Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dân chủ là gì? Kỉ luật là gì? Bản thân em đã làm gì có tính kỉ luật?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
439
0
3
Anh Đỗ
14/10/2019 20:01:50
Hôm nay, tôi rất vui mừng đến dự Hội nghị toàn quốc về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở - một vấn đề rất quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thay mặt Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và với tình cảm cá nhân, tôi xin gửi tới các đồng chí, và qua các đồng chí, gửi tới toàn thể anh chị em làm công tác dân vận trong cả nước lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc tốt đẹp nhất.
Tôi được biết, để tổ chức Hội nghị hôm nay, Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Ban Dân vận Trung ương đã có sự chuẩn bị rất công phu, chu đáo và trách nhiệm, nhất là các tài liệu trình ra Hội nghị. Tại Hội nghị đã có nhiều ý kiến đóng góp rất tâm huyết, sâu sắc, sát với tình hình thực tế. Tôi cơ bản tán thành nội dung Báo cáo và đánh giá cao các ý kiến phát biểu tại Hội nghị. Sau đây, tôi xin tham gia một số ý kiến có tính chất gợi mở và nhấn mạnh thêm một số vấn đề.
Như chúng ta đều biết, cách đây hơn 20 năm, tháng 6/1997, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã ra Nghị quyết về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh. Tiếp sau đó, ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị khoá VIII đã ra Chỉ thị 30 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở để cụ thể hoá Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, coi đây là một khâu quan trọng và cấp bách để phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở - nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nơi thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất.
Trong Chỉ thị 30, Bộ Chính trị đã chỉ rõ, việc xây dựng và thực hành Quy chế dân chủ cần quán triệt những quan điểm chỉ đạo là: Việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân phải đặt trong tổng thể cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ".
Vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, vừa thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng thiết thực, gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và hiệu quả.
Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, trật tự; quyền hạn gắn liền với trách nhiệm; lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu, mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật. Gắn quá trình xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ với công tác cải cách hành chính, sửa đổi những quy chế, chính sách về thủ tục hành chính không còn phù hợp. Chỉ thị 30 cũng chỉ rõ những nội dung rất cụ thể cần chú trọng để các cơ quan nhà nước xây dựng Quy chế dân chủ ở cơ sở, như quy định quyền của mọi người dân ở cơ sở được thông tin về các chủ trương, chính sách, pháp luật; có quy chế và các hình thức để nhân dân, cán bộ, công chức ở cơ sở được bàn bạc và tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ công tác chuyên môn, công tác cán bộ... của chính quyền, cơ quan, đơn vị; quy định về việc để nhân dân bàn và quyết định đối với những loại việc liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân trên địa bàn; hoàn thiện cơ chế để nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể giám sát hoạt động của chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị; mở rộng hình thức tổ chức tự quản; tổ chức tốt việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và trả lời các kiến nghị, thắc mắc của dân.
Đặc biệt, Chỉ thị còn yêu cầu xác định trách nhiệm của tổ chức chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị ở cơ sở định kỳ (ba tháng, sáu tháng, một năm) báo cáo công việc trước dân; tự phê bình và tổ chức để nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức ở cơ sở phê bình, góp ý kiến đánh giá; nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp đó, v.v...
Thể chế hoá các chủ trương, quan điểm của Chỉ thị 30, các cơ quan Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm đẩy mạnh thực hiện dân chủ ở cơ sở. Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng đã nhiều lần sơ kết, tổng kết, ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phù hợp với từng giai đoạn.
Gần đây nhất, ngày 7/1/2016, Bộ Chính trị khoá XI đã ban hành Kết luận 120 về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong đó khẳng định những giá trị của Chỉ thị 30, yêu cầu tiếp tục quán triệt, thực hiện Chỉ thị một cách đồng bộ, đi vào chiều sâu ở tất cả các loại hình cơ sở, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân; xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài. Cấp uỷ và người đứng đầu cơ quan, địa phương, đơn vị có trách nhiệm xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong phạm vi được phân công phụ trách, chú trọng các địa bàn, các cơ sở thực hiện chưa tốt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 9 mới nhất
Trắc nghiệm Giáo dục Công dân Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư