Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. ΔABC vuông tại A có: BC^2 = AB^2 + AC^2 ( định lý Py-ta-go)
=> AC^2 = 10^2 - 6^2 =64 => AC = 8 (cm)
Diện tích tam giác ABC là: 1/2 .8 .6 = 24(cm^2)
2. Diện tích tam giác ABC là 1/2.10.6 = 30 (cm^2)
3. a/ ΔABC vuông tại A có: BC^2 = AB^2 + AC^2 ( định lý Py-ta-go)
=> BC^2 = 26^2 + 20^2 = 1076 => BC = 2√269 (cm)
ΔABC vuông tại A có: AM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền
=> AM = 1/2BC = 1/2 . 2√269 = √269 (cm)
Có E là trung điểm AC (gt) => AE = 1/2. AC = 1/2 . 26 = 13(cm)
ΔAME vuông tại E có: AM^2 = AE^2 + ME^2
=> ME^2 = (√269)^2 - 13^2 = 100 (cm) => ME = 10 (cm)
b/ ΔABC có: E là trung điểm AC (gt)
M là trung điểm BC (gt)
=> ME là đường trung bình => ME // AB
Tứ giác AEMB có:
Từ hai điều trên => Hình thang AEMB
Vậy mảnh vườn trồng rau là hình thang vuông
Lại có góc BAC = 90° ( vì ΔABC vuông tại A)
Từ hai điều trên => Hình thang vuông AEMB
c/ Theo câu b) có: ME là đường trung bình => ME = 1/2 AB = 1/2 . 20 = 10 (cm)
Diện tích mảnh vườn trồng rau là:
( 10 + 20 ) . 13 : 2 = 195 (cm^2)
4. a/ ΔADE và ΔAFB có:
AD = AB ( vì hình vuông ABCD)
góc ADE = góc ABF ( = 90°)
DE = BF (gt)
=> ΔADE = ΔAFB (c-g-c)
=> AE = AF ( 2 cạnh tương ứng) (1)
góc DAE = góc FAB ( 2 góc tương ứng)
Có góc DAE + góc EAB = góc DAB = 90° ( vì hình vuông ABCD)
Từ hai điều trên => góc FAB + góc EAB = 90° => góc EAF = 90° (2)
ΔAEF có (1) và (2) => ΔAEF vuông cân.
c/ Tứ giác AEKF có EF và AK là 2 đường chéo cắt tại I
I là trung điểm EF (gt)
I là trung điểm AK ( vì K đối xứng A qua I)
=> AEKF là hình bình hành
ΔAEF vuông tại A có: AI là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền => AI = EI (3)
ΔAEK có: (3) mà AI = IK ( vì I là trung điểm AK )
=> EI là đường trung tuyến bằng nửa cạnh AK => ΔAEK vuông tại A => góc AEK = 90° (4)
Hình bình hành AEFK có (4) => AEFK là hình chữ nhật
Lại có AE = AF ( chứng minh trên)
Từ hai điều trên => AEFK là hình vuông.
5. a/ Tứ giác AMCK có: AC và MK là 2 đường chéo cắt nhau tại I
AI = IC ( vì I là trung điểm AC)
MI = IK ( vì K đối xứng M qua I)
=> AMCK là hình bình hành
ΔABC cân tại A có: AM là đường trung tuyến => AM là đường cao => AM ⊥ BC => góc AMC = 90°
Từ hai điều trên => AMCK là hình chữ nhật
b/ Có AK // MC ; AK = MC ( vì hình chữ nhật AMCK)
mà MC = MB ( vì M là trung điểm BC)
nên AK // MB ; AK = MB
Tứ giác AKMB có:
Từ hai điều trên => AKMB là hình bình hành.
c/ Tứ giác ABEC có: AE và BC là 2 đường chéo cắt tại M
AM = ME ( vì E đối xứng A qua M)
BM = MC ( vì M là trung điểm BC)
=> ABEC là hình bình hành
Lại có AB = AC ( vì tam giác ABC cân tại A)
Từ hai điều trên => ABEC là hình thoi.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |