Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bọn phong kiến phương Bắc âm mưu đồng hóa dân tộc ta nhưng dân ta vẫn giữ được phong tục tập quán riêng. Chứng minh điều đó

Bọn phong kiến phương Bắc âm mưu đồng hóa dân tộc ta nhưng dân ta vẫn giữ được phong tục tập quán riêng. Chứng minh điều đó

3 trả lời
Hỏi chi tiết
497
0
0
hiếu
21/04/2020 14:42:32

v     Về chính trị - xã hội:

Bọn đô hộ đã tiến hành các đợt di cư ồ ạt từ phương Bắc xuống, cho người Hán sống lẫn với người Việt để đồng hoá người Việt.Chúng hi vọng điều đó sẽ làm thay đổi được cơ cấu dân cư, theo hướng tăng tỉ lệ người nhập cư, tạo cơ sở xã hội mới cho chính quyền giai cấp thống trị. Tình trạng này được đẩy mạnh từ cuối thời Tây Hán và tăng cường vào đầu Đông Hán. Sử chép, nhiều lần nhà Tần, Hán áp dụng chính sách di dân khẩn thực, đẩy những người có tội xuống chiếm giữ phương Nam và cho ở lẫn với người Việt. Thành phần dân di cư dù tự nguyện hay bị cưỡng bức thì cũng đều có điểm chung: họ là người Trung Quốc, thấm sâu những phong tục tập quán và lễ nghi của Trung Quốc. Khi đến Âu Lạc, qua một thời gian sống cùng nhân dân Âu Lạc, bộ phận này đã truyền bá văn hóa, phong tục, tập quán vào nước ta một cách tự nhiên để biến người Việt người Hán, làm cho tinh thần đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta bị tiêu diệt. Các dòng họ Sỹ (Sỹ Nhiếp), họ Vy (gốc Hàn Tín), họ Thẩm (gốc nhà Chu), họ Lại, họ Đào, họ Lê...hầu hết mới chỉ xuất hiện từ thời Bắc thuộc.

            Cùng với chính sách di dân, phong kiến phương Bắc còn lợi dụng đội ngũ quí tộc người Việt để thực hiện mưu đồ đồng hoá của chúng. Về mặt chính trị, không phải tất cả các quí tộc Việt đều chịu hợp tác với quân đô hộ, nhưng về mặt văn hóa thì đây là lực lượng tiếp cận ảnh hưởng văn hóa ngoại lai và lan tỏa nó một cách rất nhanh chóng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
hiếu
21/04/2020 14:43:14

 Về văn hoá - tư tưởng:

            Bọn đô hộ đã thực hiện triệt để chính sách đồng hóa của mình, với các biện pháp.

            Một là, truyền bá đạo Nho vào nước ta nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu thống trị của phong kiến phương Bắc.

            Nho giáo hay Khổng giáo là hệ thống tư tưởng triết lí, đạo đức, thể chế cai trị vốn xuất hiện ở Trung Quốc từ rất sớm. Ngay từ thời Tây Hán, Nho giáo đã bất đầu xâm nhập vào xã hội Việt để làm công cụ nô dịch và đồng hóa nhân dân ta về tư tưởng và tinh thần, để bao biện cho chủ nghĩa đại Hán ''thiên tử thiên hạ'' và thuyết chính danh định mệnh của nó.

            Hai là, giai cấp thống trị đã mở trường để dạy học, truyền bá đạo Nho trong xã hội Việt Nam và đào tạo đội ngũ quan lại người Việt phục tùng nhà Hán, làm công cụ tay sai cho thiên triều.

            Ngay từ đầu công nguyên, các thái thú Tích Quang, Nhâm Diên càng tích cực “dựng học hiệu để dạy lễ nghĩa” cho dân Giao Chỉ, Cửu Chân. Về sau, nhiều nho sĩ người Hán có tài năng được chính quyền phương Bắc cử sang Giao Chỉ để truyền bá Nho giáo và dần dần được cất nhắc lên những chức vụ cao. Dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú Giao Chỉ, Nho học càng thêm thịnh hành và trở thành công cụ chính trị, tư tưởng hàng đầu của chính quyền Giao Chỉ. Nhiều sĩ phu Trung Quốc đã sang Việt Nam, mở trường dạy học ở Luy Lâu, Long Biên truyền bá tư tưởng và đạo đức Hán Nho vào xã hội Âu Lạc.

1
0
hiếu
21/04/2020 14:43:32

Song song với chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc, cuộc đấu tranh chống đồng hoá của nhân dân Âu lạc cũng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá.

            Để chống đồng hóa, chống Hán hoá, duy trì và bảo lưu truyền thống văn hoá, người Việt: một mặt, vừa củng cố những điểm trội của văn hoá truyền thống để tạo khả năng chống lại có hiệu quả một cách quyết liệt hành vi xâm lược và đồng hoá; mặt khác, hoàn thiện và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, trong đó có tiếp thu những tiến bộ của văn hoá Hán, làm phong phú thêm cho nền văn hoá truyền thống, để thích nghi hơn với hoàn cảnh mới.

            Trên cái nền của văn hoá bản địa vững chắc, cùng với các yếu tố văn hoá Đông Nam Á, Ấn Độ trong văn hóa Việt đã góp phần trung hoà những ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa thời Bắc thuộc, khiến cho văn hoá Việt vẫn mang bản sắc độc đáo, đặc thù.

            Chẳng hạn, về văn hoá vật chất, từ chỗ tiếp thu kĩ thuật làm giấy của người Trung Hoa, nhân dân ta đã biết tìm tòi, khai thác nguồn nguyên liệu địa phương (gỗ trầm, rêu biển...) để chế tác những loại giấy tốt, thậm chí chất lượng còn tốt hơn cả những giấy được sản xuất từ Trung Quốc. Hoặc, trong khi chịu ảnh hưởng của kĩ thuật gốm sứ Trung Quốc, chúng ta vẫn sản xuất ra các mặt hàng độc đáo như sanh hai quai (Trung Quốc chỉ có chảo), ống nhổ, bình con tiện có đầu voi, bình gốm có nạm đá...

            Tuy nhiên, thành tựu tiêu biểu nhất trong cuộc đấu tranh chống đồng hoá chính là được thể hiện trên lĩnh vực văn hóa tinh thần. Trong quá trình này, văn hoá của người Việt đã không ngừng hấp thụ và hội nhập những yếu tố văn hoá ngoại sinh trên nền tảng của văn hoá truyền thống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư