Bài 1: Chất X có công thức CH 3 – CH(CH 3 ) – CH = CH 2 . Tên thay thế của X là
A. 2-metylbut-3-en B. 3-metylbut-1-in. C. 3-metylbut-1-en D. 2-metylbut-3-in
Bài 2: Theo quy tắc cộng Maccopnhicop, propen phản ứng với HCl, thu được sản phẩm chính là:
A. 1-Clopropan B. Propan C. 2-Clopropan D. 1,2-điClopropan.
Bài 3: Tên theo danh pháp quốc tế của chất (CH 3 ) 2 CHCH=CHCH 3 là:
A. 1-Metyl-2-isopropyleten B. 1,1-Đimetylbut-2-en C. 1-Isopropylpropen D. 4-Metylpent-2-en.
Bài 4: Số đồng phân anken ứng với công thức C 4 H 8 là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Bài 5: Anken X có công thức cấu tạo: CH 3 – CH 2 – C(CH 3 )=CH–CH 3 . Tên của X là
A. isohexan. B. 3-metylpent-3-en. C. 3-metylpent-2-en. D. 2-etylbut-2-en.
Bài 6: Chất nào sau đây làm mất màu nước brom?
A. propan B. Metan C. propen D. cacbonđioxit
Bài 7: Phương pháp nào sau đây là tốt nhất để phân biệt khí CH 4 và khí C 2 H 4 ?
A. Dựa vào tỉ lệ về thể tích khí O 2 tham gia phản ứng cháy. B. Sự thay đổi màu của nước brom.
C. So sánh khối lượng riêng. D. Phân tích thành phần định lượng của các hợp chất.
Bài 8: Chọn khái niệm đúng về anken :
A. Những hiđrocacbon có 1 liên kết đôi trong phân tử là anken.
B. Những hiđrocacbon mạch hở có 1 liên kết đôi trong phân tử là anken.
C. Anken là những hiđrocacbon có liên kết ba trong phân tử.
D. Anken là những hiđrocacbon mạch hở có liên kết ba trong phân tử.
Bài 9: Hợp chất C 5 H 10 có bao nhiêu đồng phân anken ?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Bài 10: Hiđro hóa hoàn toàn buta-1,3-đien, thu được
A. butan B. Isobutan C. isopentan D. pentan
Bài 11: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH 2 = CH – CH 2 – CH 3 B. CH 3 – CH – C(CH 3 ) 2 .
C. CH 3 – CH = CH – CH 2 – CH 3 D. (CH 3 ) 2 – CH – CH = CH 2
Bài 12: Hiđrocacbon X cộng HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có hàm lượng clo là 55,04%. X có công thức
phân tử là :
A. C 4 H 8 . B. C 2 H 4 . C. C 5 H 10 . D. C 3 H 6 .
Bài 13 : Công thức tổng quát của anken là
A. C x H y B. C n H 2n-2 C. C n H 2n+2 D. C n H 2n
Bài 14: Anken có đồng phân hình học?
A. Pent-1-en. B. Pent-2-en. C. 2-metylbut-2-en. D. 3-metylbut-1-en.
Bài 15: Cho sơ đồ phản ứng sau :
CH 3 –C≡CH + AgNO 3 /NH 3 → X + NH 4 NO 3 X có công thức cấu tạo là ?
A. CH 3 –C–Ag≡C–Ag. B. CH 3 –C≡C–Ag. C. Ag–CH 2 –C≡C–Ag. D. A, B, C đều có thể đúng.
Bài 16: Chọn câu trả lời đúng :
A. Anken là những hydrocacbon mà phân tử có chứa một liên kết đôi C=C
B. Anken là những hydrocacbon mà CTPT có dạng C n H 2n , n ≥ 2, nguyên.
C. Anken là những hydrocacbon không no có CTPT C n H 2n , n ≥ 2, nguyên.
D. Anken là những hydrocacbon mạch hở mà phân tử có chứa một liên kết đôi C=C.
Bài 17: Số liên kết σ có trong một phân tử But -1-en là
A. 13 B. 10 C. 12 D. 11
Bài 18: Đivinyl tác dụng cộng HBr theo tỉ lệ mol 1:1, ở -80 ºC tạo ra sản phẩm chính là :
A. 3-brom-but-1-en. B. 3-brom-but-2-en. C. 1-brom-but-2-en D. 2-brom-but-3-en.
Bài 19: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua. B. buta-1,3-dien; cumen; etilen; trans-but-2-en.
C. stiren; clobenzen; isoprene; but-1-en. D. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.
Bài 20: Điều kiện để anken có đồng phân hình học?
A. Mỗi nguyên tử cacbon ở liên kết đôi liên kết với 1 nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử giống nhau.
B. Mỗi nguyên tử cacbon ở liên kết đôi liên kết với 2 nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác nhau.
C. Mỗi nguyên tử cacbon ở liên kết đôi liên kết với 2 nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử giống nhau.
