Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.589
20
9
Tô Hương Liên
08/09/2017 00:51:08
Bài 2. Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất.
Lời giải.
- Vận động theo phương thẳng đứng:
+ Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (còn gọi là vận động nâng lên và hạ xuống) xảy ra rất chậm, trên một diện tích lớn làm cho bộ phận này của lục địa được nàng lên, trong khi bộ phận khác lại hạ xuống, sinh ra hiện tượng biển tiến và biến thoái.
+ Vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra. biểu hiện là một số khu vực đang được nâng lên như vùng phía bắc của Thụy Điển và Phần Lan, trong khi phần lớn lãnh thổ Hà Lan lại bị hạ xuống.
- Vận động theo phương nằm ngang: làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách giãn ở khu vực kia, gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
+ Hiện tượng uốn nếp: Các lớp đá uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của chúng không bị phá vỡ. Kết quả của hiện tượng uốn nếp là miền núi uốn nếp.
+ Hiện tượng đứt gãy: Tại những vùng đá cứng, lớp đá bị gãy, đứt ra rồi chuyển dịch ngược hướng nhau theo phương cần thẳng đứng hay nằm ngang, tạo ra các hẻm vực, thung lũng, địa hào, địa luỹ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Nguyễn Thị Quyên
14/09/2018 22:25:28

GIẢI MÃ núi Ấn độ
Theo các chuyên gia, Ấn Độ là lục địa dịch chuyển nhanh nhất trong lịch sử. Cách đây hơn 140 triệu năm, Ấn Độ là một phần của siêu lục địa khổng lồ có tên gọi là Gondwana, bao phủ rộng khắp bán cầu nam của Trái đất.

Tuy nhiên, cách đây khoảng 120 triệu năm, phần đất hiện là Ấn Độ phân tách khỏi siêu lục địa Gondwana và bắt đầu di trú từ từ về phía bắc, với tốc độ chỉ 5cm/năm, trước khi một sự cố bí ẩn cách đây khoảng 80 năm khiến lục địa này đột ngột tăng tốc về hướng bắc với tốc độ xấp xỉ 15cm/năm. Tốc độ này gần nhanh gấp đôi tốc độ của mảng kiến tạo hiện đại nhanh nhất.

Sự dịch chuyển của Ấn Độ cuối cùng chấm dứt khi va chạm với lục địa Á - Âu cách đây khoảng 50 triệu năm, dẫn tới sự hình thành dãy núi Himalaya.

Suốt nhiều năm qua, các nhà khoa học phải chật vật tìm cách lý giải cách Ấn Độ có thể trôi nổi theo hướng bắc nhanh đến như vậy. Hiện, các chuyên gia địa chất thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã có được câu trả lời: Ấn Độ bị kéo về hướng bắc bởi sự kết hợp của 2 vùng hút chìm - những vùng ở lớp Manti của Trái đất, nơi gờ của một mảng kiến tạo trượt phía dưới một mảng kiến tạo khác.

Khi một mảng kiến tạo chìm xuống, nó kéo theo bất kỳ lục địa nào dính liền. Nhóm nghiên cứu nhận định, 2 mảng hút chìm như vậy sẽ nhân đôi lực kéo, làm tăng gấp 2 lần tốc độ dịch chuyển của Ấn Độ.

Các chuyên gia đã phát hiện dấu tích của 2 vùng hút chìm như trên bằng cách lấy mẫu và xác định tuổi của đá từ khu vực Himalaya. Sau đó, họ phát triển một mô hình hệ thống hút chìm kép và xác định được rằng, tốc độ dịch chuyển xa xưa của Ấn Độ có thể phụ thuộc vào 2 yếu tố bên trong hệ thống: độ rộng của các mảng hút chìm và khoảng cách giữa chúng.

Nếu các mảng kiến tạo tương đối hẹp và cách xa nhau, chúng nhiều khả năng khiến Ấn Độ trôi nổi với tốc độ nhanh hơn.

Nhóm nghiên cứu đã đưa các kết quả đo đạc thu được từ dãy Himalaya vào mô hình mới của họ và khám phá ra rằng, một hệ thống hút chìm kép thực tế có thể đẩy Ấn Độ dịch chuyển với tốc độ cao về phía lục địa Á - Âu cách đây khoảng 80 triệu năm.

<<<quyên nguyễn>>

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×