Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao nói cách đánh giặc của nhà Lý thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống tống (1075-1077) là độc đáo,sáng tạo?

C1:Tạu sao nói cách đánh giặc của nhà Lý thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống tống (1075-1077) là độc đáo,sáng tạo?
C2:tại sao nói cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược mông Nguyên(tk XIII) là độc đáo? Giúp mik nhaa!! Cảm ơn!
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
630
1
1
Tây
23/11/2019 15:55:22

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Kiên
23/11/2019 15:57:22
1. Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:
- Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.
- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
- Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.
- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.
1
2
2
0
Kiên
23/11/2019 15:59:58
2. NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ ĐỘC ĐÁO GIÚP NHÀ TRẦN ĐÁNH BẠI QUÂN MÔNG CỔ :
Đông Bộ Đầu là một trong những chiến thắng lừng danh trong lịch sử quân sự nước ta. Chiến thắng không chỉ giúp bảo vệ được độc lập, mà còn là minh chứng cho nghệ thuật quân sự đặc sắc của nhà Trần.
Để tránh sức mạnh ban đầu và sở trường của địch, nhà Trần chủ động rút lui chiến lược ở Bình Lệ Nguyên. Quân đội nhà Trần đã tổ chức các điểm chốt chặn trên những tuyến trọng điểm, đồng thời sử dụng một bộ phận lực lượng kết hợp cùng dân binh, thổ binh tổ chức đánh vào mặt trước, mặt sau của địch.
Kết hợp kế “thanh dã” - vườn không nhà trống của Trần Hưng Đạo, chiến thuật trên buộc địch từ thế tập trung phải phân tán lực lượng để đối phó. Chúng liên tục bị uy hiếp, mệt mỏi, thiếu lương thảo.
Với kế sách rút khỏi Thăng Long, quân ta chủ động tạo nên cục diện trên chiến trường. Đại quân và triều đình theo sông Hồng rút về xuôi, đóng dọc khúc sông Thiên Mạc. Quân địch không dám truy kích vì không nắm rõ tình hình.
Tại vùng Thiêm Mạc, quân ta tăng cường lực lượng. Khi thời cơ đến, binh thuyền có thể nhanh chóng theo hướng sông Hồng tiến về Thăng Long phản công.
Bàn về nghệ thuật quân sự đánh bại quân Mông - Nguyên, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã viết trong Binh thư yếu lược: “Thời cơ là cái đến không đầy trong chớp mắt, trước thì thái quá, sau thì bất cập”.
Quân Mông Cổ không dám đánh trong kinh thành Thăng Long, buộc phải co cụm lại ở Đông Bộ Đầu trong vòng vây của thế đánh nhỏ lẻ. Sau những cuộc hành quân, chiến đấu trên đường dài, sinh lực tiêu hao, binh lính mệt mỏi và bắt đầu mất hết tinh thần chiến đấu.
Sau 9 ngày ở Thăng Long , quân Mông Cổ đã mất hết nhuệ khí ban đầu của một đạo quân bách chiến bách thắng. Đó là thời cơ để quân Trần phản công.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×