LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về ngày tết năm nay của em

Thuyết minh về ngày tết năm nay của em
 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
125
0
0
Nguyễn Vũ Tuệ Anh
08/03/2020 11:56:23

Trong tất cả các ngày lễ Tết, Tết nguyên đán được coi là ngày Tết quan trọng và đặc biệt nhất của người dân Việt Nam. Dù ngày Tết có bận rộn, có nhiều thứ để lo toan đến đâu thì người Việt cứ mỗi hàng năm đều mong Tết đến. Trải qua hàng ngàn năm, cuộc sống đã có bao điều biến đổi, những phong tục, tập quán cũng  đổi thay quá nhiều nhưng những phong tục đón Tết truyền thống của người Việt vẫn được lưu giữ không hề biến mất.

Tiễn ông Công, ông Táo về trời

Theo tâm linh của người Việt, có 3 vị thần cai quản việc bếp núc hay còn gọi là 3 ông đầu rau cai quản mọi chuyện trong nhà. Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người Việt ta có lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời để báo cáo cho Ngọc Hoàng biết chuyện làm ăn của gia đình trong năm đó. Chạp ông Công, ông Táo là sự kiện đầu tiên báo hiệu cho một cái Tết đã đến thật gần.

Ngày 23 tháng Chạp tiễn ông Táo, nhà nhà đều phải chuẩn bị lễ vật như hoa quả, mũ áo, vàng mã bằng giấy, cá chép còn sống với qua niệm rằng cá chép sẽ vượt vũ môn, hóa thành rồng để đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời. Tiễn ông Táo đi hôm 23, đến ngày 29 hoặc 30 Tết người ta cũng không quên mời ông Táo về trước Giao thừa, để ông lại tiếp tục công việc cai quản công việc trong nhà.

Phong tục đoàn viên, sum họp trong dịp Tết

Ngày thường mải miết làm ăn, các thành viên trong gia đình thường không có mặt đông đủ. Chỉ có riêng dịp Tết cả gia đình mới có dịp quây quần, đoàn tụ bên nhau để tâm sự, sẻ chia những buồn vui trong suốt một năm qua.

Tết là sự trở về, Tết là sum họp, Tết là đoàn viên. Suy nghĩ đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, để ai dù có đi xa đến đâu, có ở trong nước hay ngoài nước thì cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là cũng cố gắng trở về bên gia đình, để đón Tết cùng với ông bà, cha mẹ, anh em mình. Trở về để thấy mình không bị bơ vơ, lạc lõng giữa những tấp nập của dòng đời. Trở về để cùng ăn với nhau bữa cơm đoàn tụ, để tỏ lòng thành kính tổ tiên, ông bà, để gìn giữ truyền thống uống nước phải nhớ nguồn của dân tộc.

Phong tục gói bánh chưng, bánh Tét

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

Từ thời vua Hùng dựng nước đến nay, đã qua lịch sử hơn 4 ngàn năm dựng nước, cũng qua bốn ngàn năm dân tộc Việt lưu truyền tục gói bánh chưng, vào dịp Tết. Sau này, miền đất phía Nam được mở rộng ra, người dân nơi đây lại có tục gói bánh Tét, nguyên liệu cũng chẳn khác gì bánh chưng nhưng hình dáng thì dài hình trụ chứ không vuông giống bánh chưng.

Chiếc bánh chưng, bánh tét xanh được làm nên từ những vật phẩm thân quen của nền văn minh lúa nước như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, lá chuối, lạt giang… Ở khắp mọi nhà, trên mọi miền quê của đất Việt, dù là giàu sang hay nghèo khó, thiếu thốn hay đủ đầy, đô thị hay nông thôn thì cứ đến Tết là có bánh chưng, bánh Tét trong nhà.

Bên nồi bánh chưng đang đỏ lửa, ông bà cha mẹ kể cho con cháu nghe về truyền thuyết Lang Liêu gói bánh chưng bánh giày dâng vua Hùng, kể về truyền thống gia đình, về ân đức tổ tiên, qua đó mà giáo dục con cháu về đạo lý uống nước nhớ nguồn, về lễ hiếu và cách gìn giữ trân trọng truyền thống.

Gói bánh chưng cũng cần sự tỉ mỉ và khéo léo, làm sao để chiếc bánh chưng vuông vắn, chiếc bánh tét được tròn đầy, để dâng cúng tổ tiên được chiếc bánh đẹp nhất. Cùng với bánh cặp bánh chưng hay đôi đòn bánh tét, trên bàn thờ tiên tổ còn bày biện nào mâm ngũ quả (mỗi miền 5 loại quả khác nhau), nào bánh mứt, nào hoa tươi, rượu,… Tất cả tạo nên một Tết Việt rất đậm đà, rất riêng biệt, không hề giống với bất cứ một đất nước nào.

