Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Công lao (đóng góp/ vai trò) của phong trào nông dân Tây Sơn và Nguyễn Huệ đối với Lịch sử dân tộc?

                      BÀI 23: PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC,
                                            BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII
                                                                A. PHẦN BẮT BUỘC

I. TỰ LUẬN:

Công lao (đóng góp/ vai trò) của phong trào nông dân Tây Sơn và Nguyễn Huệ đối với Lịch sử
dân tộc?
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đầu thế kỷ XVIII, xã hội phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong như thế nào?
A. Bước vào giai đoạn suy yếu và khủng hoảng
B. Đàng Ngoài khủng hoảng, Đàng Trong vẫn còn ổn định và phát triển
C. Đàng Trong khủng hoảng, Đàng Ngoài vẫn còn ổn định và phát triển
D. Vẫn còn ổn định và phát triển
Câu 2: Năm 1771, anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở đâu?
A. Tây Sơn hạ đạo. B. Tây Sơn trung đạo.
C. Tây Sơn thượng đạo. D. Phủ Quy Nhơn.
Câu 3: Sau khi tiêu diệt các lực lượng chúa Nguyễn, Nguyễn Nhạc đã
A. tự xưng Hoàng đế. B. hành quân ra Bắc.
C. xây dựng vương triều rất tiến bộ. D. tiếp tục tiêu diệt tập đoàn Lê -Trịnh
Câu 4: Khi quân Tây Sơn giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của
cháu Nguyễn, ai là người còn sống sót đã chạy sang cầu cứu quân Xiêm?
A. Nguyễn Kim. B. Nguyễn Hoàng. C. Lê Chiêu Thống. D. Nguyễn Ánh.
Câu 5: Vua Xiêm tổ chức các đạo quân thuỷ - bộ bao gồm 5 vạn quân đánh chiếm vùng nào của
nước ta?
A. Gia Định. B. Quy Nhơn. C. Đồng Nai. D. Rạch Gầm - Xoài Mút.
Câu 6: Đầu tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vượt biển vào Gia Định và đóng đại
bản doanh tại đâu?
A. Tiền Giang. B. Mỹ Tho. C. Kiên Giang. D. Vĩnh Long.
Câu 7: “Anh hùng áo vải” là từ dùng để chỉ người anh hùng nào?
A. Lê Lợi. B. Nguyễn Trãi. C. Nguyễn Huệ. D. Nguyễn Nhạc.
Câu 8: Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, xây dựng vương triều trị vì trên vùng đất từ
A. Thanh Hóa ra Bắc. B. Phú Xuân ra Bắc.
C. Thuận Hóa ra Bắc. D. Nghệ An ra Bắc.
Câu 9: “ Đánh cho để dài tóc / Đánh cho để đen răng / đánh cho nó chích luân bất phản / Đánh
cho nó phiến giáp bất hoàn / đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ”. Đây là lời hiểu
dụ của ai ?
A. Quang Trung. B. Nguyễn Nhạc. C. Nguyễn Trãi. D. Lê Lợi.
Câu 10: Ai là người cầu cứu nhà Thanh, để vua Thanh có cớ sai tướng đem 29 vạn quân vào xâm
lược nước ta?
A. Nguyễn Ánh. B. Trịnh Kiểm. C. Lê Chiêu Thống. D. Lê Long Đĩnh.

2

Câu 11: Hai mươi chín vạn quân Thanh do tên tướng nào chỉ huy, theo bốn đường tiến đánh nước
Đại Việt ?
A. Tôn Sĩ Nghị. B. Hứa Tế Hanh. C. Sầm Nghi Đống. D. Liễu Thăng.
Câu 12: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là
A. Quang Trung. B. Thuận Thiên. C. Hồng Đức. D. Tự Đức.
Câu 13: Chiến thắng có ý nghĩa to lớn của nghĩa quân Tây Sơn vào năm 1785 là gì?
A. Hạ thành Quy Nhơn
B. Đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược
C. Đánh bại 5 vạn quân Xiêm xâm lược ở Rạch Gầm - Xoài Mút.
D. Đánh sụp tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong
Câu 14: Ai là người có công lớn trong việc đập tan chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ
chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài?
A. Nguyễn Huệ. B. Nguyễn Nhạc. C. Nguyễn Lữ. D. Ba anh em Tây Sơn.
Câu 15: Năm 1792 vua Quang Trung đột ngột qua đời, triều đình rơi vào tình trạng
A. lục đục. B. suy yếu. C. lục đục, suy yếu. D. khủng hoảng.
Câu 16: Sau khi đánh tan 29 vạn quân Thanh, vua Quang Trung đã làm gì?
A. Phát triển văn hóa xã hội.
B. Phát triển kinh tế đất nước.
C. Lên ngôi hoàng đế, xây dựng vương triều mới tiến bộ.
D. Xây dựng vương triều mới với nhiều chính sách tiến bộ.
Câu 17: Những chính sách nào sau đây không phải là chính sách của vương triều Tây Sơn?
A. Kêu gọi dân phiêu tán về quê sản xuất.
B. Lập lại sổ hộ tịch, địa bạ.
C. Đưa chữ Nôm làm văn tự chính thức của quốc gia.
D. Dè dặt trong quan hệ với phương Tây.
Câu 18: Ý nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Tây Sơn?
A. Chế độ phong kiến ở cả Đàng trong và Đàng ngoài đều khủng hoảng sâu sắc.
B. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
C. Phong trào nông dân bị đàn áp.
D. Đất nước được thống nhất nhưng chính quyền mới bị suy thoái.
Câu 19: Duyên cớ để quân Xiêm sang xâm lược nước ta năm 1785 là gì?
A. Chúa Nguyễn nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới Chân Lạp.
B. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm trước sức ép của Chúa Nguyễn.
C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sự tấn công của quân Tây Sơn.
D. Quân Tây Sơn không cử sứ thần sang giao hảo với quân Xiêm.
Câu 20: Tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch?
A. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch.
B. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.
C. Đó là một con sông lớn.
D. Hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp.

3

Câu 21: Những trận đánh quyết định của quân Tây Sơn quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược
vào mùa xuân Kỷ Dậu (1789) diễn ra theo thứ tự như thế nào?
A. Đống Đa - Hà Nội - Ngọc Hồi. B. Hà Hồi - Ngọc Hồi - Đống Đa.
C. Đống Đa - Ngọc Hồi - Hà Hồi. D. Ngọc Hồi - Hà Hồi - Đống Đa
Câu 22: Tướng nào của giặc phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau khi thất bại ở Ngọc Hồi và Đống Đa
vào thế kỉ XVIII.
A. Sầm Nghi Đống. B. Hứa Thế Thanh.
C. Tống Sĩ Nghị. D. Càn Long.
Câu 23: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây sao cho đúng: "Trong 17 năm liên tục chiến đấu,
phong trào Tây Sơn đã đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của..... bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ
của Tổ Quốc?
A. quân Mãn Thanh. B. quân Xiêm La.
C. quân Xiêm, Thanh. D. quân của Sầm Nghi Đống.
Câu 24: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế vào thời điểm nào?
A. Sau khi đánh tan quân Xiêm.
B. Sau khi đánh tan quân Thanh.
C. Sau khi tiêu diệt tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh.
D. Trước khi xuất quân lên đường ra Bắc đại phá quân Thanh.
Câu 25: Chọn ý đúng nhất về đặc điểm của cuộc kháng chiến chống quân Thanh
A. Hành quân thần tốc.
B. Quân đội được tổ chức qui củ.
C. Diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng.
D. Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, giành thắng lợi nhanh chóng.
Câu 26: Vì sao nói trong các năm 1786 – 1788, phong trào Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự
nghiệp thống nhất đất nước?
A. Lần lượt đánh bại các tập đoàn phong kiến phản động Nguyễn ở Đàng Trong và Trịnh - Lê ở
Đàng Ngoài, làm chủ toàn bộ đất nước.
B. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra ở Đàng Trong được nhân dân hai Đàng hưởng ứng.
C. Khởi nghĩa lật đổ chính quyền Lê – Trịnh tồn tại hàng ngàn năm.
D. Cuộc khởi nghĩa đã thu hút các lãnh tụ và người lãnh đạo cả hai Đàng.
Câu 27: Nội dung nào không phải là công lao của phong trào Tây Sơn
A. Đánh tan quân xâm lược xiêm, Thanh.
B. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến.
C. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong. 
D. Lật đổ chính quyền Trịnh - Lê ở Đàng Ngoài.

2 trả lời
Hỏi chi tiết
850
1
0
Quách Trinh
04/04/2020 12:17:14
Câu tự luận
* Công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước:
- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và đánh tan quân xâm lược Xiêm:
+ Năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra tại ấp Tây Sơn (Bình Định).
+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào.
+ Từ năm 1784 đến năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu biểu ở Rạch Gầm - Xoài Mút.
- Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài:
+ Trong những năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn đã lần lượt lật đổ hai tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.
+ Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, giữ vững độc lập dân tộc.
* Đánh giá:
- Chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ.
- Phong trào Tây Sơn đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước.
- Công lao của quân Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước gắn liền với bảo vệ độc lập dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Hà Dương
04/04/2020 17:50:45

Câu 1: B

Câu 2:C

Câu 3:D

Câu 4:D

5:A

6-B

7-C

8-C

9-A

10-C

11-A

12-A

13-C

14-B

15-C

16-C

17-D

18-D

19-C

20-B

21-B

22-A

23-C

24-D

25-D

26-A

27-B

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Lịch sử Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k