Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dùng kiến thức của bài tự chủ để giải thích câu ca dao: Dù ai nói ngã nói nghiêng, Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

Dùng kiến thức của bài tự chủ để giải thích câu ca dao: 
Dù ai nói ngã nói nghiêng 
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
5 trả lời
Hỏi chi tiết
4.872
3
0
Nguyễn Minh Vũ
17/11/2019 19:36:37
Khi đã quyết làm một việc gì mà mình cho là đúng thì phải có chính kiến, phải giữ vững lập trường, không nên dao động trước lời lẽ tác động của người khác

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Đỗ Dũng
17/11/2019 19:36:37
Lập trường là 1 thứ rất quan trong nên có ở mỗi con người, tuy nhiên lập trường bảo thủ quá thì nó lại không tốt. Vì thế vừa có lập trường chính kiến của mình vừa biết học hỏi những cái hay là 1 điều không phải dễ. Nhưng dù gì có lập trường sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong cuộc sống và đặc biệt là công việc. Vì nếu không có lập trường vững bạn sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau và sẽ làm kết quả của mình không được như ý muốn. Câu ca dao Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân là 1 trong những câu thường được dùng để khuyên mọi người phải biết giữ ý kiến lập trường của mình chứ đừng như việc đẽo cày giữa đường. Trong xã hội thì mỗi người cũng có những cách nhìn, tính cách khác nhau bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người.
2
1
Nguyễn Trần Mai ...
17/11/2019 19:37:17
Kho tàng ca dao, tục ngữ của ông cha ta không thiếu những bài học, tư tưởng đạo lý sâu sắc, đó có thể là lòng biết ơn, lòng yêu nước,..hay đó cũng có thể là lòng kiên định, tự tin vào chính bản thân mình. Điều này được thể hiện rất rõ qua câu ca dao “Dù ai nói ngả nói nghiêng / Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Ở đây. Câu tục ngữ được chia làm hai vế, hình ảnh “nói ngả nói nghiêng” tượng trưng cho những lời nói chỉ trích, góp ý nhằm khiến ta xao động, thay đổi quyết định hay hành động của mình trước đó , và hình ảnh “kiềng ba chân”, là một vật dụng được biết đến với sự vững chãi, kiên cố. Với hai hình ảnh ấy, ông cha ta muốn khẳng định, khi bản thân ta đã chủ định, quyết tâm làm một điều gì đó, dù cho có ai đàm tiếu, chỉ trích, buông những lời lẽ để phản đối ta, thì hãy luôn giữ cho lòng mình sự kiên định, vững tin vào chính mình để vượt qua dư luận mà bước tiếp thì ta sẽ đạt được mục đích của mình. Bài học đạo lý của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. vforum.vn Thật vậy, cần phải hiểu rằng, con đường đi đến thành công dù là việc lớn hay việc nhỏ thì cũng không bao giờ là dễ dàng, lúc nào cũng tồn tại những khó khăn, thử thách trong đó, dư luận chính là một điều mà mỗi chúng ta phải đối mặt để vượt qua. Chẳng hạn, có những người muốn chinh phục ước mơ của mình nhưng lại bị gia đình phản đối và hướng theo nghề nghiệp khác, có người nghĩ ra một ý tưởng hay nhưng không thể thực hiện do không nhận được sự đồng thuận của những người xung quanh. Tùy vào tính chất của vấn đề, của công việc, nếu trước mỗi sự phản đối, chỉ trích ấy, ta dễ dàng bỏ cuộc, mất đi niềm tin vào chính mình thì làm sao có thể đi đến được thành công? Ai cũng cần có một trái tim sắt đá nếu muốn theo đuổi những gì mình yêu thích, để chứng minh được điều mình làm là đúng. Chắc hẳn, chúng ta ai cũng biết đến cầu thủ nổi tiếng Nguyễn Công Phượng, anh là một con người tài năng, có danh tiếng, nhưng đi kèm với ánh hào quang ấy, là biết bao những lời chỉ trích mà dư luận dành cho anh, họ gán cho anh những thị phi, những lời chê bai, yêu cầu anh bỏ nghề mỗi khi anh thi đấu không tốt,..tuy vậy, trước những sự chỉ trích ấy, Công Phượng luôn im lặng và kiên cường theo đuổi đam mê của mình để chứng minh cho những dư luận ngoài kia thấy rằng họ đã sai, và anh thì có bản lĩnh, anh có năng lực. Những lời dị nghị ấy không làm anh gục ngã mất tự tin mà như một động lực để anh vươn lên vậy. Do đó, nếu chúng ta có niềm tin, có quyết tâm và vững chí trước bất kỳ những thử thách nào, ta sẽ tôi luyện được bản lĩnh để vượt qua và đạt được điều mình mong muốn. Một con người thành công là một con người biết “dẫm đạp” lên dư luận mà bước tiếp, điều đó không sai nhưng tuy nhiên, ta cũng cần ý thức được từng hoàn cảnh đúng đắn, tất nhiên, việc lên án, chỉ trích những hiện tượng, hành động xấu là một điều hoàn toàn đúng đắn, và những con người nếu hành động, việc làm của mình mang tính tiêu cực mà vẫn kiên định, quyết tâm bỏ ngoài tai những ý kiến xung quanh thì cũng đáng bị phê phán. Trong từng trường hợp, tính chất cụ thể, ý chí, quyết tâm, tin tưởng vào chính bản thân mình để vượt qua những lời lẽ phản đối, những búa rìu chỉ trích nhằm ngăn cản ta là hoàn toàn đúng đắn. Câu ca dao của ông cha ta nhìn chung vẫn mang đậm giá trị tư tưởng đúng đắn suốt bao đời.
