Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích cảnh và tình trong hai khổ thơ đầu "Tràng giang" ( Huy Cận )

Phan tích cảnh và tình trong hai khổ thơ đầu của Tràng giang(Huy Cận)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
291
1
0
Nga
10/01/2021 11:42:43
+5đ tặng

Trước khi đi vào cảm nhận tác phẩm cũng như phân tích 2 khổ thơ đầu bài Tràng giang, ta cần nắm được những nét chính về tác giả cũng như tác phẩm.

Huy Cận (1919 – 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở tỉnh Hà Tĩnh. Thuở nhỏ, Huy Cận học ở quê, rồi vào Huế học đến hết trung học. Sau đó, Huy Cận ra Hà Nội học và tích cực tham gia vào hoạt động của mặt trận Việt Minh.

Sau cách mạng tháng Tám, ông liên tục tham gia chính quyền cách mạng, giữ nhiều trọng trách khác nhau. Huy Cận là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại nói chung và là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới.

Huy Cận vừa yêu thương thơ Đường vừa chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp. Vì vậy, trong thơ ca của Huy Cận, ta bắt gặp một vẻ đẹp hài hòa giữa hiện đại và cổ điển. Một số tác phẩm tiêu biểu trước cách mạng tháng tám có thể kể đến Lửa thiêng, Kinh cầu tự, Vũ trụ ca…. Trong đó, tác phẩm đầu tay Lửa thiêng đã đánh dấu sự nở rộ của một tài năng văn chương.

Bài thơ Tràng giang mang đậm dấu ấn riêng của Huy Cận. Vào một buổi chiều mùa thu năm 1939, ông đứng ở bờ nam bến chèm. Bài thơ này được sáng tác trong nguồn cảm hứng của thi nhân trước con sông. Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Tràng giang nói riêng hay toàn bộ tác phẩm nói chung, ta đều cảm nhận được cái tôi cô đơn lạc lõng với nỗi sầu vạn kỉ trước cảnh sông dài trời rộng của tác giả.

Chỉ với nhan đề và lời đề từ, tác giả đã thâu tóm trọn vẹn nội dung bài thơ. Nhan đề đã vẽ lên trước mắt một bức tranh thiên nhiên cổ kính, cổ điển với hai âm Hán – Việt vừa có ý nghĩa gợi mở, vừa tạo nên sự u buồn dai dẳng và nặng nề, cứ triền miên trong tâm thức của tác giả.

Tràng giang đọc chệch âm của “trường giang” là một từ Hán Việt ý chỉ con sông dài. Nhưng tác giả lại lấy “tràng giang” chứ không phải “trường giang” bởi vốn dĩ “trường giang” chỉ đơn thuần là sông dài nhưng “tràng giang” vừa nói con sông dài mênh mông, vừa nói lên tâm trạng, nỗi niềm của chính tác giả.

Khi phân tích 2 khổ thơ đầu bài Tràng giang, người đọc nhận thấy Huy Cận dường như muốn mở ra một không gian rộng lớn, mênh mông của dòng sông để đi sâu vào chiều dài, chiều sâu của lòng người. Đây là một dụng ý nghệ thuật tuyệt vời mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khác nhau. Vần “ang” đi liền với nhau làm cho con sông trong thơ bỗng trở nên dài rộng hơn, vĩnh hằng hơn trong tâm tưởng của người đọc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo