Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu nội dung của hiệp ước 5/6/1862, hiệp ước 1862 đã vi phạm của chủ quyền nước ta như thế nào? Phong trào cần vương nổ ra phát triển như thế nào? Thực dân pháp đã tiến hành kế hoạch chiến thắng bắc kì như thế nào? Trình bày cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân ta từ năm 1858 - 1873

Câu 1: Nêu nội dung của hiệp ước 5/6/1862 hiệp ước 1862 đã vi phạm của nc ta như thế nào?
Câu 2: Phong trào cần vương nổ ra phát triển như thế nào?
Câu 3: Thực dân pháp đã tiến hành kế hoạch chiến thắng bắc kì như thế nào?
Câu 4: Trình bày cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân ta tuwd năm 1858-1873
Câu 5: Nêu nội dung của hiệp ước hắc-măng 1883 .
Câu 6: Nêu nguyên nhân diễn biến kết quả khởi nghĩa Yên Bái.

Giúp tôi với nha

11 trả lời
Hỏi chi tiết
491
2
0
Chou
02/06/2020 16:12:33

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:

- Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

- Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.

 



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Chou
02/06/2020 16:13:17

- Cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy lên căn cứ Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13-7-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

=> Một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là Phong trào Cần Vương.

- Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. Tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp bắt vua Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi). Phong trào Cần Vương vẫn được duy trì.

+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

 



 
2
0
Chou
02/06/2020 16:14:07

3.
- Từ cuối năm 1872, thực dân Pháp cho lái buôn Đuy-puy vào gây rối Hà Nội.

- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy kéo ra Bắc.

* Diễn biến:

- Ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Đến trưa thì chiếm được thành, Nguyễn Tri Phương bị bắt.

- Trong vòng chưa đầy một tháng, Pháp cho quân tỏa đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.

=> Thực dân Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì một cách nhanh chóng và dễ dàng.

 



 
1
1
minh tâm
02/06/2020 16:16:02

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:

- Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

- Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.



 
2
0
Chou
02/06/2020 16:16:16

Trình bày Nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng 1883

– Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.

– Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì.

– Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế.

– Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.

– Mọi việc giao thiệp với nước ngoài ( kể cả với Trung Quốc ) đều do Pháp nắm.

– Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.

 

1
1
minh tâm
02/06/2020 16:16:25

- Cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy lên căn cứ Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13-7-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

=> Một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là Phong trào Cần Vương.

- Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. Tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp bắt vua Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi). Phong trào Cần Vương vẫn được duy trì.

+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.



 
2
0
minh tâm
02/06/2020 16:17:03

* Duyên cớ:

- Từ cuối năm 1872, thực dân Pháp cho lái buôn Đuy-puy vào gây rối Hà Nội.

- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy kéo ra Bắc.

* Diễn biến:

- Ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Đến trưa thì chiếm được thành, Nguyễn Tri Phương bị bắt.

- Trong vòng chưa đầy một tháng, Pháp cho quân tỏa đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.

=> Thực dân Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì một cách nhanh chóng và dễ dàng.



 
1
0
minh tâm
02/06/2020 16:17:37
nguyenvan0719Lính mới
Nội dung hiệp ước Hác Măng (1883):

Triều đình Huế thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận vào Nam Kì thuộc Pháp
Cắt ba tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh sát nhập vào Bắc Kì.
 Triều đình Huế chỉ được cai quản ở Trung Kì,nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế
Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát mọi công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
Mọi việc giao thiệp với nước ngoài do người Pháp nắm.
Triều đình Huế rút toàn bộ quân ở Bắc Kì về Trung Kì 
Nhận Xét : dù chỉ bảo hộ Pháp ở Bắc và TRung kì nhưng thưc chất triều đình đã phụ thuộc vào Pháp à do Pháp nắm quyền . Vì vậy hiệp ước này cũng chính thưc chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn , bấy h chỉ còn là tay sai cho Pháp 
=> mất đi độc lập của 1 chính quyền , thể hiện sự vụ lợi cho bản thân của triều đình và bè lũ vua tôi , bỏ uqa lợi ích dân tộc 
1
0
NP CV
02/06/2020 16:17:38
1. 

Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:

- Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

- Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.

2.

- Cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy lên căn cứ Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13-7-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

=> Một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là Phong trào Cần Vương.

- Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. Tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp bắt vua Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi). Phong trào Cần Vương vẫn được duy trì.

+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

1
0
Chou
02/06/2020 16:17:48
* Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế :
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình. 
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
Diễn biến: 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
- Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
- Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã

Kết quả khởi nghĩa Yên Thế: Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Nguyên nhân thất bại:
- Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch
- Phong trào mang tính tự phát, chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước khác cùng thời.
Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.

 
1
0
minh tâm
02/06/2020 16:18:32
1. Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Yên Bái

Tháng 2/1929 tại Hà Nội đã xảy ra vụ ám sát tên trùm mộ phu đi đồn điền cao su người Pháp là Ba-danh (Bazin), thực .lân Pháp đã vin vào cớ này để khủng bố cách mạng. Nhiều người đã bị giết và bị bắt. Việt Nam Quốc dân Đảng là tổ chức bị tổn thất nhiều hơn cả. Trước tình hình ấy, một số lãnh tụ của đảng chưa bị sa vào lưới giặc chủ trương dốc hết lực lượng còn lại để tiến hành một cuộc khởi nghĩa với tinh thần “không thành công cũng thành nhân”.


2. Diễn biến khởi nghĩa Yên Bái

- Theo kế hoạch của những người lãnh đạo thì khởi nghĩa sẽ được nổ ra cùng một lúc ở nhiều nơi, làm cho quân Pháp không trở tay kịp. Nhưng do chuẩn bị vội vã, cơ sở Đảng bị phá vỡ lung tung khiến mệnh lệnh ban hành không thống nhất. Mặc dù vậy khởi nghĩa vẫn nổ ra ở nhiều nơi, chủ yếu thuộc các tỉnh Bắc Kỳ như Yên Bái (9/2/1930), tiếp theo là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, ở Hà Nội có ném bom để phối hợp, v.v... mà Yên Bái là trung tâm vì thế có tên là cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

- Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa đã chiếm được trại lính, giết và làm bị thương một số sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính Pháp, song vẫn không làm chủ được tỉnh lỵ. Hôm sau quân Pháp phản công, chúng đã nhanh chóng dập tắt. Ở những nơi khác, quân khởi nghĩa cũng chỉ chiếm được một vài huyện lỵ nhỏ, không đáng kể và nhanh chóng thất bại.

- Thực dân Pháp đã trả thù rất dã man. Chúng giết hại hàng nghìn người, bắt nhiều người khác. Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí của ông bị chúng hành hình tại Yên Bái ngày 17/6/1930. Chúng đã dìm cuộc khỏi nghĩa trong biển máu.

3. Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Bái

- Thực dân Pháp còn mạnh, bản thân Việt Nam Quốc dân đảng còn non kém về nhiều mặt.

- Tổ chức chưa chặt chẽ, còn lỏng lẻo.

- Cuộc khởi nghĩa nổ ra chưa có sự chuẩn bị kĩ, còn bị động.

- Sự lãnh đạo của Đảng còn non kém, thiếu kinh nghiệm.


4. Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Bái

- Nói lên lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm kiên cường bất khuất vì độc lập, tự do của nhân dân ta.

- Cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta đối với thực dân Pháp và bè lũ tay sai của chúng. Hành động yêu nước và tấm gương hy sinh anh dũng của các chiến sĩ Yên Bái sống mãi trong lòng nhân dân ta, đúng như lời của các chiến sĩ Yên Bãi đã hô trước lúc bị hành hình “Việt Nam vạn tuế”.

- Biểu thị tinh thần phản kháng dân tộc quyết liệt của bộ phận tiên tiến trong giai cấp tư sản dân tộc và giai cấp tiểu tư sản chống lại ách áp bức và sự chà đạp các quyền độc lập dân tộc, tự do kinh tế, tự do văn hoá của thực dân pháp đối với Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K