Theo đông y, khi rượu được bào chế với các vị thuốc bổ khí huyết, rượu giúp lưu thông khí huyết, da dẻ trở nên hồng hào hơn.
Nhiều người vẫn thường hay uống rượu thuốc. Loại rượu này được chưng cất để loại bỏ các chất độc, sau đó ngâm với các loại thảo dược sẽ có tác dụng bồi bổ sức khỏe.
Rượu vang có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, ung thư bởi chúng được lên men từ các loại hoa quả như nhỏ....trong nho chứa nhiều vitamin B, vitamin C và một số khoáng chất khác như Mg, Ca...giúp chống oxy hóa tế bào.
Cần lưu ý: rượu thuốc chỉ tốt khi sử dụng đúng liều, đúng tiêu chuẩn. Mỗi ngày chỉ nên uống 30ml trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Uống nhiều rượu gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe:
- Rượu làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng, ung thư miệng
- Uống rượu nhiều khi đói gây viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày. Bởi khi dạ dạ trống rỗng thì tỷ lệ hấp thụ rượu chậm lại nhưng không dừng lại.
- Khi rượu đi vào cơ thể, mạch máu giãn ra làm cơ thể mất nhiệt, huyết áp bị giảm
- Người uống rượu quá mức thường bị mất kiểm soát về hành vi và suy nghĩ.
- Rượu gây mất nước bởi sự hoạt động của rượu như một thuốc lợi tiểu
- Khi rượu đi vào gan được oxy hóa thành nước và carbon dioxide. Những đối tượng uống rượu thường xuyên sẽ dễ bị bệnh gan nhiễm mỡ dẫn đến nguy cơ bị xơ gan nếu lâu ngày không được chữa trị. Lưu lượng máu đến gan sẽ giảm, chức năng gan cũng bị hạn chế.
- Uống rượu đúng tiêu chuẩn, đúng liều lượng và tuyệt đối không pha rượu
- Mỗi ngày, người dùng chỉ nên uống một lon bia 330ml tức là khoảng 5% alcohol hoặc 100ml rượu vang tức là khoảng 12%, 30ml whisky tức là khoảng 40% alcohol.
- Các đồ uống khác nhau thì có nồng độ cồn cũng khác nhau, chính vì vậy lượng cồn tiêu thụ của mỗi loại cũng sẽ có sự chênh lệch. Đối với nam giới: chỉ nên uống ít hơn 2 đơn vị cồn/ ngày, và với nữ là dưới 1 đơn vị cồn/ ngày.
- Để giảm nguy cơ ngộ độc và say rượu, nên uống rượu một cách từ từ, chậm rãi để giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, đồng thời có thời gian để gan kịp oxy hóa.