Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cấu tạo ruột non, vai trò của gan

Cấu tạo ruột non, vai trò của gan 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
164
1
1
Tu Ghet Tin Hoc
26/12/2019 19:43:26

Cấu tạoRuột non gồm 4 lớp cơ bản: màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc, trong đó lớp cơ được phân làm cơ dọc và cơ vòng. Ruột non gồm 3 phần: tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Tá tràng là đoạn đầu, nơi có ống dẫn chung dịch mật và dịch tụy nhờ vào Cơ Oddi ở nhú tá lớn (là lỗ của dịch tụy và dịch mật).

Gan đóng nhiều vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo trì sức khỏe của chúng ta. Gan là cơ quan chính để thanh lọc độc tố. Gan là cơ quan quan trọng nhất trong việc chuyển hóa thức ăn và dự trữ nhiên liệu dưới nhiều dạng khác nhau. Gan là cơ quan chính bào chế một số chất đạm, chất mật, chất acid mỡ, v.v.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
ミ★Vą₤IƦ★彡
26/12/2019 19:43:39

∗ Cấu tạo của ruột non:

Ruột non là bộ phận thuộc đường tiêu hóa nằm giữa tá tràng và đại tràng. Ruột non thường có chiều dài trung bình từ 3,6 – 6 m ở người lớn, đây được xem là cơ quan dài nhất trong cơ thể con người. Tổng diện tích bề mặt bên trong của ruột non đạt tới 400-500 m vuông nhờ vào lớp niêm mạc ruột có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ. Ruột non có các mạch máu, mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.

Ruột non gồm có 3 phần: Tá tràng – Là đoạn cong, ngắn, cố định thành sau bụng; Hỗng tràng và hồi tràng – Là hai đoạn cuốn vòng tương đối lớn. Tất cả đều là các bộ phận tiêu hóa, hấp thu thức ăn, ống mật và ống tụy đều thông ở tá tràng.

Tiếp theo, ruột non gồm 4 lớp cơ bản đó là: Màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc, trong đó lớp cơ được phân làm cơ dọc và cơ vòng.
*Vai trò của gan

a) Chức năng chuyển hóa

Sự chuyển hóa các chất cơ bản (glucid, lipid, proid) diễn ra ở nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau trong c ơ thể, nhưng ở gan quá trình chuyển hóa này diễn ra rất mạnh mẽ.

  • Chuyển hóa glucid

Glucid cung cấp năng lượng sống cho cơ thể (nó đảm bảo 2/3 toàn bộ năng lượng sống trong cơ thể). Chuyển hóa glucid tại gan thông qua quá trình tổng hợp glycogen dự trữ cho cơ thể và tăng phân giải glycogen cung cấp năng lượng cho cơ thể.

  • Chuyển hóa lipid

Chuyển hóa lipid chủ yếu xảy ra ở gan. Các acid béo đến gan phần lớn tổng thợp thành triglyceride, phospholipid, cholesterol ester. Từ các chất này gan tổng hợp tạo lipoprotein và đưa vào máu để vận chuyển đến các tổ chức, tế bào khắp cơ thể.

  • Chuyển hóa protid

Với protein, gan là một trung tâm chuyển hóa quan trọng đồng thời cũng là một kho dự trữ quan trọng nhất của cơ thể.

Protein được dự trữ ở gan dưới dạng nhiều protein enzyme và một số protein chức năng. Các protein này khi phân giải sẽ tạo thành các acid amin đưa vào máu cung cấp cho các tế bào khác trong cơ thể.

b) Chức năng chống độc

Gan được xem như là một lá chắn của cơ thể có tác dụng ngăn chặn các chất độc xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đồng thời làm giảm độc tính và thải trừ một số chất cặn bã do chuyển hóa chất trong cơ thể tạo nên.

Gan thực hiện chức năng chống độc bằng 2 cách như sau:

  • Bằng các phản ứng hóa học: đây là cơ chế chủ yếu để biến các chất độc hại thành các chất không độc hoặc ít độc hơn rồi đào thải qua đường thận. Các phản ứng hóa học bao gồm: phản ứng tạo ure, phản ứng liên hợp và phản ứng oxy hóa khử.
  • Bằng cách cố định và thải trừ một số kim loại nặng, các chất màu đến gan sẽ bị giữ lại không biến đổi gì và đào thải ra ngoài qua đường mật.

c) Chức năng tạo mật

Mật được sản xuất liên tục từ tế bào gan và được dự trữ cô đặc ở túi mật rồi từ đó được bơm xuống  ruột non trong các bữa ăn. Mật có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn tan trong dầu, giúp hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.

d) Chức năng dự trữ

  • Dự trữ các vitamin tan trong dầu : Gan vừa có tác dụng làm tăng hấp thu các vitamin tan trong dầu nhờ chức năng bài tiết mật, vừa là nơi dự trữ các vitamin ấy. Một số vitamin tan trong dầu được dự trữ tại gan như : vitamin A, vitamin D, vitamin E ..
  • Dự trữ vitamin B12: Vitamin B12 sau khi được hấp thụ sẽ được vận chuyển về gan và dự trữ ở đó rồi được giải phóng dần cho cơ thể sử dụng. Lượng dự trữ vitamin B12 ở gan rất lớn, có thể dùng cho cơ thể khoảng 2 năm ở điều kiện bình thường .
  • Dự trữ sắt: Sắt được dự trữ tại gan dưới dạng liên kết với apoferritin. Từ gan, sắt được vận chuyển dần tới tủy xương, tham gia vào quá trình tạo hồng cầu.
  • Dự trữ máu: gan là cơ quan nhận được nhiều máu nhất trong cơ thể. Do đặc điểm cấu tạo của gan, các tế bào nội mạc của các xoang mạch nam hoa không gắn chăt vào nhau mà chỉ xếp chồng lên nhau, khiến cho các xoang này dễ giãn và giãn to hơn bình thường và như vậy sẽ chứa được nhiều máu hơn ở các mạch khác trong cơ thể, thực hiện chức năng dự trữ máu.
1
1
Kiên
26/12/2019 19:44:04

- Ruột non gồm 4 lớp cơ bản: màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc, trong đó lớp cơ được phân làm cơ dọc và cơ vòng

- Gan đóng nhiều vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo trì sức khỏe của chúng ta.Gan là cơ quan chính để thanh lọc độc tố. Gan là cơ quan quan trọng nhất trong việc chuyển hóa thức ăn và dự trữ nhiên liệu dưới nhiều dạng khác nhau. Gan là cơ quan chính bào chế một số chất đạm, chất mật, chất acid mỡ, v.v.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo