Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Liên hệ với nhận thức bản thân trong việc xác lập thế giới quan khoa học

Liên hệ với nhận thức bản thân trong việc xác lập thế giới quan khoa học.

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
408
1
0
Ben
24/04/2020 10:56:32

Cộng điểm 
Khoa học xã hội - nhân văn là một tập hợp lớn các ngành, chuyên ngành khoa học khác nhau cùng nghiên cứu về xã hội và con người, lấy xã hội và con người làm đối tượngvà khách thể nghiên cứu. Triết học, đặc biệt là triết học xã hội, chính trị học và các khoa học chính trị, sử học, xã hội học, đạo đức học, tâm lý học, văn hóa học,... là những môn khoa học nằm trong hệ thống chỉnh thể các khoa học xã hội và nhân văn. Trong hệ thống các môn khoa học này, lý luận kinh điển Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh có vị trí và vai trò quan trọng đặc biệt. Với tính cách là một khoa học, lý luận Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đóng vai trò nền tảng tư tưởng, tinh thần của xã hội, định hướng về lập trường và quan điểm, nguyên tắc và phương pháp cho nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn, bảo đảm cho nghiên cứu khoa học về xã hội, về con người đúng đắn, có kết quả, có tác động hữu ích và thiết thực đối với đời sống xã hội và con người, góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, sự hoàn thiện nhân cách con người, phù hợp với quy luật khách quan - quy luật của tiến bộ lịch sử. Theo đó, lý luận - ở đây là lý luận kinh điển Mác-xít (hay còn có thể gọi là các môn khoa học lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin) là bộ phận cốt yếu của khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta, cũng như ở các nước xã hội chủ nghĩa với vai trò lãnh đạo, cầm quyền của đảng cộng sản và sự quản lý của nhà nước pháp quyền, trong đó có chức năng quản lý nhà nước về khoa học, về hoạt động nghiên cứu khoa học.

Sự khác biệt căn bản giữa khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ với khoa học xã hội - nhân văn và lý luận là sự khác biệt về đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Nếu khoa học tự nhiên nghiên cứu giới tự nhiên, môi trường tự nhiên, tồn tại độc lập khách quan bên ngoài đời sống xã hội, lịch sử xã hội và con người, không phụ thuộc vào ý thức con người, nhằm khám phá quy luật vận động của giới tự nhiên - “thân thể vô cơ” của con người như C. Mác nói, thì khoa học xã hội - nhân văn lại nghiên cứu về xã hội, đời sống xã hội, cấu trúc xã hội và các quan hệ xã hội của con người. Chính trong đời sống hiện thực xã hội đó diễn ra những hoạt động của con người những chủ thể có ý thức để con người và loài người sáng tạo ra lịch sử như “một tự nhiên thứ hai” (C. Mác) của mình. C. Mác cũng từng nhấn mạnh rằng, con người và loài người sáng tạo ra lịch sử, không phải tùy tiện, chủ quan mà tuân theo những quy luật khách quan, do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan quy định, chi phối và chế ước. Con người nhận thức giới tự nhiên, khám phá các quy luật tự nhiên, chúng tác động tự phát vào trong quá trình tự vận động, tự biến đổi của tự nhiên để tồn tại trong môi trường tự nhiêncải biến tự nhiên một cách có ý thức, phù hợp với quy luật khách quan, phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của mình, đó là sáng tạo ra xã hội, ra lịch sử, không phải hư vô, thần bí mà trên những tiền đề vật chất nhất định. Giới tự nhiên có thể ví như cái giá đỡ vật chất, không có cái nền tảng hiện thực đó, không thể có xã hội và lịch sử.

Do đó, con người và loài người trước khi sáng tạo ra xã hội và lịch sử của mình, nó đã từng là một bộ phận của giới tự nhiên như một tất yếu. Tuân theo quy luật tự nhiên để cải biến tự nhiên vì mục đích xã hội và nhân văn cũng là một tất yếu khách quan. Khám phá bản chất, quy luật và hành động thuận theo quy luật chính là sức mạnh và khả năng sáng tạo của chủ quan, chủ thể trong sự ràng buộc tất yếu của cái khách quan. Ph. Ăng-ghen đã từng cảnh báo: con người đối xử với tự nhiên đúng như quy luật của nó thì tự nhiên sẽ phục vụ con người như một “cô hầu gái ngoan ngoãn”, trái lại nếu con người can thiệp tùy tiện vào giới tự nhiên một cách trái quy luật thì giới tự nhiên sẽ trả thù con người, sẽ tác oai tác quái như một “mụ phù thủy độc ác”. Do đó, con người không thể đối xử với tự nhiên như một “tên thực dân xâm lược” mà trái lại, phải “hiểu” tự nhiên (bởi tự nhiên thường tự giấu mình) để ứng xử “thuận hòa” với tự nhiên. Đòi hỏi đó là khách quan. Một triết lý sống được đưa ra trước loài người: để “làm chủ” tự nhiên, để “chinh phục” tự nhiên theo chiều hướng nhân văn vì mục đích sống an toàn, hạnh phúc cho cộng đồng nhân loại thì con người văn minh và xã hội hiện đại phải “làm bạn” với tự nhiên, phải “thân thiện” với nó chứ không phải tàn phá nó một cách vô lối và khai thác nó đến kiệt quệ, phá vỡ tính cân bằng của môi trường sinh thái. Những biến đổi của khí hậu, thiên tai, lũ lụt, những con sóng thần hung dữ, những dòng sông chết, nước biển dâng như hiện nay,... đều là cái giá phải trả do hành vi làm trái quy luật của chính con người gây ra. Thảm họa môi trường đang là một vấn đề toàn cầu, đe dọa từng ngày, từng giờ đến cuộc sống con người càng cho thấy thái độ tôn trọng khách quan, tuân thủ quy luật khách quan có tầm quan trọng sống còn đối với con người và loài người như thế nào.

Khoa học xã hội - nhân văn và lý luận thấm nhuần quan điểm khách quan khoa học trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng phải góp phần thích đáng vào công cuộc bảo vệ môi trường tự nhiên đang bị hủy hoại - mà sự hủy hoại này lại do chính con người gây ra như một hành vi tự sát - bằng cách xây dựng vững chãi cơ sở khoa học cho một triết lý sống mới: từ tàn phá tự nhiên sang bảo vệ tự nhiên, thực hiện sự hài hòa tự nhiên - xã hội trong phát triển. Từ đây, có thể nhận rõ tính đặc thù của các quy luật xã hội và tính đặc thù của khoa học xã hội - nhân văn, của lý luận trên quan điểm khách quan khoa học.

Nếu quy luật tự nhiên tác động một cách tự phát trong biến đổi tự nhiên thì quy luật xã hội lại tác động vào xã hội thông qua nhận thức và hành động tự giác của con người. Khoa học tự nhiên và nghiên cứu khoa học tự nhiên không có tính giai cấp nhưng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của các nhà tự nhiên học vào đời sống xã hội, khi xã hội đã phân chia thành giai cấp, có đối kháng và mâu thuẫn giai cấp do những khác biệt và xung đột lợi ích giai cấp mà ra, thì lại chịu tác động từ các giai cấp, các chủ thể thống trị và cầm quyền, thông qua lăng kính giai cấp, thông qua thể chế chính trị, tập trung ở quyền lực nhà nước cũng như chịu tác động từ ý thức hệ của giai cấp thống trị. Một ví dụ kinh điển mà mọi người đều thấy, nghiên cứu và ứng dụng sức mạnh của năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình, phát triển sản xuất và kinh tế, làm giảm nhẹ sức lao động của con người và phục vụ dân sinh khác về bản chất với việc dùng những sức mạnh ấy của bom đạn vào chiến tranh, xâm lược, giết hại và hủy diệt hàng loạt sinh mạng, gây ra thảm họa cho loài người.

Khoa học xã hội - nhân văn và lý luận trên quan điểm khách quan khoa học giúp ta nhận rõ những tính khác biệt đặc thù của nó so với khoa học tự nhiên và kỹ thuật - công nghệ. Những tính khác biệt đặc thù này, một mặt, vẫn không xa rời tính phổ biến của khoa học, của tri thức và chân lý khoa học nói chung; mặt khác, đặt ra những yêu cầu cho nhà khoa học, nhà lý luận trong nghiên cứu các vấn đề về xã hội và con người. Yêu cầu ấy, xét đến cùng, cũng do tính khách quan quy định.

Đây là một vấn đề lớn, phức tạp, cần được nghiên cứu công phu, thấu đáo bằng những chuyên khảo lớn, làm rõ lịch sử và lô-gíc của nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn để luận chứng những tính quy luật đặc thù của lĩnh vực khoa học vô cùng quan trọng này. Những dự báo về khoa học và khoa học luận đã cho thấy, trong đà phát triển của khoa học, của các dòng thác thông tin trên toàn cầu, nhất là trong sự phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học - công nghệ, kể cả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra hiện nay thì khoa học xã hội - nhân văn, nhất là lý luận chẳng những không bị suy giảm như có người lầm tưởng mà trái lại ngày càng có vai trò quan trọng, nổi bật trong sự phát triển của xã hội hiện đại, trong nhận thức luận về thế giới đương đại trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Xã hội càng phát triển văn minh hiện đại bao nhiêu càng cần đến vốn hiểu biết sâu sắc bấy nhiêu về xã hội, về con người. Kỹ thuật - công nghệ dù có hiện đại đến đâu, các dòng sản phẩm công nghệ, các thế hệ công nghệ liên tiếp xuất hiện mới, thay thế nhau, đó là một thực tế, song không vì thế mà phương diện kỹ thuật, công nghệ có thể đè bẹp, lấn át con người, thay thế con người được. Mọi thành tựu công nghệ đều chỉ là bằng chứng nói lên sức mạnh sáng tạo của con người, đều từ trí tuệ con người sáng tạo ra. Trí tuệ nhân tạo cũng vậy, là sản phẩm do trí tuệ con người tạo ra, không có con người sáng tạo sẽ không có bất cứ thành tựu nào có thể tự sản xuất ra được. Sự không ngừng tăng lên của tri thức nhân văn, của khoa học xã hội - nhân văn là đòi hỏi khách quan của tiến bộ lịch sử, rằng, đời sống xã hội ngày càng phải nhân văn hơn, ngày càng phải bộc lộ đầy đủ hơn sức mạnh của nhân tính, cái mà C. Mác trù tính “sức mạnh bản chất người”, “sức mạnh của nhân tính” phải được không ngừng bộc lộ, “phải làm cho hoàn cảnh ngày càng có tính người nhiều hơn”. Kỹ thuật - công nghệ là những phương tiện kỳ diệu để giải phóng và nâng cao con người chứ không phải để biến thành “chủ nghĩa kỹ trị” thống trị con người và xã hội.

Đó là khách quan khoa học mà các khoa học nghiên cứu về xã hội, về con người cần phải chứng tỏ sức mạnh cần thiết, hữu ích của mình. Nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn cần phải luôn luôn đứng vững trên quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể, phát triển hướng tới những giá trị nhân văn đích thực.

Có thể khái quát những đặc điểm đặc thù của khoa học xã hội - nhân văn và lý luận như sau:

Thứ nhất, khoa học xã hội - nhân văn cũng như mọi khoa học phải bảo đảm tính đúng đắn, chính xác trong những kết quả nghiên cứu. Phản ánh đúng đắn, chính xác hiện thực khách quan trong phạm vi đối tượng nghiên cứu là tiêu chí (thước đo) của tri thức, của chân lý khoa học. Song tính đúng đắn, chính xác của khoa học xã hội - nhân văn, đặc biệt của lý luận không giống như tính đúng đắn chính xác của tự nhiên học được lượng hóa, được thực chứng, thực nghiệm một cách chi tiết trong phòng thí nghiệm. Trong khi có thể áp dụng phương pháp phân tích định lượng nhằm lượng hóa đối tượng và kết quả nghiên cứu thì khoa học xã hội - nhân văn, nhất là lý luận lại chú trọng nhiều hơn phương pháp phân tích định tính, phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa.

Tri thức, chân lý của khoa học xã hội - nhân văn đúng đắn, chính xác ở chỗ, nó vạch ra xu thế của phát triển, bản chất, quy luật hay tính quy luật trong phát triển, biểu đạt bằng các luận điểm, luận cứ và luận chứng nhằm giúp cho chúng ta nhận biết bản chất của đối tượng, dự báo xu hướng vận động, biến đổi của đối tượng. Nó đúng đắn, chính xác bởi tính chặt chẽ của lô-gíc khoa học và các quan điểm nghiên cứu, các tư tưởng khoa học có tác dụng gợi mở, hình thành cơ sở khoa học của niềm tin đối với mọi người trong xã hội. Tính đúng đắn, chính xác của khoa học xã hội - nhân văn, nhất là lý luận, học thuyết lý luận, phương pháp luận là ở tác dụng, hiệu ứng xã hội của nó, giá trị và ý nghĩa khai sáng (khai tâm, khai trí) của nó đối với con người, với xã hội nói chung.

Hiểu để tin, tin để hành động tự giác và sáng tạo, sáng suốt chứ không phiêu lưu, mù quáng. Tính đúng đắn, chính xác từ những tri thức khoa học xã hội - nhân văn và lý luận như vậy nhằm vào định hướng tư tưởng, lựa chọn giá trị mục tiêu hành động của con người, khác với thực chứng, thực nghiệm của tự nhiên học.

Thứ hai, khoa học xã hội - nhân văn, đặc biệt là lý luận, do đối tượng và khách thể nghiên cứu của nó là đời sống xã hội và hoạt động của con người quy định, lại mang tính đặc thù về tính đúng đắn, chính xác của các tri thức khoa học xã hội - nhân văn như đã nêu trên nên nghiên cứu cơ bản gắn chặt với nghiên cứu ứng dụng. Trong không ít trường hợp, các loại hình nghiên cứu này thâm nhập, thẩm thấu vào nhau rất sâu sắc, thậm chí có thể đồng nhất. Đặc điểm này thể hiện rõ nhất ở lý luận. Đó cũng là chỗ khác căn bản giữa khoa học xã hội - nhân văn với khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Thứ ba, khác căn bản với khoa học tự nhiên và các nhà tự nhiên học, khoa học xã hội - nhân văn và lý luận, các nhà khoa học, các nhà lý luận gắn chặt với chính trị (hoạt động), chính thể (thể chế đảng chính trị, nhà nước và pháp luật), chính giới (giới chính trị lãnh đạo, cầm quyền, tầng lớp tinh hoa có ảnh hưởng quan trọng tới các quyết sách tầm quốc gia, quốc tế), tác động trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của tham chính(tham gia chính trị của mọi công dân) và chấp chính (của những người nắm giữ cương vị quyền lực, thực thi quyền lực công được ủy thác từ dân chúng và xã hội). Do đó, đội ngũ trí thức khoa học xã hội - nhân văn và lý luận có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc củng cố nền tảng tư tưởng, ý thức hệ của xã hội.

Thứ tư, bản thân khoa học và giới trí thức khoa học sáng tạo luôn đòi hỏi sự tôn trọng chân lý và đạo lý. Đòi hỏi này đặc biệt nổi trội trong khoa học xã hội - nhân văn, trong lý luận.

Thứ năm, để phát triển tiềm năng và tiến bộ trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn, đặc biệt là nghiên cứu lý luận, trước hết là lý luận chính trị, cần phải tạo ra môi trường xã hội dân chủ, tôn trọng tự do tư tưởng, xác lập quan hệ hợp tác, tin cậy, trách nhiệm giữa lãnh đạo, quản lý với giới nghiên cứu để thúc đẩy sáng tạo vì lợi ích chung của xã hội. Đó cũng chính là đòi hỏi tất yếu khách quan mà bản thân khoa học và đời sống đặt ra trong quá trình phát triển.

Đó cũng là cơ sở khách quan quy định sự thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng, giữa tính đảng với tính khoa học, giữa khoa học với chính trị, giữa khoa học với đạo đức, với văn hóa.

Sự liên kết và thống nhất chặt chẽ những thuộc tính nêu trên trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn, đặc biệt là nghiên cứu lý luận, nhất là lý luận chính trị đòi hỏi người nghiên cứu và cả đội ngũ của họ phải thường xuyên và đồng thời trau dồi trình độ chuyên môn, học thuật, tích lũy vốn sống và kinh nghiệm, rèn luyện phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị. Đó là điều cần thiết. Chính vì vậy, thấm nhuần quan điểm khách quan khoa học trong nghiên cứu thì phải đấu tranh phê phán và loại bỏ những biểu hiện bất minh, bất chính khoác áo “chủ nghĩa khách quan” trong nghiên cứu khoa học.

Tôn trọng hiện thực khách quan và nhận thức đúng bản chất của sự thật khách quan - yêu cầu hàng đầu của mọi nghiên cứu khoa học

Thấm nhuần sâu sắc quan điểm duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật - một chỉnh thể thống nhất hữu cơ không thể tách rời của triết học Mác, triết học khoa học và cách mạng, không chỉ giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới đó, V. I. Lê-nin đã khẳng định rằng, quan điểm thực tiễn, quan điểm đời sống là quan điểm cơ bản, số một, hàng đầu của lý luận nhận thức. Luận điểm có tính nền tảng này đặt cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xác lập thái độ khách quan khoa học của người nghiên cứu, của hoạt động nghiên cứu để tìm ra bản chất của mọi sự vật, hiện tượng, những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng, nhận thức đúng về nó và cải biến nó bằng hoạt động sáng tạo trong thực tiễn, phù hợp với quy luật khách quan, thúc đẩy sự phát triển.

Sứ mệnh của khoa học, của các nhà khoa học là cho dù đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu khác nhau, tùy thuộc các lĩnh vực, ngành và chuyên ngành khác nhau, song đã là khoa học thì điểm chung, phổ biến và tất yếu đều là tìm tòi chân lý và phát hiện quy luật để hiểu bản chất của thế giới khách quan, xu hướng vận động và biến đổi của nó, đồng thời cắt nghĩa xem, con người và loài người có vị trí, vai trò và khả năng như thế nào trong thế giới ấy, con người có thể và cần phải làm gì để trở thành tự do trong cái tất yếu, để sáng tạo ra đời sống, tức là lịch sử của mình và thụ hưởng hạnh phúc đích thực.

Ph. Ăng-ghen đã từng đánh giá về thời đại Phục hưng và thế kỷ Ánh sáng (Khai sáng) trong lịch sử nhân loại. Đó là thời đại “khổng lồ” sản sinh ra những con người “khổng lồ”. Họ vĩ đại về mọi phương diện: trí tuệ, tài năng, đạo đức và nhân cách. Hoàn toàn có thể mượn lời này của Ph. Ăng-ghen để nói về các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, của chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa cộng sản khoa học. Là nhà tư tưởng Mác-xít sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào hoàn cảnh, điều kiện Việt Nam mà còn có những phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, làm phong phú, sống động chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong thời đại ngày nay. Cống hiến vô giá về lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh được chứng thực bởi thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới trong thế kỷ XX đã đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh lên tầm vóc một tác gia kinh điển. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng, kim chỉ nam hành động của cách mạng Việt Nam.

Nhận thức là một quá trình, đi từ hiện tượng tới bản chất, như V. I. Lê-nin nói, từ nông đến sâu, từ đơn giản đến phức tạp, từ “bản chất cấp 1” đến “bản chất cấp 2”,... tới vô tận.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ben
24/04/2020 10:56:33

Cộng điểm 
Khoa học xã hội - nhân văn là một tập hợp lớn các ngành, chuyên ngành khoa học khác nhau cùng nghiên cứu về xã hội và con người, lấy xã hội và con người làm đối tượngvà khách thể nghiên cứu. Triết học, đặc biệt là triết học xã hội, chính trị học và các khoa học chính trị, sử học, xã hội học, đạo đức học, tâm lý học, văn hóa học,... là những môn khoa học nằm trong hệ thống chỉnh thể các khoa học xã hội và nhân văn. Trong hệ thống các môn khoa học này, lý luận kinh điển Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh có vị trí và vai trò quan trọng đặc biệt. Với tính cách là một khoa học, lý luận Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đóng vai trò nền tảng tư tưởng, tinh thần của xã hội, định hướng về lập trường và quan điểm, nguyên tắc và phương pháp cho nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn, bảo đảm cho nghiên cứu khoa học về xã hội, về con người đúng đắn, có kết quả, có tác động hữu ích và thiết thực đối với đời sống xã hội và con người, góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, sự hoàn thiện nhân cách con người, phù hợp với quy luật khách quan - quy luật của tiến bộ lịch sử. Theo đó, lý luận - ở đây là lý luận kinh điển Mác-xít (hay còn có thể gọi là các môn khoa học lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin) là bộ phận cốt yếu của khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta, cũng như ở các nước xã hội chủ nghĩa với vai trò lãnh đạo, cầm quyền của đảng cộng sản và sự quản lý của nhà nước pháp quyền, trong đó có chức năng quản lý nhà nước về khoa học, về hoạt động nghiên cứu khoa học.

Sự khác biệt căn bản giữa khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ với khoa học xã hội - nhân văn và lý luận là sự khác biệt về đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Nếu khoa học tự nhiên nghiên cứu giới tự nhiên, môi trường tự nhiên, tồn tại độc lập khách quan bên ngoài đời sống xã hội, lịch sử xã hội và con người, không phụ thuộc vào ý thức con người, nhằm khám phá quy luật vận động của giới tự nhiên - “thân thể vô cơ” của con người như C. Mác nói, thì khoa học xã hội - nhân văn lại nghiên cứu về xã hội, đời sống xã hội, cấu trúc xã hội và các quan hệ xã hội của con người. Chính trong đời sống hiện thực xã hội đó diễn ra những hoạt động của con người những chủ thể có ý thức để con người và loài người sáng tạo ra lịch sử như “một tự nhiên thứ hai” (C. Mác) của mình. C. Mác cũng từng nhấn mạnh rằng, con người và loài người sáng tạo ra lịch sử, không phải tùy tiện, chủ quan mà tuân theo những quy luật khách quan, do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan quy định, chi phối và chế ước. Con người nhận thức giới tự nhiên, khám phá các quy luật tự nhiên, chúng tác động tự phát vào trong quá trình tự vận động, tự biến đổi của tự nhiên để tồn tại trong môi trường tự nhiêncải biến tự nhiên một cách có ý thức, phù hợp với quy luật khách quan, phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của mình, đó là sáng tạo ra xã hội, ra lịch sử, không phải hư vô, thần bí mà trên những tiền đề vật chất nhất định. Giới tự nhiên có thể ví như cái giá đỡ vật chất, không có cái nền tảng hiện thực đó, không thể có xã hội và lịch sử.

Do đó, con người và loài người trước khi sáng tạo ra xã hội và lịch sử của mình, nó đã từng là một bộ phận của giới tự nhiên như một tất yếu. Tuân theo quy luật tự nhiên để cải biến tự nhiên vì mục đích xã hội và nhân văn cũng là một tất yếu khách quan. Khám phá bản chất, quy luật và hành động thuận theo quy luật chính là sức mạnh và khả năng sáng tạo của chủ quan, chủ thể trong sự ràng buộc tất yếu của cái khách quan. Ph. Ăng-ghen đã từng cảnh báo: con người đối xử với tự nhiên đúng như quy luật của nó thì tự nhiên sẽ phục vụ con người như một “cô hầu gái ngoan ngoãn”, trái lại nếu con người can thiệp tùy tiện vào giới tự nhiên một cách trái quy luật thì giới tự nhiên sẽ trả thù con người, sẽ tác oai tác quái như một “mụ phù thủy độc ác”. Do đó, con người không thể đối xử với tự nhiên như một “tên thực dân xâm lược” mà trái lại, phải “hiểu” tự nhiên (bởi tự nhiên thường tự giấu mình) để ứng xử “thuận hòa” với tự nhiên. Đòi hỏi đó là khách quan. Một triết lý sống được đưa ra trước loài người: để “làm chủ” tự nhiên, để “chinh phục” tự nhiên theo chiều hướng nhân văn vì mục đích sống an toàn, hạnh phúc cho cộng đồng nhân loại thì con người văn minh và xã hội hiện đại phải “làm bạn” với tự nhiên, phải “thân thiện” với nó chứ không phải tàn phá nó một cách vô lối và khai thác nó đến kiệt quệ, phá vỡ tính cân bằng của môi trường sinh thái. Những biến đổi của khí hậu, thiên tai, lũ lụt, những con sóng thần hung dữ, những dòng sông chết, nước biển dâng như hiện nay,... đều là cái giá phải trả do hành vi làm trái quy luật của chính con người gây ra. Thảm họa môi trường đang là một vấn đề toàn cầu, đe dọa từng ngày, từng giờ đến cuộc sống con người càng cho thấy thái độ tôn trọng khách quan, tuân thủ quy luật khách quan có tầm quan trọng sống còn đối với con người và loài người như thế nào.

Khoa học xã hội - nhân văn và lý luận thấm nhuần quan điểm khách quan khoa học trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng phải góp phần thích đáng vào công cuộc bảo vệ môi trường tự nhiên đang bị hủy hoại - mà sự hủy hoại này lại do chính con người gây ra như một hành vi tự sát - bằng cách xây dựng vững chãi cơ sở khoa học cho một triết lý sống mới: từ tàn phá tự nhiên sang bảo vệ tự nhiên, thực hiện sự hài hòa tự nhiên - xã hội trong phát triển. Từ đây, có thể nhận rõ tính đặc thù của các quy luật xã hội và tính đặc thù của khoa học xã hội - nhân văn, của lý luận trên quan điểm khách quan khoa học.

Nếu quy luật tự nhiên tác động một cách tự phát trong biến đổi tự nhiên thì quy luật xã hội lại tác động vào xã hội thông qua nhận thức và hành động tự giác của con người. Khoa học tự nhiên và nghiên cứu khoa học tự nhiên không có tính giai cấp nhưng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của các nhà tự nhiên học vào đời sống xã hội, khi xã hội đã phân chia thành giai cấp, có đối kháng và mâu thuẫn giai cấp do những khác biệt và xung đột lợi ích giai cấp mà ra, thì lại chịu tác động từ các giai cấp, các chủ thể thống trị và cầm quyền, thông qua lăng kính giai cấp, thông qua thể chế chính trị, tập trung ở quyền lực nhà nước cũng như chịu tác động từ ý thức hệ của giai cấp thống trị. Một ví dụ kinh điển mà mọi người đều thấy, nghiên cứu và ứng dụng sức mạnh của năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình, phát triển sản xuất và kinh tế, làm giảm nhẹ sức lao động của con người và phục vụ dân sinh khác về bản chất với việc dùng những sức mạnh ấy của bom đạn vào chiến tranh, xâm lược, giết hại và hủy diệt hàng loạt sinh mạng, gây ra thảm họa cho loài người.

Khoa học xã hội - nhân văn và lý luận trên quan điểm khách quan khoa học giúp ta nhận rõ những tính khác biệt đặc thù của nó so với khoa học tự nhiên và kỹ thuật - công nghệ. Những tính khác biệt đặc thù này, một mặt, vẫn không xa rời tính phổ biến của khoa học, của tri thức và chân lý khoa học nói chung; mặt khác, đặt ra những yêu cầu cho nhà khoa học, nhà lý luận trong nghiên cứu các vấn đề về xã hội và con người. Yêu cầu ấy, xét đến cùng, cũng do tính khách quan quy định.

Đây là một vấn đề lớn, phức tạp, cần được nghiên cứu công phu, thấu đáo bằng những chuyên khảo lớn, làm rõ lịch sử và lô-gíc của nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn để luận chứng những tính quy luật đặc thù của lĩnh vực khoa học vô cùng quan trọng này. Những dự báo về khoa học và khoa học luận đã cho thấy, trong đà phát triển của khoa học, của các dòng thác thông tin trên toàn cầu, nhất là trong sự phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học - công nghệ, kể cả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra hiện nay thì khoa học xã hội - nhân văn, nhất là lý luận chẳng những không bị suy giảm như có người lầm tưởng mà trái lại ngày càng có vai trò quan trọng, nổi bật trong sự phát triển của xã hội hiện đại, trong nhận thức luận về thế giới đương đại trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Xã hội càng phát triển văn minh hiện đại bao nhiêu càng cần đến vốn hiểu biết sâu sắc bấy nhiêu về xã hội, về con người. Kỹ thuật - công nghệ dù có hiện đại đến đâu, các dòng sản phẩm công nghệ, các thế hệ công nghệ liên tiếp xuất hiện mới, thay thế nhau, đó là một thực tế, song không vì thế mà phương diện kỹ thuật, công nghệ có thể đè bẹp, lấn át con người, thay thế con người được. Mọi thành tựu công nghệ đều chỉ là bằng chứng nói lên sức mạnh sáng tạo của con người, đều từ trí tuệ con người sáng tạo ra. Trí tuệ nhân tạo cũng vậy, là sản phẩm do trí tuệ con người tạo ra, không có con người sáng tạo sẽ không có bất cứ thành tựu nào có thể tự sản xuất ra được. Sự không ngừng tăng lên của tri thức nhân văn, của khoa học xã hội - nhân văn là đòi hỏi khách quan của tiến bộ lịch sử, rằng, đời sống xã hội ngày càng phải nhân văn hơn, ngày càng phải bộc lộ đầy đủ hơn sức mạnh của nhân tính, cái mà C. Mác trù tính “sức mạnh bản chất người”, “sức mạnh của nhân tính” phải được không ngừng bộc lộ, “phải làm cho hoàn cảnh ngày càng có tính người nhiều hơn”. Kỹ thuật - công nghệ là những phương tiện kỳ diệu để giải phóng và nâng cao con người chứ không phải để biến thành “chủ nghĩa kỹ trị” thống trị con người và xã hội.

Đó là khách quan khoa học mà các khoa học nghiên cứu về xã hội, về con người cần phải chứng tỏ sức mạnh cần thiết, hữu ích của mình. Nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn cần phải luôn luôn đứng vững trên quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể, phát triển hướng tới những giá trị nhân văn đích thực.

Có thể khái quát những đặc điểm đặc thù của khoa học xã hội - nhân văn và lý luận như sau:

Thứ nhất, khoa học xã hội - nhân văn cũng như mọi khoa học phải bảo đảm tính đúng đắn, chính xác trong những kết quả nghiên cứu. Phản ánh đúng đắn, chính xác hiện thực khách quan trong phạm vi đối tượng nghiên cứu là tiêu chí (thước đo) của tri thức, của chân lý khoa học. Song tính đúng đắn, chính xác của khoa học xã hội - nhân văn, đặc biệt của lý luận không giống như tính đúng đắn chính xác của tự nhiên học được lượng hóa, được thực chứng, thực nghiệm một cách chi tiết trong phòng thí nghiệm. Trong khi có thể áp dụng phương pháp phân tích định lượng nhằm lượng hóa đối tượng và kết quả nghiên cứu thì khoa học xã hội - nhân văn, nhất là lý luận lại chú trọng nhiều hơn phương pháp phân tích định tính, phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa.

Tri thức, chân lý của khoa học xã hội - nhân văn đúng đắn, chính xác ở chỗ, nó vạch ra xu thế của phát triển, bản chất, quy luật hay tính quy luật trong phát triển, biểu đạt bằng các luận điểm, luận cứ và luận chứng nhằm giúp cho chúng ta nhận biết bản chất của đối tượng, dự báo xu hướng vận động, biến đổi của đối tượng. Nó đúng đắn, chính xác bởi tính chặt chẽ của lô-gíc khoa học và các quan điểm nghiên cứu, các tư tưởng khoa học có tác dụng gợi mở, hình thành cơ sở khoa học của niềm tin đối với mọi người trong xã hội. Tính đúng đắn, chính xác của khoa học xã hội - nhân văn, nhất là lý luận, học thuyết lý luận, phương pháp luận là ở tác dụng, hiệu ứng xã hội của nó, giá trị và ý nghĩa khai sáng (khai tâm, khai trí) của nó đối với con người, với xã hội nói chung.

Hiểu để tin, tin để hành động tự giác và sáng tạo, sáng suốt chứ không phiêu lưu, mù quáng. Tính đúng đắn, chính xác từ những tri thức khoa học xã hội - nhân văn và lý luận như vậy nhằm vào định hướng tư tưởng, lựa chọn giá trị mục tiêu hành động của con người, khác với thực chứng, thực nghiệm của tự nhiên học.

Thứ hai, khoa học xã hội - nhân văn, đặc biệt là lý luận, do đối tượng và khách thể nghiên cứu của nó là đời sống xã hội và hoạt động của con người quy định, lại mang tính đặc thù về tính đúng đắn, chính xác của các tri thức khoa học xã hội - nhân văn như đã nêu trên nên nghiên cứu cơ bản gắn chặt với nghiên cứu ứng dụng. Trong không ít trường hợp, các loại hình nghiên cứu này thâm nhập, thẩm thấu vào nhau rất sâu sắc, thậm chí có thể đồng nhất. Đặc điểm này thể hiện rõ nhất ở lý luận. Đó cũng là chỗ khác căn bản giữa khoa học xã hội - nhân văn với khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Thứ ba, khác căn bản với khoa học tự nhiên và các nhà tự nhiên học, khoa học xã hội - nhân văn và lý luận, các nhà khoa học, các nhà lý luận gắn chặt với chính trị (hoạt động), chính thể (thể chế đảng chính trị, nhà nước và pháp luật), chính giới (giới chính trị lãnh đạo, cầm quyền, tầng lớp tinh hoa có ảnh hưởng quan trọng tới các quyết sách tầm quốc gia, quốc tế), tác động trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của tham chính(tham gia chính trị của mọi công dân) và chấp chính (của những người nắm giữ cương vị quyền lực, thực thi quyền lực công được ủy thác từ dân chúng và xã hội). Do đó, đội ngũ trí thức khoa học xã hội - nhân văn và lý luận có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc củng cố nền tảng tư tưởng, ý thức hệ của xã hội.

Thứ tư, bản thân khoa học và giới trí thức khoa học sáng tạo luôn đòi hỏi sự tôn trọng chân lý và đạo lý. Đòi hỏi này đặc biệt nổi trội trong khoa học xã hội - nhân văn, trong lý luận.

Thứ năm, để phát triển tiềm năng và tiến bộ trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn, đặc biệt là nghiên cứu lý luận, trước hết là lý luận chính trị, cần phải tạo ra môi trường xã hội dân chủ, tôn trọng tự do tư tưởng, xác lập quan hệ hợp tác, tin cậy, trách nhiệm giữa lãnh đạo, quản lý với giới nghiên cứu để thúc đẩy sáng tạo vì lợi ích chung của xã hội. Đó cũng chính là đòi hỏi tất yếu khách quan mà bản thân khoa học và đời sống đặt ra trong quá trình phát triển.

Đó cũng là cơ sở khách quan quy định sự thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng, giữa tính đảng với tính khoa học, giữa khoa học với chính trị, giữa khoa học với đạo đức, với văn hóa.

Sự liên kết và thống nhất chặt chẽ những thuộc tính nêu trên trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn, đặc biệt là nghiên cứu lý luận, nhất là lý luận chính trị đòi hỏi người nghiên cứu và cả đội ngũ của họ phải thường xuyên và đồng thời trau dồi trình độ chuyên môn, học thuật, tích lũy vốn sống và kinh nghiệm, rèn luyện phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị. Đó là điều cần thiết. Chính vì vậy, thấm nhuần quan điểm khách quan khoa học trong nghiên cứu thì phải đấu tranh phê phán và loại bỏ những biểu hiện bất minh, bất chính khoác áo “chủ nghĩa khách quan” trong nghiên cứu khoa học.

Tôn trọng hiện thực khách quan và nhận thức đúng bản chất của sự thật khách quan - yêu cầu hàng đầu của mọi nghiên cứu khoa học

Thấm nhuần sâu sắc quan điểm duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật - một chỉnh thể thống nhất hữu cơ không thể tách rời của triết học Mác, triết học khoa học và cách mạng, không chỉ giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới đó, V. I. Lê-nin đã khẳng định rằng, quan điểm thực tiễn, quan điểm đời sống là quan điểm cơ bản, số một, hàng đầu của lý luận nhận thức. Luận điểm có tính nền tảng này đặt cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xác lập thái độ khách quan khoa học của người nghiên cứu, của hoạt động nghiên cứu để tìm ra bản chất của mọi sự vật, hiện tượng, những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng, nhận thức đúng về nó và cải biến nó bằng hoạt động sáng tạo trong thực tiễn, phù hợp với quy luật khách quan, thúc đẩy sự phát triển.

Sứ mệnh của khoa học, của các nhà khoa học là cho dù đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu khác nhau, tùy thuộc các lĩnh vực, ngành và chuyên ngành khác nhau, song đã là khoa học thì điểm chung, phổ biến và tất yếu đều là tìm tòi chân lý và phát hiện quy luật để hiểu bản chất của thế giới khách quan, xu hướng vận động và biến đổi của nó, đồng thời cắt nghĩa xem, con người và loài người có vị trí, vai trò và khả năng như thế nào trong thế giới ấy, con người có thể và cần phải làm gì để trở thành tự do trong cái tất yếu, để sáng tạo ra đời sống, tức là lịch sử của mình và thụ hưởng hạnh phúc đích thực.

Ph. Ăng-ghen đã từng đánh giá về thời đại Phục hưng và thế kỷ Ánh sáng (Khai sáng) trong lịch sử nhân loại. Đó là thời đại “khổng lồ” sản sinh ra những con người “khổng lồ”. Họ vĩ đại về mọi phương diện: trí tuệ, tài năng, đạo đức và nhân cách. Hoàn toàn có thể mượn lời này của Ph. Ăng-ghen để nói về các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, của chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa cộng sản khoa học. Là nhà tư tưởng Mác-xít sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào hoàn cảnh, điều kiện Việt Nam mà còn có những phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, làm phong phú, sống động chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong thời đại ngày nay. Cống hiến vô giá về lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh được chứng thực bởi thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới trong thế kỷ XX đã đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh lên tầm vóc một tác gia kinh điển. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng, kim chỉ nam hành động của cách mạng Việt Nam.

Nhận thức là một quá trình, đi từ hiện tượng tới bản chất, như V. I. Lê-nin nói, từ nông đến sâu, từ đơn giản đến phức tạp, từ “bản chất cấp 1” đến “bản chất cấp 2”,... tới vô tận.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×