2
0
Man
17/11/2019 19:37:50
Kho tàng ca dao, tục ngữ của ông cha ta không thiếu những bài học, tư tưởng đạo lý sâu sắc, đó có thể là lòng biết ơn, lòng yêu nước,..hay đó cũng có thể là lòng kiên định, tự tin vào chính bản thân mình. Điều này được thể hiện rất rõ qua câu ca dao “Dù ai nói ngả nói nghiêng / Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Ở đây. Câu tục ngữ được chia làm hai vế, hình ảnh “nói ngả nói nghiêng” tượng trưng cho những lời nói chỉ trích, góp ý nhằm khiến ta xao động, thay đổi quyết định hay hành động của mình trước đó , và hình ảnh “kiềng ba chân”, là một vật dụng được biết đến với sự vững chãi, kiên cố. Với hai hình ảnh ấy, ông cha ta muốn khẳng định, khi bản thân ta đã chủ định, quyết tâm làm một điều gì đó, dù cho có ai đàm tiếu, chỉ trích, buông những lời lẽ để phản đối ta, thì hãy luôn giữ cho lòng mình sự kiên định, vững tin vào chính mình để vượt qua dư luận mà bước tiếp thì ta sẽ đạt được mục đích của mình. Bài học đạo lý của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. vforum.vn Thật vậy, cần phải hiểu rằng, con đường đi đến thành công dù là việc lớn hay việc nhỏ thì cũng không bao giờ là dễ dàng, lúc nào cũng tồn tại những khó khăn, thử thách trong đó, dư luận chính là một điều mà mỗi chúng ta phải đối mặt để vượt qua. Chẳng hạn, có những người muốn chinh phục ước mơ của mình nhưng lại bị gia đình phản đối và hướng theo nghề nghiệp khác, có người nghĩ ra một ý tưởng hay nhưng không thể thực hiện do không nhận được sự đồng thuận của những người xung quanh. Tùy vào tính chất của vấn đề, của công việc, nếu trước mỗi sự phản đối, chỉ trích ấy, ta dễ dàng bỏ cuộc, mất đi niềm tin vào chính mình thì làm sao có thể đi đến được thành công? Ai cũng cần có một trái tim sắt đá nếu muốn theo đuổi những gì mình yêu thích, để chứng minh được điều mình làm là đúng. Chắc hẳn, chúng ta ai cũng biết đến cầu thủ nổi tiếng Nguyễn Công Phượng, anh là một con người tài năng, có danh tiếng, nhưng đi kèm với ánh hào quang ấy, là biết bao những lời chỉ trích mà dư luận dành cho anh, họ gán cho anh những thị phi, những lời chê bai, yêu cầu anh bỏ nghề mỗi khi anh thi đấu không tốt,..tuy vậy, trước những sự chỉ trích ấy, Công Phượng luôn im lặng và kiên cường theo đuổi đam mê của mình để chứng minh cho những dư luận ngoài kia thấy rằng họ đã sai, và anh thì có bản lĩnh, anh có năng lực. Những lời dị nghị ấy không làm anh gục ngã mất tự tin mà như một động lực để anh vươn lên vậy. Do đó, nếu chúng ta có niềm tin, có quyết tâm và vững chí trước bất kỳ những thử thách nào, ta sẽ tôi luyện được bản lĩnh để vượt qua và đạt được điều mình mong muốn. Một con người thành công là một con người biết “dẫm đạp” lên dư luận mà bước tiếp, điều đó không sai nhưng tuy nhiên, ta cũng cần ý thức được từng hoàn cảnh đúng đắn, tất nhiên, việc lên án, chỉ trích những hiện tượng, hành động xấu là một điều hoàn toàn đúng đắn, và những con người nếu hành động, việc làm của mình mang tính tiêu cực mà vẫn kiên định, quyết tâm bỏ ngoài tai những ý kiến xung quanh thì cũng đáng bị phê phán. Trong từng trường hợp, tính chất cụ thể, ý chí, quyết tâm, tin tưởng vào chính bản thân mình để vượt qua những lời lẽ phản đối, những búa rìu chỉ trích nhằm ngăn cản ta là hoàn toàn đúng đắn. Câu ca dao của ông cha ta nhìn chung vẫn mang đậm giá trị tư tưởng đúng đắn suốt bao đời.
1
0
Man
17/11/2019 19:39:06
Trong cuộc sống có rất nhiều những cám dỗ và nhiều lần hoàn cảnh đưa đẩy khiến chúng ta bắt buộc phải có những lựa chọn hướng đi cho riêng mình. Có khi chúng ta đã chọn ngay từ đầu nhưng vì mọi người xung quanh nên chúng ta bị phân tâm, dao động. Khi đó cái chúng ta cần là một tâm lý vững vàng, là lập trường vững chắc để có thể tự tin với lựa chọn của mình. Ông cha ta đã đúc rút thành bài học: “Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”.
Câu ca dao đã sử dụng hình ảnh cái kiềng có ba chân được dùng để đun bếp để nói lên lập trường vững chắc của con người trước lời “nói ngả, nói nghiêng” của người xung quanh. Như chúng ta đã biết “kiềng” là một vận dụng để đun bếp, được làm từ vật kiệu cứng chắc và được đặt lên một bề mặt bằng phẳng, tạo nên sự vừng chắc, bền vững. “Nói ngả nói nghiêng” là những lời nói, gièm pha, xui khiến về những điều mà ta đang làm khiến chúng ta có thể bị phân tâm, hoặc ghi ngời về những gì chúng ta chọn. Bài học rút ra ở đây đó là mỗi chúng ta cần phải có lập trường vững vàng, bền chí. Đây là một trong những yếu tố quan trọng của thành công.
Chắc hẳn chúng ta đều đã từng nghe câu chuyện Đẽo cày giữa đường khi nói về một người muốn đẽo một khúc gỗ thành cái cày và chọn làm nó ở ngay giữa đường. Khi mỗi người đi qua đi lại đưa ra một ý kiến, góp ý thì anh ta đều làm theo và kết quả đó là không những không làm thành cái cày mà còn lãng phí cả một khúc gỗ. Qua đó tự chủ là một yếu tố cần thiết trong cuộc sống. Ngay việc chúng ta sống trong một gia đình thì có nhiều bậc phụ huynh thường áp đặt cho con cái mình phải đi theo một con đường đã định sẵn, đặc biệt là những gia đình giàu có quyền thế. Họ thậm chí còn chẳng quan tâm rằng con cái mình có thực sự thích điều đó không, nó có mong muốn nguyện vọng nào khác không. Nhiều đứa trẻ khi đó chỉ biết ghe theo mặc dù trong lòng có ước mơ, có hoài bão riêng. Và khi đó những ước mơ đó sẽ mãi chỉ là mơ ước mà thôi. Để có được sự tự chủ, có được sự tự tin về quyết định của mình thì yêu cầu chúng ta cần phải chuẩn bĩ kỹ về kiến thức về kỹ năng trước khi làm bất cứ một việc gì đó. Có tìm hiểu kiến thức có nắm được quy trình thì ta mới có nền tảng để thực hiện mục tiêu, cũng như việc xác định được ai góp ý đúng, ai sai để chọn lọc mà tiếp thu. Như chúng ta biết thì cái tốt, cái xấu luôn cùng tồn tại và con người cũng vậy. Không phải ai cũng tốt và trái lại không phải lời góp ý nào cũng không mang theo ý tốt. Và việc chúng ta cần làm đó là cần phân biệt được tốt xấu. Những người thân của chúng ta luôn mong muốn chúng ta được thành công và thường đưa ra những lời khuyên chân thành xuất phát từ ý tốt. Tuy nhiên không phải cứ chân thành, cứ có ý tốt thì lời góp ý của những người đó đã là đúng đắn. Bởi có những việc mà cần có trình độ chuyên môn nhất định thì mới có thể góp ý đúng đắn được. Giữa những ý kiến khen chê trái chiều chúng ta phải tỉnh táo, so sánh, đối chiếu để thấy được cái đúng sai, nếu đúng thì tiếp thu. Chứ chúng ta không nên quá tự kiêu, tự coi mình là đúng mà trở nên bảo thủ, duy ý chí.
Câu ca dao là một bài học sâu sắc, trở thành kim chỉ nam cho hành động, cho quá trình chúng ta trưởng thành và hoàn thiện bản thân từ việc rút kinh nghiệm. Muốn thành công trong cuộc sống chúng ta phải không ngừng học tập và rèn luyện, trước khi làm một việc gì đó cần phải tìm hiểu kỹ càng để vạch ra đường lối, phương án thực hiện cụ thể. Giữ vững lập trường chứ tuyệt đối không đồng nghĩa với việc bỏ ngoài tai tất cả những góp ý của mọi người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 9 mới nhất
Trắc nghiệm Giáo dục Công dân Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư