Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Có ý kiến cho rằng: “Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức”. Anh/chị hãy viết bài nghị luận ( khoảng 200 chữ ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên

  1. Có ý kiến cho rằng: “Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích luỹ kiến thức” Anh/chị hãy viết bài nghị luận ( khoảng 200 chữ ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
  2. Cảm nhận của em về bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
889
1
0
Đỗ Dũng
27/11/2019 11:46:52
1. Trong những năm gần đây vấn đề kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống đang là vấn đề “nóng” được giới nghiên cứu và xã hội quan tâm, nhất là trước tình trạng báo động về nhân cách, đạo đức, lối sống của một bộ phận giới trẻ đương đại. Thế nhưng tình hình chung ở các trường phổ thông hiện nay là phần lớn thời gian dạy học đều dành hết cho các môn học chính khóa còn kĩ năng sống ít được quan tâm, hoặc là lồng ghép với các hoạt động khác như ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giáo dục cần phải hướng đến một chương trình toàn diện, dạy học là dạy cả tri thức, kỹ năng và thái độ sống để học sinh có thể hội nhập, thích nghi với cuộc sống tương lai. Chính vì vậy chúng ta phải suy nghĩ đến ý kiến sau: “Việc rèn luyện kỹ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức”.
Kĩ năng sống là khả năng thích nghi, ứng phó và giải quyết các tình huống thực tiễn. Kiến thức là những hiểu biết có được từ sách vở và đời sống thông qua quá trình học tập và trải nghiệm. Ý kiến trên đã khẳng định việc rèn luyện kĩ năng sống và tích lũy kiến thức đều cần thiết.
Điều đầu tiên chúng ta cần khẳng định việc tích lũy kiến thức giúp con người tăng vốn hiểu biết để khám phá thế giới, khẳng định bản thân. Thế nhưng, chỉ tích lũy kiến thức là không đủ để chuẩn bị cho tương lai. Nhà tâm lí học Ba Lan Krytyna Skarzyska đã khẳng định: “Sự thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kĩ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó”. Xã hội hiện đại có những thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống, một mặt sự phát triển của xã hội hiện đại làm cho chất lượng cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn, những mặt khác làm nảy sinh những vấn đề mới mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa biết cách đương đầu, đồng thời mức độ phức tạp, khó khăn của những vấn đề cũ đã gặp trước đây cũng có xu hướng tăng lên. Như vậy trong xã hội hiện đại con người càng cần có kĩ năng sống để thích nghi tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống, thích ứng và hòa nhập với môi trường một cách tốt nhất. Tại Mĩ, từ những năm 1916, người ta đã nhận ra rằng tri thức nhân loại là rất lớn nhưng để thực hành thành thạo và áp dụng, ứng dụng vào cuộc sống thì thường không như mong muốn. Cho nên mỗi người dân lao động tại Mĩ phải đảm bảo thực hành và phải được các tổ chức công nhận là đã qua 13 kĩ năng bắt buộc. Kĩ năng sống góp phần thúc đẩy cá nhân và xã hội, ngăn ngừa được các vấn đề tiêu cực nảy sinh trong xã hội, bảo vệ sức khỏe và quyền con người. Các cá nhân thiếu kĩ năng sống là một nguyên nhân nảy sinh nhiều vấn đề lệch chuẩn. Người có kĩ năng sống biết cách bảo vệ mình trước những yếu tố bất lợi của cuộc sống, biết xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, nhân văn và từ đó góp phần làm giảm tệ nạn xã hội, làm cho xã hội phát triển, văn minh.
Rèn luyện kĩ năng sống và tích lũy kiến thức có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại: tích lũy kiến thức làm nền tảng cho việc hình thành, rèn luyện kĩ năng sống; rèn luyện kĩ năng sống là điều kiện để vận dụng hiệu quả kiến thức vào thực tế. Kĩ năng sống như một phản xạ, xuất phát từ chính vốn sống, tính cách của mỗi người. Kĩ năng sống không tự nhiên mà có. Đó là một quá trình học tập, tích lũy và rèn luyện của chính bản thân mỗi người. Mỗi người cũng có thể tự trang bị kĩ năng sống bằng cách quan sát, học hỏi những điều hay, điều tốt từ những người xung quanh mình, tự trải nghiệm cuộc sống với những hoạt động như đi du lịch, tham gia các chương trình, hoạt động đoàn thể, cộng đồng. Do vậy chúng ta cần phê phán những lối suy nghĩ một chiều, chỉ chú trọng vào những kiến thức sách vở mà quên đi việc rèn luyện những kĩ năng sống, từ đó khi đối mặt với khó khăn sẽ không có kinh nghiệm giải quyết những vấn đề thực tiễn. Hơn thế, giáo dục kĩ năng sống cần cả một quá trình giáo dục từ gia đình đến nhà trường và cả xã hội. Trong đó có thể nói giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là một trong nhiều con đường hình thành kĩ năng sống ở mỗi người, nhưng giáo dục kĩ năng sống theo con đường giáo dục nhà trường sẽ đảm bảo vai trò chủ đạo của giáo dục và có thể đem lại hiệu quả cao hơn nhờ tính khoa học và tính chuyên nghiệp của nó.
Lewis L. Dunmington từng nói: “Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì mà ở chỗ ta có thái độ đối với nó ra sao, không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta, mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế nào”. Nhìn lại ý kiến trên, chúng ta có thể khẳng định việc cân bằng giữa kiến thức và kĩ năng sống giúp cuộc sống con người không chỉ thuận lợi hơn mà còn có thể tạo ra nhiều giá trị thực sự trong cuộc sống. Chính vì vậy mà việc nhận thức được tầm quan trọng và biết kết hợp hài hòa, linh hoạt giữa rèn kĩ năng sống với tích lũy kiến thức sẽ giúp mỗi người hoàn thiện bản thân và giúp cuộc sống chúng ta tốt đẹp hơn.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Đỗ Dũng
27/11/2019 11:47:20
2. Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, tưởng chừng như cùng với sự kết thúc của chế độ xã hội phong kiến suy tàn, lạc hậu, nền văn học Việt Nam trung đại sẽ rơi vào ngõ cụt của sự bế tắc với một phương thức phản ánh đã lỗi thời. Nhưng thật kì lạ là trong sự suy thoái tưởng chừng đã đến đỉnh điểm ấy lại xuất hiện một tài năng thơ ca vào hàng xuất chúng như Nguyễn Khuyến. Ông giống như một dấu cảm thán khẳng định tính cổ điển có sức lay động lòng người của văn học trung đại vào giai đoạn cuối cùng của thời kì văn học dài hàng chục thế kỉ này. Ông để lại cho quê hương, cho đất nước một di sản văn chương phong phú, đồ sộ. Nhưng nói đến nhà thơ Nguyễn Khuyến, người đọc mệnh danh ông là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, vì ông đã viết nhiều bài thơ hay về cảnh làng quê. Đặc biệt là chùm thơ thu của ông, trong đó có bài thơ Thu điếu (Câu cá mùa thu).
Chùm thơ ba bài Thu vịnh, Thu ẩmThu điếu. Bài nào cũng hay, cũng đẹp cho thấy một tình quê dạt dào. Riêng Thu điếu, mà nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam, là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc: Cảnh mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết.
Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ tinh tế, hình tượng là biểu cảm. Cảnh thu, trời thu của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngòi bút thần tình của Nguyễn Khuyến.
