Câu 7:
- Chăng lưới: Chăng dây tơ khung, chăng dây tơ phóng xạ, chăng các sợi tơ vòng, chờ mồi (thường ở trung tâm lưới)
- Bắt mồi: Khi rình bắt mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, nhện lấp tức hành động ngay:
+ Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc.
+ Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi
+ Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian
+ Nhện hút dịch lỏng ở con mồi
Câu 8:
-Nếu nông dân có ý thức bảo vệ tốt các loài thiên địch có ích trong vườn cây, trên ruộng lúa hay trên từng luống rau màu và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gốc hoá học bừa bãi, mà chỉ dùng thuốc có tính chọn lọc cao hay thuốc có gốc vi sinh trong bảo vệ cây trồng, thì sẽ không gây ô nhiễm môi trường, môi sinh.
Bảo vệ thiên địch là bảo vệ sức khoẻ cho nhà nông, người tiêu dùng, duy trì sự cân bằng sinh học có lợi cần thiết trong từng hệ sinh thái. Muốn thế cần tạo môi trường thuận lợi cho thiên địch phát triển mật số, như áp dụng các kỹ thuật làm đất, vệ sinh đồng ruộng, hệ thống canh tác hợp lý.
Trên ruộng lúa nên áp dụng mô hình canh tác theo công nghệ sinh thái “ruộng lúa bờ hoa” bằng cách dọc quanh bờ mẫu, xa xa nên tạo một khoảnh đất trống áng chừng vài mét vuông (ngang 50-60 cm, dài vài mét) và trồng các loại rau quả có hoa như đậu bắp, các loại đậu… hay những loại hoa nhiều màu sắc, nhiều phấn hoa, như hoa sao nhái, hướng dương…
Trên bờ rẫy rau màu cũng thế, ngoài các đối tượng rau, củ, quả cho thu nhập chính cũng nên trồng xen một vài loại rau màu có hoa nhiều phấn, màu sắc sặc sỡ, có hương thơm để dẫn dụ các loài côn trùng có ích đến sinh sản, giúp cân bằng sinh học để đỡ phun thuốc độc hại, nhằm tạo ra nông sản an toàn cho người tiêu dùng.
Còn trong vườn cây ăn trái hãy thả kiến vàng, trồng xen thêm nhiều loài rau có hoa sặc sỡ, có mật ngọt, hương thơm để thu hút côn trùng có ích đến ăn phấn hoa, hút mật và sinh sản phát triển, vừa thụ phấn cho cây trồng vừa gây đàn thiên địch bảo vệ vườn cây.