Câu 1:
Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:
– Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
- Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
- Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.
- Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.
– Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):
- Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
- Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
- Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
- Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
- Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
– Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
- Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
- Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại.
- Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
- Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.
Câu 2:
- Giai đoạn Tân kiến tạo có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta:
+ Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại.
+ Xuất hiện các cao nguyên badan.
+ Sụt lún ở các đồng bằng phù sa trẻ.
+ Mở rộng biển Đông.
+ Hình thành các khoáng sản như dầu khí, bô xít, than bùn, ...
+ Đặc biệt sự xuất hiện loài người đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự tiến hoá sinh học của lớp vỏ địa lí Trái đất.