Tục xông đất (hay xông nhà)

Theo quan niệm dân gian của người Việt, một năm mới bắt đầu từ mồng Một Tết, nếu ngày mồng Một mà mọi việc suôn sẻ, thuận lợi, may mắn thì cả năm cũng được tốt lành, thuận lợi. Chính vì thế mà người khách đến thăm nhà đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng.

Gia đình thường để ý những người thân, họ hàng, bạn bè mình có ai có tuổi “tam hợp” với gia chủ hoặc là người có tính tình cởi mở, vui vẻ, rộng rãi, làm ăn phát đạt để nhờ xông đất đầu năm. Chính vì thế mà người được nhờ xông đất cũng cảm thấy được vui vẻ, tự hào.

Tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm

Ngày mồng Một Tết, các thành viên trong gia đình thường sum vầy, tụ họp đầy đủ tại nhà ông bà, cha mẹ để làm lễ cúng lạy tổ tiên, mừng tuổi các cụ cao niên và con trẻ. Người ta chúc nhau những điều may mắn, tốt lành nhất sẽ đến trong năm mới, chúc cho ông bà, cha mẹ mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi, như cây cao bóng cả tỏa bóng mát che chở cho con cháu. Người lớn thì mừng tuổi cho trẻ em những phong bao lì xì đỏ tươi cùng những lời chúc để ngoan ngoãn, hay ăn chóng lớn…

Xuất hành, du xuân đầu năm

Người ta quan niệm rằng hướng đi đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng, hướng đi này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của người đó trong cả năm sắp tới. Người ta thường xem sách vở, học những kinh nghiệm dân gian rồi xem sách lịch để chọn ra hướng xuất hành cho mình để năm mới mọi việc được may mắn, thuận lợi nhất.

Sau những giây phút đoàn tụ ấm cúng bên gia đình, dịp Tết người ta thường xuất hành đi lễ chùa, đi tới những danh lam thắng cảnh để cầu bình an, cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn cho một năm mới.

Khắp ba miền Bắc Trung Nam ở nước ta, đâu đâu cũng có những di tích, những đền, đài, chùa miếu, những danh lam thắng cảnh để du xuân. Đến đó, người ta thường cầu mong cho gia đình yên ấm, được dồi dào sức khỏe, năm mới làm ăn phát đạt, thành công.

Ngày nay, những chuyến du xuân xa hơn, nhiều hơn và phổ biến hơn khi biến thành những chuyến du lịch trong và ngoài nước. Người ta không chỉ đi đến những thắng cảnh, di tích ở quê hương mình mà còn đến những vùng đất mới để tham gia những lễ hội, khám phá nét đẹp trong phong tục tập quán và chiêm ngưỡng cảnh đẹp của thiên nhiên…

Trải qua ngàn đời, Tết Việt vẫn giữ được hồn riêng, vẫn là ngày lễ quan trọng nhất, ấm áp nhất, đủ đầy nhất của cả dân tộc. Mỗi mùa xuân về, mỗi dịp Tết đến là mỗi lần truyền thống được khơi dậy, tôn vinh và lan tỏa tới tất cả mọi thế hệ cũng là dịp tuyệt vời nhất để phong tục Việt được lưu truyền cho tới mãi mai sau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Vũ Tuệ Anh
08/03/2020 11:57:16
Tết Nguyên đán là ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Đây cũng là dịp gia đình quây quần, đoàn tụ bên nhau sau những ngày làm việc vất vả. Với người Việt Nam, tết Nguyên đán là những ngày lễ lớn nhất trong năm.

Trải qua bao nhiêu năm, những phong tục cổ truyền của người Việt vẫn giữ được những nét bản sắc dân tộc.

Thăm mộ tổ tiên

Từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp, con cái trong gia đình tề tựu đông đủ cùng nhau đi thăm, quét dọn mồ mả tổ tiên và đem theo hương đèn hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu.

Trang trí, sửa soạn nhà cửa ngày tết

Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp Tết đến xuân sang, nhà nhà đều dọn dẹp, sửa sang và trang hoàng nhà cửa thật đẹp theo đúng không khí của ngày Tết. Tất cả các đồ dùng trong gia đình, từ ghế ngồi, bàn thờ…đều được lau chùi sạch sẽ theo đúng nghĩa năm mới cái gì cũng phải mới. Trên tường treo những câu đối hoặc tranh tết. Trong nhà đặt các lọ hoa với đủ màu sắc tươi mới như cúc vàng, hoa hồng…hoặc những cây quất với những trái quất vàng ươm làm rực lên một góc không gian.

Nói đến tết không thể không nhắc đến hoa đào – loài hoa chỉ có vào mỗi dịp tết đến xuân sang ở miền Bắc, với người miền Nam thì có mai vàng.

Bên cạnh đó còn có mâm ngũ quả được bày lên trên bàn thờ. Các loại trái cây được bày lên thể hiện mong muốn của gia chủ cho một năm mới với những điều tốt lành.

Phong tục cúng ông Táo

Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người Việt Nam lại có tục cúng ông Táo. Ông Táo hay còn gọi là Thần Bếp, có trách nhiệm theo dõi mọi việc xảy ra trong gia đình rồi trình bào cho Trời. Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, nhà nào cũng thu dọn nhà cửa, bếp sạch sẽ rồi làm lễ cúng tiễn ông Táo lên trời, nhờ ông báo cáo những điều tốt đẹp để một năm mới bình an và may mắn.

Theo lệ, lễ cúng ông Táo được đặt trong bếp và phải có cá chép vì tục truyền rằng ông Táo cưỡi cá chép để lên trời.

Lễ rước vong linh Ông Bà

Là lễ mời ông bà về ăn Tết với con cháu.Chiều ngày 30 tháng Chạp, trên bàn thờ tổ tiên được bày 1 mâm cỗ bao gồm trái cây và thức ăn. Người gia trưởng thắp hương dâng lên bàn thờ, cầu xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho gia tộc được nhiều phước lành trong năm mới. Theo sau đó mọi người trong gia tộc đều chắp tay cung kính thỉnh vong linh ông bà về ăn Tết.

Chợ tết

Chợ ngày tết có không khí khác hẳn những phiên chợ ngày thường trong năm. Theo thói quen, người đi chợ sắm tết thường mua rất nhiều đồ. Tuy nhiên, những đồ này không phải là để dự trữ trong những ngày tết mà là theo thói quen, người Việt Nam thường quan niệm, cả năm mới có một ngày tết nên mua sắm cũng nhiều hơn ngày thường. Đặc biệt, những món ngon độc lạ mà ngày thường không có thì được bày bán trong những phiên chợ tết. Người người đi chợ sắm tết tạo nên không khí ngày tết ấm cúng, sôi nổi.

Tục xông nhà

Theo phong tục, cứ đến đêm giao thừa mọi người thường ở trong nhà không đi đến nhà khác để đợi có người đến xông nhà, rồi mọi người mới được đi chúc tết nhà khác. Người ta tin rằng, người xông nhà đầu năm sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chủ nhà trong cả năm mới. Tuổi tác người xông nhà cũng khá quan trọng, vì thế trước tết chủ nhà thường chọn người quen biết, hợp tuổi để đến xông nhà cho nhà mình.

Hái lộc đầu xuân

Trong đêm giao thừa, mọi người thường đi lễ chùa để cầu một năm mới tốt lành, sức khỏe tốt trong một năm mới. Sau đó người ta sẽ ngắt một cành lộc ở một cành cây nào đó. Nếu ngắt được cành lá tươi tốt thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên, ngày nay người ta ít làm tục này.

Phong tục chúc tết, mừng tuổi

Chúc tết hay mừng tuổi là những phong tục từ lâu đời để mong muốn những điều tốt lành nhất sẽ đến với mọi người trong gia đình. Theo lệ, thường thì vào mùng 1 con cái chúc tết ông bà, cha mẹ. Ông bà, cha mẹ cũng chúc lại con cháu bằng một phong lì xì có tiền đi kèm với lời chúc hay ăn, chóng lớn. Tiền lì xì thường là những tờ tiền còn mới, vì người ta quan niệm rằng, năm mới cái gì cũng phải mới mẻ thì một năm sẽ gặp được nhiều điều may mắn đến.

Trong những ngày đầu năm, thường thì từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 3, mọi người còn đến chúc tết anh chị em, bà con họ hàng, bạn bè để chúc những điều tốt đẹp nhất cho một năm mới đến. Khi chủ nhà được chúc tết thường tiếp đãi người đến chúc tết ăn uống để thể hiện thành ý và tình thân với nhau.

Phong tục xuất hành

Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm mới. Người ta tin rằng hướng đi này sẽ có ảnh hưởng tới tương lai của mỗi người trong năm sắp tới. Cho nên, theo tuổi tác của mình, mỗi người xem sách lịch do những nhà bói toán viết ra để chọn hướng đi và giờ bắt đầu cho thích hợp. Ngày nay phong tục này không còn được nhiều người tin và làm theo.

Tục kiêng cử

Trong 3 ngày đầu năm người ta thường thận trọng lời ăn tiếng nói và hành động vì tin rằng có thể đem lại hên xui cho cả năm. Thí dụ như không quét rác, nhất là quét xác pháo ra khỏi nhà vì bị xem là quét tiền ra cửa. Không tặng thuốc men hay dao nhọn vì bị xem là dấu hiệu của bệnh hoạn và xung khắc. Không khóc lóc than thở hay đập vỡ chén dĩa vì đó là dấu hiệu của sự đổ vở trong gia đình. Không mặc đồ trắng hay đen vì bị xem là dấu hiệu của sự tang tóc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư