Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng xảy ra ở 2 giai đoạn:
Lần 1: Năm 40, sau Công NguyênNếu bạn thắc mắc cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm nào? Thì thời gian cuộc khởi nghĩa được bùng nổ chính xác vào tháng 3 dương lịch mùa xuân năm 40 sau công nguyên.
- Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40, tháng 3 dương lịch, tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).
- Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.
- Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
Lần 2: Năm 42, sau Công NguyênNăm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.
Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:
- Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.
- Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.
Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lãng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).
Sau khi rút khỏi mặt trận Lãng Bạc, Trong Vương biết là thành Cự Triệu và kinh đô Mê Linh đã bị thất thủ, Hai Bà tiến lên vùng Cấm Khê thủ hiểm, tính kế lâu dài. Cấm Khê (sử cũng chép là Kim Khê) là vùng đất ngập nước bên bờ sông Cà Lồ từ làng Gia Phúc (xã Xuân Đài), qua làng Cẩm La, Phúc Lộc, Đống Cao của xã Vân Đài, xã Tiên Đài của tổng Vân Đài huyện Yên Lạc, phủ Vĩnh Tường triều Nguyễn, đến xã Can Bi tổng Xuân Lãng huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Yên. Trong đó các làng Cẩm La, Phúc Lộc, Yên Nội, Đống Cao đời Lê trở về trước thuộc xã Vân Đài cùng với các xã Xuân Đài Tiên Đài là nơi tập trung nhất về di tích thờ cúng Hai Bà Trưng.
Ở Cẩm Khê, quân lính của Hai Bà Trưng bị vây hãm mấy tháng liền. Phía trước không còn đường tiếp lương, cỏ ngựa, phía sau không có quân cứu viện lại biết thành trì lăng mộ ở nhà (Hạ Lôi) đã bị Mã Viện phá hết, nhưng không thể tự phá trận để thoát khỏi vòng vây.
Biết rằng cơ nghiệp do chị em gây dựng bấy nay sẽ không còn, Bà Trưng Trắc tự khẳng định với mình rằng:
Sinh ra làm người, thà làm quỷ nước Nam, há chịu đã bị trói tay bắt sống, bị người Hán phương Bắc làm nhục?
Thế là Bà chỉ huy toàn quân quyết đánh một trận, quân – thần – tướng – tá đều bị vây, bị giết ở Cẩm Khê. Số còn lại trở về nơi doanh địa cũ rồi lần lượt bị Mã Viện đánh bại. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.