Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về bức tranh phố huyện lúc đêm về và giá trị nhân đạo của nhà văn Thạch lam

Cảm nhận của e về bức tranh phố huyện lúc đêm về và giá trị nhân đạo của nhà văn Thạch lam
2 trả lời
Hỏi chi tiết
288
1
1
Nguyễn Minh Vũ
08/12/2019 07:44:31

Thạch Lam là cây bút trưởng thành trong nhóm Tự lực văn đoàn với phong cách sáng tác không thể lẫn lộn với bất cứ nhà văn nào. Những trang viết của ông nhẹ nhàng, sâu lắng, man mác và dìu dặt. Đó như là những lời tâm tình thủ thỉ nhưng lại có sức ám ảnh đối với người đọc. Những câu chuyện ông kể thường không có cốt truyện, mọi thứ được viết bởi một chất liệu nhẹ và sâu nhất. “Hai đứa trẻ” là một câu chuyện như vậy. Truyện ngắn này đã vẽ lên bức tranh phố huyện nghèo với những mảnh đời nghèo khó, cơ cực trong xã hội.

     Thạch Lam luôn khiến cho người đọc nhận ra được sự tinh tế trong tâm hồn, trong những câu văn. Sự nhẹ nhàng đã làm nên nét độc đáo trong văn của Thạch Lam. “Hai đứa trẻ” là câu chuyện xoay quanh cuộc sống của An và Liên tại phố huyện nghèo với những công việc nhàn nhạt được lặp đi lặp lại hằng ngày. Cũng qua hai nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc nhiều thông điệp về cuộc sống, về những khó khăn mà con người đã trải qua.

     Chất liệu làm nền cho câu chuyện chính là khung cảnh phố huyện nghèo luôn chấp chới, ẩn hiện trong mỗi trang viết. Có lẽ chính bức tranh này đã làm gợi nên cảm hứng để Thạch Lam bày tỏ cảm xúc của mình. Và có phải đây chính là phố huyện nghèo Cẩm Giàng – nơi mà ông đã sinh ra và lớn lên.

     Khung cảnh phố huyện nghèo hiện lên ở những câu văn đầu tiên “Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ, từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều…”. Một tiếng trống vang lên trong một buổi chiều sắp tàn, và có lẽ cảnh vật và con người đang đắm chìm vào trong trạng thái lơ đãng. Tại sao tác giả lại lựa chọn một buổi chiều mùa thu để làm cảm hứng vẽ lên bức tranh phố huyện? Là bởi mùa thu luôn gợi buồn, gợi nhớ, gợi nhiều xúc cảm nhất. Hình ảnh hai đứa trẻ xuất hiện với những công việc thường ngày “thắp đèn” rồi “đóng quán” và ngắm nhìn đoàn tàu chạy từ Hà Nội trở về, vụt sáng lên và rồi lại rơi vào hụt hẫng.

     Hình ảnh phố huyện buổi chiều tà được tác giả phác họa qua những chi tiết “Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu”. Đó chính là khung cảnh của khu phố nghèo lúc ngày đã tàn, một sự héo úa, tàn phai và cả sự tiêu điều hiu quạnh hiện lên trước mắt người đọc. Có lẽ đây chính là hiện thực thời bấy giờ ở miền Bắc nước ta. Mọi thứ dường như chông chênh, không điểm nhấn, không sức hút và dường như không có sự sống. Tất cả chỉ là những điều bình dị, gần gũi nhưng lại phảng phất nghèo đói.

     Những câu văn mềm mại, mượt mà diễn tả một không gian đìu hiu, vắng lặng ở phố nghèo. Trên cái nền u ám đó xuất hiện bóng dáng những đứa trẻ nghèo “Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được. Liên động lòng nhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng”. Một bức tranh thêm ảm đảm hơn khi những con người nghèo khổ xuất hiện, dường như đã nhân đôi cái nghèo, cái khốn khó của mảnh đất này. Và người đọc thấy toát lên vẻ đẹp tâm hồn của Liên, thánh thiện và cao cả.

     Trong bức tranh làng quê nghèo ấy còn có rất nhiều số phận khác nữa, tất cả đã tạo nên sự hỗn độn của phố huyện buổi chiều tàn. Đó là hình ảnh mẹ con chị Tí dọn hàng nhưng “chả kiếm được bao nhiêu”. Hay chính là hình ảnh của chị em Liên từ khi dọn về phố nghèo này, hai chị em bán hàng giúp cho mẹ trên một gian hàng bé thuê lại của người khác, một tấm phên nứa dán giấy nhật trình. Những con người lẳng lặng, những con người cần mẫn lặng nhìn cái nghèo đói diễn ra trước mắt nhưng cũng không thể làm gì được.

     Xen lẫn những con người nghèo khổ vật chất còn là hình ảnh bà cụ Thị bị điên vẫn thường hay mua rượu tại cửa hàng nhà Liên. Hình ảnh bà cụ Thi “ngửa cổ uống một hơi sạch, đặt 3 xu vào tay Liên và lảo đảo bước đi” khiến người đọc chạnh lòng về một khiếp người, một đời người dật dờ, không bến đỗ.

     Giữa chốn phố huyện này, dường như ai cũng mong ngóng một chuyến tàu từ Hà Nội chạy về đây mang theo sự ồn ào, huyên náo và tấp nập hơn nữa. Có lẽ chuyến tàu có ý nghĩa to lớn đối với những phận người nơi mảnh đất này. Bởi “con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua”/ Đó có thể là thế giới có sự phồn hoa ngày xưa của hai chị em Liên, có cuộc sống sung túc và bình an hơn. Chuyến tàu có lẽ chính là ước mơ, là khát vọng được vươn ra ánh sáng của những con người tại phố huyện nghèo này.

     “Hai đứa trẻ” là một câu chuyện nhẹ nhàng, không có tình huống gay cấn nhưng lại khiến cho người đọc thấy ám ảnh về những mảnh đời, mảnh đất nghèo nàn những năm đất nước ta còn chìm trong bom đạn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Đỗ Dũng
08/12/2019 07:52:37

Qua đôi mắt thơ ngây và tâm hồn nhạy cảm của Liên, phố huyện buổi chiều tàn còn được nhận diện bằng một phiên chợ tàn; “chợ về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía… Mùi ẩm mốc bốc lên”. Cảm xúc của người đọc dường như trở nên tinh tế hơn để bắt kịp cái nhịp điệu riêng của phố huyện. Thiên nhiên trong Hai đứa trẻ không chỉ buồn và tàn mà còn thấm đẫm chất thơ và êm dịu. Thiên nhiên ấy ôm một vũ trụ cao rộng mênh mông với bầu trời thăm thẳm sao, mặt đất lập loè đom đóm. Trong cái thời khắc chấp chới giữa ngày và đêm ấy, cái gì cũng mượt và nhẹ: “chiều êm ả như ru”, “một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”. Đâu đó trong không gian cứ giăng mắc làn hương dịu dàng mong manh của “hoa bàng rụng xuống vai Liên từng loạt một”. Giữa nhũng vội vàng của cuộc sống, ta bỗng bắt gặp một sự bình yên, thanh thản lạ lùng trong những trang viết của Thạch Lam. Ta chợt nhớ tới câu nói của Pautốpxki: “Dù người ta có nói với bạn điều gì đi chăng nữa, bạn hãy cứ tin rằng cuộc sống là một điều kì diệu và đẹp đẽ”. Chính vì vậy, khung cảnh phố huyện trong một buổi chiều tàn của Hai đứa trẻ tuy có buồn nhưng không khiến cho người đọc cảm thấy chán nản. Ngay trong nhịp điệu u buồn đó, ta vẫn nhận ra những ý vị thật thân quen của hơi thở quê hương, của hồn Việt bình dị.

Thiên nhiên trong tác phẩm mang tính lưỡng trị, vừa khơi gợi, vỗ về tâm hồn người đọc trong những câm xúc bâng khuâng, dịu dàng, lại vừa đánh lạc hướng cảm xúc. Người đọc bị bẫy vào một thế giới ôm ái, tưởng chẳng có gì, để rồi lại bị sa ngay vào sợi tơ nhện của sự day dứt trước những mảng đời nơi phố huyện lầm than.

Trong các tác phẩm của mình, Thạch Lam không hướng tới hiện thực áp bức và đấu tranh như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Phố huyện không được khai thác nhiều ở phương diện nghèo đói, vất vả mà được khắc sâu ở phía buồn chán – tức là sự luẩn quẩn, nhàm tẻ, tối tăm, vô nghĩa lí. Ngụp lặn trong đó là những kiếp người cũng mỏi mòn, quẩn quanh. Truyện dường như không có gì để kể, chỉ là cuộc sống uể oải của con người nơi một phố huyện heo hút và những buồn vui âm thầm của hai đứa trẻ – những chuyện vặt vãnh mà chỉ một chút lơ đễnh thôi, người đọc sẽ rất dễ lãng quên. Song chính những điều tưởng vặt vãnh ấy lại chứa đựng một ám ảnh nghệ thuật sâu sắc. Nếu cái nghèo mới chỉ là cái đói về vật chất thì cái buồn chán lại là cái đói về tinh thần. Nó âm ỉ và tê tái hơn gấp nhiều lần sự thiếu ăn, thiếu mặc. Trước kia, văn học đã chú ý đến cái đói vật chất hay nỗi buồn chán tập thể (nỗi đau dân đau nước, nỗi đau thời thế). Bây giờ, khi ý thức cá nhân đã được thức tỉnh, nỗi đau đớn, khắc khoải riêng của mỗi cá nhân mới trở thành đối tượng của văn học 1930 – 1945. Bởi vậy, Thạch Lam đầy dụng ý khi đặt phố huyện vào một không gian thật đặc biệt: ngày tàn đang chuyển dần sang đêm. Không gian truyện có sự giao tranh giữa bóng tối và ánh sáng. Bóng tối cứ lấn át dần và trở thành gam màu chủ đạo. Hình ảnh bóng tối được tác giả lặp đi lặp lại nhiều lần như một ám ảnh, tạo cảm giác xót xa về đời sống.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k