*Mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng.
Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện các giác quan của con người. Nhờ đó, khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng.
Vì vậy ta khẳng định: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
*ví dụ:
- Mỗi lần nung nóng thanh sắt, thanh sắt chuyển màu vàng rực, từ đó con người kết luận thanh sắt bị sẽ chuyển màu khi bị nung nóng
- Mỗi lần tôi ném một vật gì đó lên không trung, thì vật đó đều rơi xuống mặt đất sau một khoảng thời gian nhất định, từ đó tôi kết luận mọi vật đều rơi xuống đất nếu được thả ra từ trên cao.
- Cứ mỗi lần tôi ăn trứng vịt với tỏi sống thì sáng hôm sau tôi đều bị đau bụng. Hôm nay tôi cũng ăn trứng vịt với tỏi sống, nên tôi kết luận sáng ngày mai tôi sẽ bị đau bụng.
- * Cứ mỗi lần tôi nhìn thấy con hươu thì tôi đều thấy chúng ăn cỏ hoặc một loài thực vật nào đó, từ đó tôi kết luận rằng hươu là một loài động vật chỉ ăn thực vật.