Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập bảng thống kê các sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại? Nêu đặc điểm của các cuộc cách mạng tư sản (nguyên nhân, lãnh đạo, lực lượng tham gia, kết quả)?

c1: lập bảng thống kê các sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại
c2: nêu đặc điểm của các cuộc cách mạng tư sản ( nguyên nhân, lãnh đạo, lực lượng tham gia, kết quả)
c3: nêu thời gian và tên các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu
c4: phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực ĐNÁ cuối TK 19- đầu TK 20
c5: cách mạng tân thời năm 1911.
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
442
1
1
Nguyễn Hữu Huân
13/11/2019 20:11:27
Câu 1:
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Hữu Huân
13/11/2019 20:17:01
Câu 2:
-Nguyên nhân:do giai cấp tư sản(hay quý tộc mới) lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
-Lãnh đạo:o giai cấp tư sản(hay quý tộc mới) đứng đầu
- Diến biến chính của cách mạng Anh
+ 1642 –1648: Nội chiến ác liệt (vua - Quốc hội)
+ 1645: Trận Nêdơbi, nhà vua thua.
+ 1449: Xử tử vua, nền cộng hoà ra đời, cách mạng đạt đỉnh cao.
+ 1653: Nền độc tài được thiết lập (một bước tụt lùi)
+ 1688: Quốc hội tiến hành chính biến, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.
- Kết quả của Cách mạng Anh: Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
-Ý nghĩa:
+ Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên có ý nghĩa lịch sử to lớn đã chấm dứt sự đô hộ của ngoại bang (ở Hà Lan), lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (ờ Anh), giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân (ở Bắc Mĩ), mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở các nước này.
2
0
Nguyễn Hữu Huân
13/11/2019 20:20:06
Câu 3:
1. Cách mạng Hà Lan:
-Thời gian: Thế kỉ XVI
- Hình thức: giải phóng dân tộc
-Nguyên nhân: Tây Ban Nha đô hộ
2.Cách mạng Anh:
-Thời gian:1642-1688(thế kỉ XVII)
-Hình thức: nội chiến
-Nguyên nhân: mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với chế đọ quân chủ chuyên chế
3.Cách mạng Mĩ:
-Thời gian: Thế kỉ XVII-XVIII
-Hình thức: Đấu tranh giành độc lập
-Nguyên nhân: Bị Anh đóng chiếm
4. Cách mạng Pháp:
-Thời gian: cuối thế kỉ XVIII
-Hình thức: Nội chiến+ chiến tranh giành độc lập
-Nguyên nhân: Mâu thuẫn giữa các giai cấp
1
0
Nguyễn Hữu Huân
13/11/2019 20:24:02
Câu 4
-Giai đoạn 1924 - 1929:
Ở các nước Đông Nam Á, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi. Đặc biệt ở Indônêxia, Đảng Cộng sản tích cực lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi thiết thân. Năm 1925, phong trào bãi công của công nhân dâng cao. Năm 1926, nhân dân Bativia (tức Giacacta ngày nay) khởi nghĩa vũ trang. Năm 1927, khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở đảo Xumatơra.
Ở Việt Nam, trong những năm 20 của thế kỉ này, thông qua lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người cộng sản Việt Nam đầu tiên, chủ nghĩa Mác - Lênin đã đến với nhân dân ta. Phong trào công nhân phát triển từ tự phát sang tự giác và tiến tới việc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương).
-Giai đoạn 1929 - 1939:
+ Ở Đông Nam Á, đầu những năm 30, một số Đảng Cộng sản được thành lập, mở ra một thời kì mới trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Riêng ở Việt Nam, cuộc khởi nghĩa Yên Bái tháng 2-1930 (do Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức) bị thất bại đã chấm dứt vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp tư sản dân tộc, đồng thời cao trào cách mạng giải phóng dân tộc 1930- 1931, mà đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh, đã mở ra thời kì cách mạng Việt Nam đi theo sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và chính Đảng mácxít - lêninnít của nó + Đảng Cộng sản Đông Dương. Ở Philíppin, cuộc khởi nghĩa nông dân chống ách bóc lột của địa chủ phong kiến gắn liền với cuộc đấu tranh chống đế quốc bùng nổ năm 1931 đã buộc Mĩ phải trao trả quyền tự trị cho nước này. Ở Miến Điện, phong trào khởi nghĩa nông dân được diễn ra từ cuối năm 1930 đến mùa xuân năm 1932. Đầu năm 1933, ở Inđônêxia đã bùng nổ cuộc khởi nghĩa của thủy binh trên tàu chiến Đơ Giơven Pơrôvinxien.
-Giai đoạn 1939 - 1945:
Ở các nước Đông Nam Á, đã diễn ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ chống lại sự xâm lược của phát xít Nhật và chống lại ''trật tự mới'' của phát xít Nhật (thiết lập từ năm 1940) nhằm thủ tiêu hoàn toàn nền độc lập của các dân tộc. Trong cuộc đấu tranh này, các lực lượng yêu nước chống phát xít đã tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất để hòa nhập vào phong trào dân chủ chống phát xít trên thế giới. Đồng thời, các lực lượng vũ trang cũng được thành lập ở những thời điểm khác nhau và góp phần vào việc giải phóng đất nước, tiêu diệt phát xít Nhật.
1
0
Nguyễn Hữu Huân
13/11/2019 20:27:32
Câu 5:
-Nguyên nhân:
  • Cách mạng Tân Hợi do sự mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân với chế độ phong kiến và đế quốc.
  • Bởi nhà Mãn Thanh đã trao quyền khai thác đường sắt cho bọn đế quốc, làm bán rẻ lợi ích của dân tộc.
-Diễn biến:
Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh” Quốc hữu hóa đường sắt” vào 9-5-1911. Từ đây quyền kinh doanh đường sắt sẽ được trao cho các nước đế quốc, quyền lợi dân tộc và nhân dân Trung Quốc bị bán rẻ. Sự kiện này đã châm ngòi cho một cuộc cách mạng, gây nên một làn sóng căm phẫn công khai trong tầng lớp tư sản, quần chúng nhân dân. Ngày 10-10-1911, ở Vũ Xương, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa
=> Cuộc Cách mạng bùng nổ
.
Cuộc khởi nhanh chóng và lan rộng ra các tỉnh miền Trung và miền Nam Trung Quốc sau khi giành được thắng lợi. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh ngày 29-12-1911, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm người đứng đầu là Chính phủ lâm thời, Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc. Hiến pháp lâm thời được thông qua tại Quốc dân đại hội. Hội công nhận quyền tự do dân chủ và bình đẳng của mọi công dân. Tuy nhiên so với Cương lĩnh của Đồng minh hội, hội không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân.
Một số lãnh đạo Đồng minh hội nhận thấy thắng lợi bước đầu của cách mạng đã chủ trương thương lượng với đại thần của triều đình Mãn Thanh – Viên Thế Khải. Theo như thương lượng Tôn Trung Sơn phải từ chức sau khi ép buộc vua Thanh thoái vị. Theo đó tháng 2-1912 Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải tuyên bố nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc tháng 3 năm 1912. Cách mạng Tân Hợi 1911 chấm dứt. Chế độ phong kiến quân phiệt trở lại nắm quyền làm chủ Trung Quốc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×