D. Mỗi nguyên tử cacbon ở liên kết đôi liên kết với 1 nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác nhau.
Bài 21: Số đồng phân anken ứng với công thức C 5 H 10 là:
A. 2 B. 3 C. 5 D. 6
Bài 22: Cho các chất sau:
(1) CH 2 =CHCH 2 CH 2 CH=CH 2 ; (2) CH 2 =CHCH=CHCH 2 CH 3 ; (3) CH 3 C(CH 3 )=CHCH 2 ;
(4) CH 2 =CHCH 2 CH=CH 2 ; (5) CH 3 CH 2 CH=CHCH 2 CH 3 ; (6) CH 3 C(CH 3 )=CH 2 ;
(7) CH 3 CH 2 C(CH 3 )=C(C 2 H 5 )CH(CH 3 ) 2 ; (8) CH 3 CH=CHCH 3 .
Số chất có đồng phân hình học là:
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Bài 23: Trong phân tử axetilen liên kết ba giữa 2 cacbon gồm :
A. 1 liên kết pi (π) và 2 liên kết xích ma (σ). B. 2 liên kết pi (π) và 1 liên kết xích ma (σ).
C. 3 liên kết pi (π). D. 3 liên kết xích ma (σ).
Bài 24: Ứng với công thức C 5 H 10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo
A. 4 B. 5 C. 10 D. 7
Bài 25: Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ?
A. Phản ứng cộng của Br 2 với anken đối xứng. B. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
C. Phản ứng trùng hợp của anken. D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.
Bài 26: Hidrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. tên gọi của X là:
A. etilen B. Xiclopropan C. Xiclohexan D. stiren
Bài 27: Cho các chất sau: CH 2 =CH–CH 2 –CH 2 –CH=CH 2 ; CH 2 =CH–CH=CH–CH 2 –CH 3 ;
CH 3 –C(CH 3 )=CH–CH 3 ; CH 2 =CH–CH 2 –CH=CH 2 . Số chất có đồng phân hình học là:
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Bài 28: Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí của anken
A. Tan trong dầu mỡ B. Nhẹ hơn nước C. Chất không màu D. Tan trong nước
Bài 29: Monome của sản phẩm trùng hợp có tên gọi là polipropilen (P.P) là:
A. (-CH 2 -CH 2 -) n B. (-CH 2 (CH 3 )-CH-) n C. CH 2 =CH 2 D. CH 2 =CH-CH 3
Bài 30: Số đồng phân cấu tạo thuộc loại ankađien liên hợp ứng với công thức phân tử C 5 H 8 là:
A. 4. B. 2 C. 6. D. 7.
Bài 31: Cho các chất: xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm các chất
sau khi phản ứng với H 2 (dư, xúc tác Ni, t°) cho cùng một sản phẩm là:
A. 2-metylpropen, cis-but-2-en và xiclobutan. B. but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en.
C. xiclobutan, cis-but-2-en và but-1-en. D. xiclobutan, 2-metylbut-2-en và but-1-en.
Bài 32: Để phân biệt etan và eten, dùng phản ứng nào là thuận tiện nhất ?
A. Pư đốt cháy. B. Pư cộng với hiđro. C. Pư cộng với nước brom. D. Pư trùng hợp.
Bài 33: Ankađien là :
A. hiđrocacbon có 2 liên kết đôi C=C trong phân tử.
B. hiđrocacbon mạch hở có 2 liên kết đôi C=C trong phân tử.
C. hiđrocacbon có công thức là C n H 2n-2 .
D. hiđrocacbon, mạch hở có công thức là C n H 2n-2 .
Bài 34: Kết luận nào sau đây là không đúng ?
A. Ankađien là những HĐC không no mạch hở, phân tử có hai liên kết đôi C=C.
B. Ankađien có khả năng cộng hợp hai phân tử hiđro.
C. Những hợp chất có khả năng cộng hợp hai phân tử hiđro thuộc loại ankađien.
D. Những hiđrocacbon không no mạch hở, phân tử có hai liên kết đôi cách nhau một liên kết đơn được gọi là
ankađien liên hợp.
Bài 35 : Công thức tổng quát của ankadien là
A. C x H y B. C n H 2n-2 C. C n H 2n+2 D. C n H 2n
Bài 36: Hidro hóa hoàn toàn một olefin cần dùng hết 448ml H 2 (đktc) và thu được một ankan phân nhánh. Khi
cho cùn5g lượng olefin trên tác dụng với brom thì thu được 4,32 gam dẫn xuất dibrom. Biết các phản ứng xảy
ra hoàn toàn. Vậy olefin có tên gọi là:
A. 2-metylpropen B. 2-metylbut-2-en C. but-2-en D. 3-metylbut-1-en
Bài 37: Trong các đồng đẳng của etilen thì chất nào có %C = 85,71%
A. Etilen B. Butilen C. Hexilen D. Tất cả các anken
Bài 38: Đivinyl tác dụng cộng HBr theo tỉ lệ mol 1:1, ở 40 ºC tạo ra sản phẩm chính là :
A. 3-brom-but-1-en. B. 3-brom-but-2-en. C. 1-brom-but-2-en. D. 2-brom-but-3-en.
Bài 39: Ankađien CH 2 =CH–CH=CH 2 có tên gọi quốc tế là :
A. đivinyl. B. 1,3-butađien. C. butađien-1,3. D. buta-1,3-đien
Bài 40: Cao su buna là sản phẩm có thành phần chính là polime thu được từ quá trình
A. Trùng hợp butilen, xúc tác natri. B. Trùng hợp buta –1,3– đien, xúc tác natri.
C. Polime hoá cao su thiên nhiên. D. Đồng trùng hợp buta –1,3– đien với natri.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |