Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày sơ đồ và nguyên tắc truyền máu?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
342
0
0
Bé mèo cute^^
27/10/2019 13:38:30
1. Cơ sở của nguyên tắc truyền máu cơ bản
Nguyên tắc truyền máu cơ bản phải dựa trên những đặc trưng riêng cũng như kết cấu mạch máu của mỗi nhóm máu. Chính vì vậy, trước khi thực hiện truyền máu, điều căn bản nhất bạn cần biết đó là bạn thuộc nhóm máu nào và các đặc tính của nhóm máu đó ra sao.
Máu của con người gồm nhiều nhóm sau, mỗi một nhóm sẽ có đặc tính riêng cũng như, có những kháng thể sẽ chống lại những nhóm kia, vì thế nếu truyền máu khác nhóm vào, kháng thể người nhận có thể phá hủy máu, gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.
Truyền máu phải dựa trên những đặc trưng riêng cũng như kết cấu mạch máu của mỗi nhóm máu
Sau đây là đặc tính của từng nhóm máu mà để đảm bảo an toàn trong truyền máu, các nguyên tắc truyền máu cơ bản phải dựa trên các đặc tính này:
  • Nhóm máu A: đặc trưng bởi sự hiện diện cho nhóm máu A là kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu và kháng thể B có trong huyết tương. Những người mang nhóm máu A có thể hiến máu cho những người có cùng nhóm máu hoặc mang nhóm máu AB. Những người nhóm máu A có thể được truyền máu bởi những người có nhóm máu O.
  • Nhóm máu B: có thể hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu B hoặc những người mang nhóm máu AB. Những người mang nhóm máu B có thể nhận máu từ những người mang nhóm máu O.
  • Nhóm máu AB: có thể nhận máu từ bất cứ nhóm máu nào. Tuy nhiên, những người mang nhóm máu AB cũng chỉ có thể hiến cho những người có cùng nhóm máu AB. Nhóm máu này không phổ biến.
  • Nhóm máu O: đây là nhóm máu phổ biến nhất. Những người mang nhóm máu O chỉ nhận máu từ những người có cùng nhóm máu O và có thể hiến máu cho tất cả những nhóm máu khác bởi nhóm máu O không có kháng nguyên A và kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng trong huyết tương lại có cả kháng thể A và kháng thể B
  • Nhóm máu Rh (D): yếu tố Rh là một loại protein đặc biệt trên các tế bào máu. Hầu hết mọi người đều có kháng nguyên D trên hồng cầu và thường gọi là Rh+ (Rh D dương). Những người không có kháng nguyên D trên hồng cầu được gọi là Rh- (Rh D âm). Cần phải thực hiện xét nghiệm kháng nguyên Rh D đối với những người phụ nữ mang thai nhằm mục đích sàng lọc và phát hiện sự tương thích trong cơ thể của mẹ và bé.
Trong trường hợp người hiến máu hoặc bệnh nhân có nhóm máu khó xác định thì bác sĩ sẽ lấy mẫu máu và thực hiện xét nghiệm chuyên khoa để xác định nhóm máu chính xác.
Nhận nhầm nhóm máu có thể gây nên phản ứng truyền máu tán huyết cấp sau 24h được truyền máu. Những phản ứng đồng loạt xảy ra có thể gây sốc và khiến người nhận tử vong.
2. Các nguyên tắc truyền máu cơ bản Để đảm bảo sự an toàn trong quá trình truyền máu cơ bản, tránh tình trạng tai biến có thể xảy ra, quá trình truyền máu cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
  • Để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây nên hiện tượng các hồng cầu ngưng kết phải truyền cùng nhóm máu;
  • Bên cạnh việc xác định đúng nhóm máu của người hiến và người nhận, cần thực hiện thêm phản ứng chéo tức là trộn huyết thanh của người nhận với hồng cầu của người hiến và trộn huyết thanh của người hiến với hồng cầu của người nhận. Máu sẽ chỉ được truyền cho người khi không xảy ra hiện tượng hồng cầu ngưng kết;
  • Những tai biến nghiêm trọng có thể sẽ xảy ra cho người nhận máu thậm chí là người nhận có thể tử vong nếu máu được truyền không hòa hợp;
  • Đối với những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà không có máu cùng nhóm, nguyên tắc tối thiểu bắt buộc phải tuân theo khi bắt buộc phải truyền máu khác nhóm đó là “ hồng cầu người cho không bị ngưng kết với huyết thanh của người nhận”. Khi thực hiện truyền máu chỉ truyền máu với số lượng ít (250ml) với tốc độ truyền rất chậm;
Để tránh những tai biến trầm trọng, thậm chí là có thể tử vong có thể xảy ra, quá trình truyền máu cơ bản phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản khi truyền máu. Cần thực hiện xét nghiệm nhóm máu phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu bởi mỗi một nhóm máu sẽ mang những đặc trưng riêng biệt và nếu không được truyền đúng nhóm máu tương thích thì kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
An ❥~Hạ
27/10/2019 13:38:38
Để đảm bảo sự an toàn trong quá trình truyền máu cơ bản, tránh tình trạng tai biến có thể xảy ra, quá trình truyền máu cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
  • Để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây nên hiện tượng các hồng cầu ngưng kết phải truyền cùng nhóm máu;
  • Bên cạnh việc xác định đúng nhóm máu của người hiến và người nhận, cần thực hiện thêm phản ứng chéo tức là trộn huyết thanh của người nhận với hồng cầu của người hiến và trộn huyết thanh của người hiến với hồng cầu của người nhận. Máu sẽ chỉ được truyền cho người khi không xảy ra hiện tượng hồng cầu ngưng kết;
  • Những tai biến nghiêm trọng có thể sẽ xảy ra cho người nhận máu thậm chí là người nhận có thể tử vong nếu máu được truyền không hòa hợp;
  • Đối với những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà không có máu cùng nhóm, nguyên tắc tối thiểu bắt buộc phải tuân theo khi bắt buộc phải truyền máu khác nhóm đó là “ hồng cầu người cho không bị ngưng kết với huyết thanh của người nhận”. Khi thực hiện truyền máu chỉ truyền máu với số lượng ít (250ml) với tốc độ truyền rất chậm;
0
0

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư