Với câu hỏi:Tại sao tôi sống trên đời? Họ sẽ lập tức trả lời với vẻ kiêu hãnh: để trở thành một công dân tốt, một nhà thông thái, một luật sư... nhưng dù sao đi nữa thì những con người này vẫn cứ là họ, là một đồ vật không hơn không kém chứ chẳng phải thứ gì khác.
Sự thật là như vậy, lúc nào con người cũng dường như ở trong trạng thái bận rộn, họ ba chân bốn cẳng, vội vội vàng vàng để làm xong những nhiệm vụ trong ngày. Dường như con người đang bị sóng gió cuộc đời cuốn trôi dạt đi, nhưng cuối cùng họ lại không biết mình sẽ cập đến bến bờ nào.
Nói một cách ngắn gọn thì con người đã hoàn toàn bị lạc lối trên đường đời, đằng sau cái gọi là tiến bộ và thành công, thì con người đang gặp phải một sự bất hạnh ghê gớm, trên thực tế là đang đứng trên bờ tuyệt vọng, chúng ta đang cố bám níu một cách vô vọng vào cái được gọi là tồn tại, tất cả mọi con người đang dần dần trở nên đồng nhất và không một ai có được sự khác biệt nào với những người xung quanh về bình diện tâm lí.
Có còn chăng đó là sự khác biệt về ngoại hình, tên gọi... chúng ta khai báo danh tánh mình cho nhân viên đường sắt để mua vé tàu, chúng ta mặc đồ theo đúng giới tính của mình-tất cả những điều này ngụ ý cho sự thèm khát được khác biệt với người xung quanh, và điều này có lẽ là tàn tích cuối cùng cho sự bám níu vào bản ngã của con người.
Bất cứ một cá nhân nào cũng khao khát được sống, nhưng chính bởi vì là một cái máy cho nên người ta đã không còn cảm nhận được cuộc sống theo nghĩa là hành động tự ý, là việc giãi bày tư tưởng theo suy nghĩ của riêng mình mà từng cá nhân xem đó như là sự biểu hiện cho sự tồn tại của mình. Vậy đâu là ý nghĩa cho sự tồn tại của con người?
Mặc dù con người đã được giải phóng ra khỏi những trói buộc bên ngoài vốn ngăn cản họ trong những hành động và suy nghĩ mà họ thấy là thích đáng, họ đã được tự do làm theo ý mình muốn nhưng vấn đề còn lại là họ không biết mình muốn gì và cảm nhận gì? Con người hiện đại đang phải tuân theo một uy quyền ẩn danh và sống một cuộc đời vốn không phải như mình mong ước, càng làm như thế thì người ta càng cảm thấy bất lực và càng bị bắt buộc phải tuân theo, bất chấp vẻ bề ngoài lạc quan và chủ động, con người hiện đại đang bị kiệt sức bởi một cảm giác bất lực sâu sắc đến nỗi người ta chỉ còn biết nhìn trân trối vào cuộc sống, và dần dần không còn một chút cảm giác gì đối với các sự kiện dang diễn ra.
Nhìn vào bề ngoài thì con người tỏ ra khá ổn định trong đời sống kinh tế và xã hội, thế nhưng thực sự là nguy hiểm nếu người ta lờ đi nỗi bất hạnh sâu kín nằm phía sau vẻ bề ngoài thích ứng đó. Đời sống mất đi ý nghĩa của nó bởi vì ý nghĩa này đã không tồn tại, con người đã trở nên tuyệt vọng và khốn cùng, con người đã không còn được sống và chết một cách thanh thản, bởi vì còn gì tệ hại hơn khi con người đã đánh mất đi ý nghĩa cuộc đời.
Khi mất đi ý nghĩa cuộc đời thì con người sẽ rơi vào tình trạng mất phương hướng, hay là những mâu thuẫn mà không thể nào thoát ra được, lúc này con người đã mất đi niềm tin vào tất cả, họ bắt đầu sa đoạ dần bởi bia rượu, cờ bạc, gái điếm, trai bao và những thú vui súc vật khác, họ thờ ơ với nghệ thuật, khô cằn về tình cảm, hời hợt trong tình yêu, con người đã bị biến thành con vật không hơn không kém. Và chính bọn súc vật này chứ không một ai khác đã làm đảo lộn tất cả mọi giá trị và sự thật trên đời, bọn rác rưởi và ghê tởm đó giống như một căn bệnh dịch đi đầu độc người khác và xã hội, vì những loại này luôn tôn thờ sự dối trá, đúng là "chân lý như ánh sáng làm cho người ta mù quáng. Điều dối trá thì ngược lại, nó như ánh hoàng hôn đẹp đẽ và đem lại giá trị cho mỗi sự vật".
Lũ người này tệ hại đến nỗi ta có thể mượn lại lời của các bậc tiền bối như Michel Mourre nói: "đó là lũ vô xã hội, lũ bệnh hoạn và lũ thất chí", đối với Adamop "đó là những bóng ma bí ẩn, những gã què cụt... và luôn luôn là những kẻ loạn thần kinh, ở Ionesco: "đó là bọn bù nhìn, những con rối, những nhân vật dở dở điên điên", hay Becket: "đó là những kẻ vô gia cư, những thằng hề, những bọn tàn tật", rồi Thackore: "đó là bọn quị luỵ với người trên và tàn nhẫn với người dưới", và Nietzsche: "đó là những kẻ hèn nhát, sợ sệt, vô giá trị, những kẻ hay nghi ngờ với cái nhìn dáo dát, những kẻ bần tiện, loại người chó má, những kẻ ăn mày nịnh hót và trên hết đó là bọn luôn nói láo".
Như vậy từng cá nhân đang dần cảm thấy bất lực trong một mớ hỗn độn các sự kiện, và họ luôn mong muốn có một ai đó có thể chỉ cho họ biết rằng họ phải làm gì và nên đi về đâu. Nhưng cũng có một nghịch lí, khi một cá nhân nào đó muốn tạo cho mình một sự khác biệt, thì họ lại bị rơi vào tình trạng bất lực và bấp bênh của một con người cô độc trong xã hội.
Vì kiệt sức cho nên người ta bắt đầu có những hoài nghi về bản thân mình, về ý nghĩa cuộc đời và cuối cùng là bởi mọi chuẩn mực mà theo đó có thể hướng dẫn cho mọi hành động của con người. Cả sự bất lực và hoài nghi này đã đẩy con người vào đường cùng: họ chấp nhận để ý kiến dư luận xỏ mũi dẫn đi. Thế nhưng cũng vẫn là câu hỏi này: Nếu như tôi chẳng phải là một cái gì khác ngoài cái mà mọi người đã gán cho tôi, thế thì tôi là ai?
Trong các vở kịch của mình Pirandello đã diễn tả sự cảm nhận sâu sắc của ông ta như sau, ông bắt đầu với câu hỏi: Tôi là ai? Tôi có sự khắng định nào khác cho nhân vị của mình ngoài cái mà người ta đã gán cho tôi? Câu trả lời của ông ta đã phản ánh một tình trạng tệ hại của con người hiện đại: Tôi không có nhân vị nào cả, chẳng có một bản ngã nào cả ngoại trừ một hình bóng phản chiếu những gì mà người khác đã đòi hỏi nơi tôi, như vậy tôi chỉ là "những gì mà người khác đòi hỏi nơi tôi".