cam nhan ve dep nguyen trai qua bai tho to long
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong kho tàng văn học thời Trần, "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão là một bài thơ tiêu biểu thể hiện rõ tinh thần của thời đại nhà Trần với "Hào khí Đông A". Được sáng tác theo khuynh hướng yêu nước - sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tác phẩm đã khắc họa thành công bức chân dung người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ với vẻ đẹp lớn lao, kì vĩ toát lên từ lí tưởng đến tầm vóc, tư thế và hành động.
Trước hết, bài thơ đã khắc họa tư thế hiên ngang và tầm vóc kì vĩ của người anh hùng Phạm Ngũ Lão và vẻ đẹp của thời đại Đông A:
"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu"
Dịch thơ:
"Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân hùng mạnh nuốt trôi trâu"
Với ý nghĩa "cầm ngang ngọn giáo", từ ngữ "hoành sóc" đã tái hiện thành công hình ảnh người anh hùng trấn giữ đất nước trong tư thế hiên ngang, mang tầm vóc vũ trụ và hào khí dường như bao trùm đất trời. Trong bản dịch của tác phẩm "Chinh phụ ngâm" cũng miêu tả hình ảnh người chinh phu với hành động "Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo". Với hào khí đó, ắt hẳn người anh hùng đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thời đại nói riêng và của dân tộc nói chung: "Ba quân hùng mạnh nuốt trôi trâu". Câu thơ đã tái hiện hình ảnh cụ thể của quân đội nhà Trần, đồng thời khái quát sức mạnh của dân tộc. Câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi nghệ thuật so sánh "Tam quân tì hổ" (Ba quân dũng mãnh như hổ báo) với khí thế "nuốt trôi trâu", diễn đạt thành công tinh thần quyết chiến quyết thắng của "Hào khí Đông A".
Không chỉ khắc họa vẻ đẹp về tầm vóc, tư thế, hành động; bài thơ còn vẽ nên bức chân dung về ý chí của người anh hùng:
"Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu"
"Công danh" vốn là một phạm trù quen thuộc khi người anh hùng bày tỏ ý chí của mình mang màu sắc của tinh thần, tư tưởng Nho giáo với ý nghĩa: để lại sự nghiệp và để lại tiếng thơm. Xuyên suốt thời đại phong kiến, đây là quan niệm lí tưởng của các bậc anh hùng. Tác giả Nguyễn Công Trứ cũng đã từng dõng dạc tuyên bố rằng:
"Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông"
Như vậy, chúng ta có thể thấy được lí tưởng mà tác giả hướng đến hoàn toàn mang ý nghĩa tích cực, thể hiện rõ ý chí quyết tâm đối với sự nghiệp cứu nước, cứu đời. Mặc dù là một vị tướng có nhiều công lao to lớn đối với công cuộc đánh đuổi ngoại xâm và bảo vệ đất nước nhưng Phạm Ngũ Lão vẫn cho rằng mình vẫn còn "vương nợ" công danh. Bởi vậy, ông mang trong mình nỗi thẹn khi "tai nghe chuyện Vũ hầu". Đó là nỗi "thẹn" khi chưa có tài thao lược lớn như Gia Cát Lượng. Qua đó, chúng ta có thể thấy được nhân cách cao đẹp của tác giả.
Như vậy, bài thơ "Tỏ lòng" đã thể hiện rõ bức chân dung về người anh hùng Phạm Ngũ Lão với tầm vóc, tư thế lớn lao mang tầm vóc vũ trụ cùng ý chí của tác giả. Đồng thời, bài thơ còn thể hiện rõ khí thế ba quân và hào khí cũng như sự lớn mạnh của thời đại nhà Trần.
Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão là tiêu biểu cho hào khí Đông A thời Trần, tìm hiểu về tình yêu nước, ý thức trách nhiệm của người tráng sĩ trong bài thơ, bên cạnh bài Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng, các bạn có thể tìm đọc: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Tỏ lòng, Cảm nhận về hào khí Đông A thời Trần qua bài Tỏ lòng, Phân tích bài Tỏ lòng để làm sáng tỏ nhận định: Tỏ lòng khắc hoạ vẻ đẹp con người có sức mạnh, có lí tưởng, Qua bài Thuật hoài, suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |