LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nói về thực trạng của đền Hùng

Noi duoc ve thuc trang cua den Hung hien nay 
Minh can gap!!!

1 trả lời
Hỏi chi tiết
451
1
0
NGUYỄN THANH THỦY ...
07/02/2020 11:32:12
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã thống kê ( qua các năm 1964- 1997) được 1342 di tích và địa điểm có phế tích liên quan đến các công trình kiến trúc tín ngưỡng truyền thống và tôn giáo. Trong đó có 261 di tích và địa điểm liên quan đến tín ngưỡng thờ tự các Vua Hùng và vợ, con, các tướng lĩnh của các Vua Hùng. Qua thực tế khảo sát, điền dã thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh " Nghiên cứu, sưu tầm hệ thống tín ngưỡng, tục thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" đã thống kê trên thực tế có 205 di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh được đánh giá thực trạng cụ thể như sau:
- Di tích gắn với nghi lễ Thờ cúng Hùng Vương: 205.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 98.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 107.
Được phân bố cụ thể như sau:
4.1- Huyện Lâm Thao:
- Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 11.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 09.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 02.
4.2- Huyện Phù Ninh:
 - Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 35.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 08.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 27.
4.3- Thành phố Việt Trì:
 - Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 39.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 29.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 10.
4.4- Thị xã Phú Thọ:
- Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 11.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 05.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 06.
4.5- Huyện Đoan Hùng:
- Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 26.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 08.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 18.
4.6- Huyện Hạ Hoà:
 - Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 09.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 01.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 08.
4.7- Huyện Cẩm Khê:
 - Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 26.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 12.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 14.
4.8- Huyện Thanh Thuỷ:
 - Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 11.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 06.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 05.
4.9- Huyện Tam Nông:
- Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 10.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 07.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 03.
4.10- Huyện Thanh Ba:
 - Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 20.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 12.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 08.
4.11- Huyện Thanh Sơn:
 - Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 04.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 01.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 03.
4.12- Huyện Yên Lập:
 - Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 03.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 0.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 03.
4.13- Huyện Tân Sơn: Không có di tích và lễ hội tự nào liên quan đến tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương.
Căn cứ 3 tiêu chí của Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam. Sau 6 tháng điền dã, điều tra khảo sát thực trạng trên địa bàn tỉnh một cách khoa học và tổng thể tình hình thờ cúng Hùng Vương tại các di tích thờ cúng Hùng Vương. Kết quả được thống kê cho ta thấy tỷ lệ số di tích hiện còn được bảo tồn và thực hành nghi lễ thờ cúng Hùng Vương so với số di tích gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là 98/205 = 47,8 %; Số di tích thờ cúng Hùng Vương bị mai một là 107/205 = 52,2 %. Nguyên nhân có thể đánh giá cụ thể như sau:
+ Khách quan:
- Không gian kiến trúc của di tích và nội thất đồ thờ tự cùng với nghi thức sinh hoạt thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bị mai một, thất truyền do tác động mạnh mẽ của thiên nhiên và qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đã tác động và phá hủy các điều kiện để duy trì thực hành nghi lễ thờ cúng Hùng Vương; cơ sở hạ tầng bị mưa nắng, bom đạn chiến tranh phá hoại, không được tu bổ, tôn tạo thường xuyên. Mặt khác, do xây dựng bằng vật liệu truyền thống ( cát, vôi, mật... ) độ bền vững kém đã ảnh hưởng đến chất lượng của các di tích. Kiến trúc thờ tự là các đền, miếu, đình của di tích thờ cúng Hùng Vương bị thiên nhiên và chiến tranh phá hủy, nhiều nơi không còn cơ sở vật chất và địa điểm để thực hành nghi thức tín ngưỡng và tổ chức lễ hội.
+ Chủ quan:
- Do ý thức, kiến thức và trách nhiệm về bảo tồn di sản văn hóa nói chung của chính quyền và quần chúng nhân dân ở địa phương có di tích thờ cúng Hùng Vương còn nhiều hạn chế. Mặt khác, do nguồn kinh phí tu bổ, tôn tạo còn hạn hẹp, chủ yếu là do vận động nhân dân đóng góp mà có, do đó không đáp ứng với nhu cầu kinh phí tu bổ kiến trúc di tích tín ngưỡng truyền thống đòi hỏi phải có nguồn kinh phí lớn. Một nguyên nhân khác cũng làm ảnh hưởng đến không gian thờ tự của di tích đó là nhận thức của chính quyền và nhân dân ở một số địa phương về phương pháp bảo tồn và tu bổ, tôn tạo di tích tín ngưỡng truyền thống còn nhiều hạn chế, cho nên hầu hết di tích sau khi được tu bổ, tôn tạo đã bị làm thay đổi yếu tố gốc và kiểu dáng kiến trúc truyền thống của di tích thờ cúng Hùng Vương, đã tác động không nhỏ đến cảnh quan môi trường và không gian kiến trúc của di tích thờ cúng Hùng Vương.
+ Từ năm 1996 trở lại đây, ở hầu hết các địa bàn dân cư nguyên là làng, thôn, xóm, trại được đặt tên từ rất lâu trong lịch sử thì được chuyển đổi phân chia thành các khu dân cư mang thứ tự bằng con số toán học. Do vậy, thực tế đó đã vô hình chung làm thay đổi tên địa danh nơi có di tích thờ cúng Hùng Vương, xóa dần một cách tự nhiên tên gọi truyền thống, tiềm thức văn hóa cũng như lề tục thực hành nghi thức tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã có từ lâu đời.
+ Một số xã phường mới, có nhiều di tích thờ phụng cũ đã gộp chung lại thành một, hai cơ sở để phối thờ cho giản tiện và đỡ tốn kém.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư