thứ rộng hơn. Phải tự biết khả năng của bản thân tới đâu, khuyết điểm của mình là gì mà tiếp tục phát huy hay dần dần khắc phục. Phải biết cách nỗ lực, rèn luyện để không ngừng hoàn thiện bản thân. Bởi “núi này cao còn núi khác cao hơn”. Phải biết phần đấu tới những điều tốt đẹp, biết san sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Bởi “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình” (Nam Cao).
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta phải biết không ngừng cố gắng để hoàn thiện bản thân. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về những gì bản thân mình gây dựng. Tuy nhiên, đừng để niềm tự hào đó trở nên thái quá, để tự biến mình thành những kẻ kiêu ngạo, tự cao và rỗng tuếch. Đừng để bản thân mình trở thành những con “ếch ngồi đáy giếng.”

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×