Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phong trào mở đầu cho thời kì phát triển mới của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918 – 1939 là

Câu 1.  Phong trào mở đầu cho thời kì phát triển mới của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918 – 1939 là:    
A. Cuộc chiến trnanh Bắc phạt.  
B. Phong trào ngũ tứ.
C. Nội chiến cách mạng lần thứ nhất.  
D. Cuộc khởi nghĩa Nam Xương.  
 Câu 2. Lực lượng chính tham gia vào phong trào Ngũ tứ ngay từ ngày đầu bùng nổ là:    
A. Công nhân, nông dân ở Vũ Xương  
B. Tư sản dân tộc và nông dân.  
C. Công nhân , nông dân, tiểu tư sản.  
D. Sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh.  
 Câu 3. Mục đích của phong trào Ngũ tứ là:  
A. Chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.  B. Chống lại chính quyền Trung Quốc đương thời.  
C. Đòi cải thiện điều kiện học tập của sinh viên.  
D. Phản đối những hành động của lực lượng Quốc dân Đảng  Câu 4. Phong trào Ngũ tứ đã đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ    
A. cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản.  
B. Từ cách mạng tư sản cũ sang cách mạng tư sản mới.  
C. Từ cách mạng dân chủ sang cách mạng dân tộc.  
D. Từ cách mạng dân chủ  tư sản kiểu cũ sang cách cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.  
Câu 5. Tác dụng lớn nhất của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc là gì?  
A. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển ở Trung Quốc.  
B. Tạo điều kiện cho chủ ngiã Mác-Lênin  được truyền bá vào Trung Quốc.  
C. Dẫn đến việc thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc vào năm 1921.  
D. Tạo điều kiện cho tư tưởng cách mạng tháng 10 Nga thấm sâu vào Trung Quốc.  
Câu 6. Sau phong trào Ngũ tứ , giai cấp nào nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Trung Quốc ?  
 A. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản
B. Giai cấp vô sản.  
C. Giai cấp tư sản.
 D. Giai cấp nông dân.    Câu 7. Điểm khác biệt lớn giữa phong trào Ngũ tứ so với cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là:  
A. Có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc.  
B. Sinh viên, học sinh là lực lượng khởi xướng phong trào.  
C. Tính chất chống đế quốc rất cao và triệt để.  
D. Có sự tham gia của giai cấp công nhân
 Câu 8. Lực lượng có công truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Trung Quốc là:  
A. Các thân sĩ bất bình với các thế hệ phong kiến quân phiệt.  
B. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị.  
C. Tầng lớp tri thức tiến bộ.  
D. Các sĩ phu yêu nước tiến bộ.  
Câu  9. Từ năm 1926 – 1927, Đảng cộng sản Trung Quốc đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm:  
A. Đánh đổ các tập đoàn phản động ở Bắc Kinh.  
B. Đánh đổ các tập đoàn Quốc dân Đảng ở Đài Loan.
C. Đánh đổ các tập đoàn quân phiệt Bắc Dương.  
D. Đánh đổ các tập đoàn quân phiệt ở Nam Kinh  
Câu 10. Cuộc “Chiến tranh Bắc phạt” ( 1926- 1927 ) ở Trung Quốc là:  
A. Cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn phong kiến quân phiệt ở Phương BắcTrung Quốc.  
B. Cuộc chiến tranh nhằm tranh giành ảnh hưởng giữa Đảng Cộng sản với Quốc dân Đảng.  
C. Sự xung đột giữa các lực lượng yêu nước Trung Quốc với bọn đế quốc xâm lược
 D. Cuộc chiến tranh giải phóng các dân tộc ở phương Bắc thoát khỏi ách thống trị của Đế Quốc.  
Câu 11. Sự kiện mở đầu cho cho các hoạt động công khai chống phá cách mạng kết thúc sự hợp tác của Quốc dân Đảng với Đảng Cộng sản Trung Quốc là:
 A. Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương ngày 1/8/1927.  
B. Tưởng Giới Thạch làm cuộc chính biến phản cách mạng ở Thượng Hải ngày 12/4/1927.  
C.Tưởng Giới Thạch thành lập “Chính phủ quốc dân” tại Nam Kinh ngày 18/4/1927.
 D. Chính phủ cách mạng Quảng Châu của Uông Tinh Vệ tuyên bố ly khai với Đảng Cộng sản ngày 15/7/1927.  
Câu 12. Nhiệm vụ cụ thể của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc trong những năm 1927 – 1937 là:  
A. Đánh đổ các thế lực đế quốc Anh, Mĩ ở Trung Quốc.
B. Tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất  
C. Chống sự xâm nhập của bọn quân phiệt Nhật vào đất nước Trung Quốc.  
D. Đánh đổ chính quyền Tưởng Giới Thạch, đại diện cho thế lực đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc.  
Câu 13. Cuộc chiến đấu chống Chính phủ Quốc dân Đảng của các lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những năm 1927 – 1937 được gọi là:  
A. Cuộc nội chiến Quốc - Cộng hay là nội chiến cách mạng lần thứ 2  
B. Cuộc nội chiến cách mạng lần thứ nhất.  
C. Cuộc chính biến cách mạng.  
D. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.  
Câu  14. Sau chiến tranh Bắc phạt, Trung Quốc bước vào thời kì nội chiến kéo dài trong khoảng thời gian nào?  
 A. Từ năm 1926 đến năm 1937  
B. Từ năm 1921 đến năm 1931  
C. Từ năm 1927 đến năm 1937
 D. Từ năm 1926 đến năm 1936    
Câu  15. Vì sao Đảng Cộng sản Trung Quốc và tập đoàn Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến vào năm 1937?  
A. Trung Quốc đứng trước nguy cơ xâm lược của Nhật.  
B. Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược của các nước đế quốc.
C. Trung Quốc còn phải đối phó với mặt ttrận ở phía Bắc trước sự nổi loạn của các thế lực phản động.
D. Cuộc nội chiến đã gây ra nhiều tổn thất cho dân tộc và đất nước Trung Quốc.  

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
611
0
1
...
28/03/2020 21:55:28
???

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×