Hai câu đầu:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Nhà thơ hầu như không hứng thú gì với chuyện câu cá mà đắm say với không khí cảnh sắc mùa thu, ngay câu đầu nhà thơ đã gọi cái ao của mình là ao thu, và với tính chất lạnh lẽo nước trong veo thì đó đúng là ao thu chứ không phải là môi trường thích hợp cho việc câu cá, bên cạnh đó cảm hứng của nhà thơ hoàn toàn đắm chìm trong cảnh sắc mùa thu, một cảnh trong và tĩnh gần như tuyệt đối, nước trong veo, trời xanh ngắt, khách vắng teo, giác quan của nhà thơ cực kì tinh nhậy và phải hết sức chăm chú thì mới nhận ra được những biểu hiện nhỏ nhặt tinh vi chỉ làm tôn thêm cho cái trong và tĩnh của một khung cảnh đầy màu sắc:
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Màu biếc của sóng hòa hợp với sắc vàng của lá vẽ nên bức tranh quê đơn sơ mà lộng lẫy. Nghệ thuật trong phần thực rất điêu luyện, lá vàng với sóng biếc, tốc độ vèo của lá bay tương ứng với mức độ tí của gợn sóng. Nhà thơ Tản Đà đã hết lời ca ngợi chữ "vèo" trong thơ Nguyễn Khuyến. Ông đã nói một đời thơ của mình may ra mới có được câu thơ vừa ý trong bài Cảm thu, tiễn thu:
Vèo trông lá rụng đầy sân
Đến câu luận:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Không gian được mở rộng, bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu trời xanh ngắt với những tầng mây lơ lửng trôi theo chiều gió nhẹ. Trong chùm thơ thu, Nguyễn Khuyến nhận diện sắc trời thu là xanh ngắt. Ở Thu vịnh là "Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao", Thu ẩm là "Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt", và Thu điếu là "Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt."
Xanh ngắt là xanh mà có chiều sâu. Trời thu không mây (xám) mà xanh ngắt, thăm thẳm. Xanh ngắt đã gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu cá. Thế rồi ông lơ đãng đưa mắt nhìn về bốn phía làng quê. Xóm thôn vắng lặng, tĩnh mịch, con đường quanh co, heo hút, không một bóng người qua lại.
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Cảnh vật êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt. Người câu cá như đang chìm trong giấc mộng thu. Tất cả cảnh vật, từ mặt nước, "ao thu lạnh lẽo" đến "chiếc thuyền câu bé tí teo", từ "sóng biếc" đến "lá vàng", từ "tầng mây lơ lửng" đến "ngõ trúc"... đều hiện lên với đường nét, màu sắc, âm thanh thoáng chút bâng khuâng, man mác, rất gần gũi, thân thiết với mọi người Việt Nam.
Biết bao thời gian trôi qua trong không gian của sáng tĩnh mịch ấy, tư thế ngồi câu cá của ông như cũng bất động trong thời gian:
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Tựa gối buông cần là tư thế đợi chờ mòn mỏi của người câu cá. Người xưa có kẻ lấy câu cá làm việc đợi thời, đợi người xứng đáng để phò tá. Văn thơ truyền thống lấy việc câu cá để từ chối việc làm quan và coi câu cá là việc câu người, câu quạnh, câu lưỡi. Bài thơ Thu điếu này cũng thể hiện khát vọng câu thanh, câu vắng cho tâm hồn của một nhà thơ có phẩm chất thanh cao. Cái âm thanh cá đớp động gợi lên sự mơ hồ xa vắng, đánh thức tỉnh.
Bài thơ Câu cá mùa thu là một bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Cảnh sắc mùa thu quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt, nét vẽ xa gần tinh tế gợi cảm. Âm thanh của tiếng lá rơi đưa vèo trong làn gió thu, tiếng cá đớp động chân bèo - đó là tiếng thu dân dã, thân thuộc của đồng quê đã khơi gợi trong lòng chúng ta bao hoài niệm đẹp về quê hương đất nước.
Thơ là sự cách điệu tâm hồn, Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê với tất cả tình đồng quê nồng hậu. Ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Đọc Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh, chúng ta thêm yêu quê hương, thêm yêu xóm thôn, đồng nội, đất nước. Với Nguyễn Khuyến, tả mùa thu, yêu mùa thu đẹp cũng là yêu quê hương đất nước. Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo