Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
28/10/2019 13:17:35

Giá trị nhân đạo trong đoạn trích "chị em Thuý Kiều"

Giá trị nhân đạo trong đoạn trích chị em Thuý kiều
2 trả lời
Hỏi chi tiết
194
0
0
Bộ Tộc Mixi
28/10/2019 13:20:35
"Truyện Kiều" là một kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc. Trong "Truyện Kiều", nhà thơ Nguyễn Du - một con người có trái tim tràn đầy tình yêu thương, đã từng viết: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện sâu sắc qua đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" - đoạn trích nằm ở phần mở đầu của tác phẩm.
"Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười."
Với nghệ thuật ước lệ, dùng hình ảnh thiên nhiên để miêu tả con người, tác giả đã gây được ấn tượng đẹp về hai chị em con nhà viên ngoại họ Vương qua vẻ đẹp hình dáng mảnh mai, thanh cao và vẻ đẹp tâm hồn trong trắng. Nguyễn Du đã ca ngợi, tôn vinh và trân trọng vẻ đẹp ấy của hai nàng. Vẻ đẹp trang trọng, đài các mà cũng rất thuần hậu của Vân được thể hiện qua hình ảnh ước lệ, các tính từ "đầy đặn", "nở nang" cùng một số chi tiết hoá bằng hình ảnh như khuôn mặt, nét ngài, "mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da".
Vân trang trọng là thế, xinh đẹp là thế nhưng "Kiều càng sắc sảo mặn mà - So bề tài sắc lại là phần hơn". Tác giả đã dành sự ưu ái cho vẻ đẹp của Kiều bởi ở nàng, ngoài vẻ đẹp về hình thức còn sáng ngời vẻ đẹp của tâm hồn, tài năng, trí tuệ. Vẻ đẹp của nàng làm cho thiên nhiên phải hờn, phải ghen vì nó vượt lên trên vẻ đẹp chuẩn mực của người phụ nữ lúc bấy giờ.
"Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai
...
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên "Bạc mệnh" lại càng não nhân."
Nguyễn Du dùng những câu thơ đầy trân trọng để ca ngợi và khẳng địng tài năng của Kiều. Tiếng đàn của nàng thể hiện tâm hồn của một trái tim đa sầu, đa cảm...
"Phong lưu rất mực hồng quần
...
Tường đông ong bướm đi về mặc ai."
Phẩm hạnh của hai nàng được tác giả nâng niu, ca ngợi sống mẫu mực, giữ gìn khuôn phép.
Qua đó, Nguyễn Du đã phần nào thể hiện sự trăn trở, quan tâm, lo lắng cho số phận, cuộc đời hai chị em bằng những dự cảm về tương lai. Vẻ đẹp của Vân đoan trang, phúc hậu, thiên nhiên phải chấp nhận nhường bước để cho Vân đi trên con đường bình lặng. Vẻ đẹp của Kiều làm thiên nhiên đố kị, hờn ghen, dự báo một cuộc đời không êm đềm bởi vì Nguyễn Du đã rất nhiều lần nói đến trong tác phẩm của mình: "Chữ tài liền với chữ tai một vần".
Đoạn trich "Chị em Thuý Kiều" thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong nghệ thuật khắc hoạ nhân vật bằng bút pháp ước lệ tượng trưng. Bằng trái tim đầy yêu thương, chia sẻ, cảm thông, tác giả đã vượt lên trên ý thức về phong kiến để ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Truyện Kiều" là một kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc. Trong "Truyện Kiều", nhà thơ Nguyễn Du - một con người có trái tim tràn đầy tình yêu thương, đã từng viết: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện sâu sắc qua đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" - đoạn trích nằm ở phần mở đầu của tác phẩm.
"Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười."
Với nghệ thuật ước lệ, dùng hình ảnh thiên nhiên để miêu tả con người, tác giả đã gây được ấn tượng đẹp về hai chị em con nhà viên ngoại họ Vương qua vẻ đẹp hình dáng mảnh mai, thanh cao và vẻ đẹp tâm hồn trong trắng. Nguyễn Du đã ca ngợi, tôn vinh và trân trọng vẻ đẹp ấy của hai nàng. Vẻ đẹp trang trọng, đài các mà cũng rất thuần hậu của Vân được thể hiện qua hình ảnh ước lệ, các tính từ "đầy đặn", "nở nang" cùng một số chi tiết hoá bằng hình ảnh như khuôn mặt, nét ngài, "mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da".
Vân trang trọng là thế, xinh đẹp là thế nhưng "Kiều càng sắc sảo mặn mà - So bề tài sắc lại là phần hơn". Tác giả đã dành sự ưu ái cho vẻ đẹp của Kiều bởi ở nàng, ngoài vẻ đẹp về hình thức còn sáng ngời vẻ đẹp của tâm hồn, tài năng, trí tuệ. Vẻ đẹp của nàng làm cho thiên nhiên phải hờn, phải ghen vì nó vượt lên trên vẻ đẹp chuẩn mực của người phụ nữ lúc bấy giờ.
"Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai
...
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên "Bạc mệnh" lại càng não nhân."
Nguyễn Du dùng những câu thơ đầy trân trọng để ca ngợi và khẳng địng tài năng của Kiều. Tiếng đàn của nàng thể hiện tâm hồn của một trái tim đa sầu, đa cảm...
"Phong lưu rất mực hồng quần
...
Tường đông ong bướm đi về mặc ai."
Phẩm hạnh của hai nàng được tác giả nâng niu, ca ngợi sống mẫu mực, giữ gìn khuôn phép.
Qua đó, Nguyễn Du đã phần nào thể hiện sự trăn trở, quan tâm, lo lắng cho số phận, cuộc đời hai chị em bằng những dự cảm về tương lai. Vẻ đẹp của Vân đoan trang, phúc hậu, thiên nhiên phải chấp nhận nhường bước để cho Vân đi trên con đường bình lặng. Vẻ đẹp của Kiều làm thiên nhiên đố kị, hờn ghen, dự báo một cuộc đời không êm đềm bởi vì Nguyễn Du đã rất nhiều lần nói đến trong tác phẩm của mình: "Chữ tài liền với chữ tai một vần".
Đoạn trich "Chị em Thuý Kiều" thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong nghệ thuật khắc hoạ nhân vật bằng bút pháp ước lệ tượng trưng. Bằng trái tim đầy yêu thương, chia sẻ, cảm thông, tác giả đã vượt lên trên ý thức về phong kiến để ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo