LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tả cảnh là tả cảnh thiên nhiên và tả cảnh lao động sinh hoạt

“Tả cảnh” là tả cảnh thiên nhiên và tả cảnh lao động sinh hoạt. Dù tả đối tượng nào, để viết được bài văn tả cảnh, các em cũng phải thực hiện các bước. Những bước đó là gì?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
836
1
0
Băng Tuyết
08/04/2020 18:25:15
Tả lại cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân (những nét chính về cuộc đời, phong cách sáng tác,…)

- Giới thiệu về bài văn “Cô Tô” (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…)

II. Thân bài

1. Cảnh Cô Tô sau cơn bão

- Vị trí quan sát: nóc đồn

- Cảnh vật sau cơn bão:

+ Một ngày trong trẻo, sáng sủa

+ Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt

+ Nước biển lam biếc đậm đà hơn

+ Cát lại vàng giòn hơn

+ Lưới nặng mẻ cá giã đôi

→ Các hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, đặc sắc, dùng hàng loạt tính từ để gợi tả

→ Cảnh vật Cô Tô hiện lên trong trẻo, tinh khiết, tràn đầy sức sống sau cơn bão

2. Cảnh mặt trời lên trên đảo Cô Tô

- Điểm nhìn: từ những hòn đá đầu sư, sát mép nước

- Cảnh mặt trời mọc được miêu tả:

+ Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi

+ Mặt trời nhú lên dần dần

+ Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn

+ Quả trứng hồng hào... nước biển ửng hồng

+ Y như một mâm lễ phẩm

→ Nghệ thuật so sánh, sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế

→ Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.

3. Cảnh sinh hoạt buổi sáng của con người trên đảo Cô Tô

- Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ

- Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp...

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.

→ Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.

- Đó là cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con... lũ con hiền lành.

→ Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài văn:

+ Nội dung: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô

+ Nghệ thuật: từ ngữ điêu luyện, chính xác, giàu hình ảnh, so sánh,…

- Cảm nhận của bản thân về bài văn và về đảo Cô Tô
{ Tick điểm cho mk nha bn}

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
•Hanna•
08/04/2020 18:28:07

Các bước làm văn miêu tả :

Bước 1: Tìm hiểu đề

Bước 2: Quan sát tìm ý

Bước 3: Sắp xếp ý (lập dàn ý)

Bước 4: Viết bài hoàn chỉnh

Bước 5: Kiểm tra lại bài.

Các bước làm bài văn tả cảnh chi tiết

Để rèn cho học sinh thói quen làm tuần tự theo các bước kể trên khi làm văn thì mỗi bước làm giáo viên cũng phải hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ về phương pháp cũng như cách suy nghĩ, cách thực hiện bài làm.

Bước 1: Tìm hiểu đề

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm những công việc sau: Đọc kĩ đề; phân tích đề.

Phân tích đề bằng cách: Gạch 1 gạch dưới các từ xác định thể loại bài văn; gạch 2 gạch dưới từ xác định đối tượng miêu tả.

Bước 2: Bước quan sát và tìm ý, đây là bước quyết định thành công của bài văn, học sinh muốn viết được bài văn hay, sống động phải có được sự quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả và phải có sự ghi chép tỉ mỉ, chi tiết những đặc điểm mình miêu tả.

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả nhiều lần và bằng nhiều giác quan khác nhau như thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác... nhằm giúp các em nhận biết về cảnh đầy đủ và chính xác hơn.

Muốn quan sát có hiệu quả, quan sát phải có tính mục đích, người quan sát phải có cách nghĩ, cách cảm của riêng mình.

Quan sát để làm văn nhằm phản ánh một đối tượng cụ thể, vừa chi tiết, vừa có tính khái quát. Qua chi tiết, người đọc phải thấy được bản chất của sự việc. Vì vậy quan sát phải có lựa chọn.

Nếu yêu cầu các chi tiết cụ thể nhưng đó không phải là những chi tiết rời rạc, tản mạn, mang tính chất liệt kê.

Chi tiết không cần nhiều mà phải chọn lọc, lựa chọn những điểm riêng biệt, nổi bật, gây ấn tượng,…

Đó là những chi tiết lột tả được cái thần của cảnh. Khi quan sát, cần sử dụng đồng thời nhiều giác quan và điều quan trọng là phải quan sát bằng tấm lòng. Mục đích quan sát sẽ quy định đối tượng và phương pháp quan sát.

Để tả cảnh, cần xác định vị trí quan sát. thời điểm quan sát, trình tự và nội dung quan sát. Quan sát phải luôn gắn với việc tìm ý và tìm từ ngữ để diễn tả. Để giúp quan sát và tìm ý, với mỗi đề bài cần có một hệ thống câu hỏi gợi ý nội dung quan sát và các ý cần xác lập.

Nếu học sinh không thực hiện tốt bước quan sát và tìm ý sẽ không có chất liệu để làm văn, từ đó học sinh sẽ không có hứng thú làm bài hoặc sao chép bài văn từ những bài văn mẫu.

Tuy nhiên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách ghi chép tỉ mỉ những điều mình quan sát tạo thành một cuốn cẩm nang để khi miêu tả học sinh có sẵn tư liệu để làm bài.

Bước 3: Sắp xếp ý và lập dàn ý

Sau khi quan sát và tìm ý, trước khi lập dàn bài chi tiết, học sinh cần xác định trình tự miêu tả để sắp xếp các ý một cách hợp lí. Trình tự miêu tả trong văn tả cảnh có thể là trình tự không gian, có thể là trình tự thời gian tuỳ theo từng cảnh để lựa chọn cho phù hợp.

Do nội dung chương trình trong sách giáo khoa phân bố thì học sinh luyện viết các đoạn văn tả cảnh rất nhiều. Những bài văn tả cảnh hoàn chỉnh chỉ yêu cầu thực hiện trong các tiết kiểm tra.

Chính vì thế, giáo viên có thể đưa dàn ý chung cho một bài văn tả cảnh, và cả dàn ý cho một đoạn văn tả cảnh để học sinh dựa vào đó lựạ chọn cách viết cho phù hợp. Có thể cho học sinh quan sát theo bảng, cũng có khi cho học sinh quan sát và ghi theo sơ đồ tư duy.

Tham khảo chi tiết: Dàn ý cho các bài văn tả cảnh lớp 5 chi tiết Phần 1

Bước 4: Tạo bài văn

Đây là giai đoạn quan trọng nhất và cũng là khâu khó nhất, đòi hỏi học sinh phải linh hoạt vận dụng nhiều kiến thức để làm. Học sinh phải biết:

Dùng từ, đặt câu, dựng đoạn; vận dụng phong cách ngôn ngữ văn bản; bám sát dàn bài để viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Muốn học sinh làm tốt bước này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện theo các yêu cầu sau:

Dùng từ: Dùng từ phải đảm bảo độ chính xác, đồng thời biểu hiện được tư tưởng, tình cảm một cách rõ ràng; phải tuân thủ các tiêu chuẩn chính tả; dùng từ gợi cảm, gợi tả (thường là các từ đơn, từ ghép, từ láy, động từ)…

Dùng từ giàu hình ảnh, âm thanh: Thường là các từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh... ; sử dụng từ gần nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, các biện pháp tu từ về từ

Đặt câu: Trong khi làm văn, học sinh phải viết câu văn đúng ngữ pháp nghĩa là bản thân em đó phải xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ, đâu là các vế trong câu ghép.

Các em phải biết sử dụng các phép liên kết câu như: Phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng,..., biết sử dụng các biện pháp tu từ về câu (câu hỏi tu từ, đảo ngữ, điệp ngữ, so sánh, nhân hoá...).

Học sinh phải phân biệt được câu văn kể với câu văn tả để khi viết sẽ sử dụng các câu văn miêu tả tránh dùng câu kể khiến người đọc có cảm giác như người viết đang kể lể dài dòng về cảnh.

Câu văn kể chỉ nêu một thông báo cho người đọc, người nghe.

Câu văn tả là câu văn phối hợp nhiều yếu tố (Các kiểu câu, các loại câu, các biện pháp tu từ về câu, các từ gợi tả, gợi cảm) để người đọc, người nghe có thể cảm thấy được hình ảnh, màu sắc, âm thanh, cảm xúc ... của cảnh đó.

Dựng đoạn: Đoạn văn là phần văn bản nằm giữa hai chỗ xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Khi làm bài thông thường học sinh chỉ để ý đến từ, câu mà ít quan tâm đến đoạn văn.

Cách trình bày một đoạn văn thường là diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, tổng phân hợp. Song đó không phải là phần lý thuyết giáo viên dạy cho học sinh tiểu học mà nhiện vụ của giáo viên là giúp các em biết cách viết các đoạn văn, biết trình bày các đoạn văn theo các cấu trúc trên.

Trong các mô hình cấu trúc một đoạn văn trên thì cấu trúc tổng - phân - hợp là tiêu biểu nhất đối với học sinh tiểu học. Cấu trúc này tương ứng với cấu trúc của cả bài văn.

Liên kết đoạn văn: Khi trình bày bài văn thành nhiều đoạn khác nhau, các em cần phải biết cách liên kết đoạn văn. Liên kết đoạn văn có thể dùng từ ngữ, dùng câu.

Quan hệ giữa đoạn văn với đoạn văn: Để tạo ra sự lôgic trong diễn đạt thì học sinh có thể dựa vào quan hệ không gian, quan hệ thời gian, quan hệ đặc điểm (với dạng bài tả cảnh thì thường dùng quan hệ không gian, quan hệ thời gian)

Ngoài ra quan hệ giữa các đoạn văn có thể là quan hệ giữa ý chính và ý diễn giải, giữa ý cụ thể với ý tổng kết...

Bước 5: Kiểm tra lại toàn bộ bài văn: Kiểm tra lại toàn bộ bài văn là bước quan trọng nhưng thực tế đây là bước mà nhiều giáo viên bỏ qua hoặc nếu có thực hiện thì chỉ lướt qua gọi là có.

Sau khi viết xong bài văn, sau khi nhận bài chấm của cô, nhiều em không biết mình viết không được ở chỗ nào, lỗi sai ở đâu, không hay ở đâu, có khi chỉ nhìn xem mình được mấy điểm, hơn kém ai,…

Bước kiểm tra này có thể tự học sinh kiểm tra sau khi viết xong bài (ở nháp, ở dàn bài chi tiết hoặc bài hoàn chỉnh), khi nhận xét bài của bạn, trong tiết trả bài.

0
0
•Hanna•
08/04/2020 18:28:28
Chấm điểm cho mik nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư