Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Dấu hiệu của vi phạm pháp luật là gì?

VI PHẠM PHÁP LUẬT – TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

 

Câu 1: Sinh viên A không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, hành vi của A là:

A.  Sử dụng pháp luật

B.  Thi hành pháp luật

C. Áp dụng pháp luật

D. Vi phạm pháp luật

Câu 2: Dấu hiệu của vi phạm pháp luật là:

A.  Hành vi trái pháp luật

B.  Có lỗi  

C. Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Vi phạm pháp luật có mấy đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4: Vi phạm pháp luật là … trái pháp luật, có lỗi, do … có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Trong dấu …, , … là:

A.  Hành vi, chủ thể

B.  Hành động, cá nhân

C. Suy nghĩ, cá nhân

D. Tình huống, tổ chức

Câu 5: Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật:

A. Vi phạm điều lệ Đảng

B. Vi phạm điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản

C. Vi phạm nội quy – quy chế trường học

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 6Trạng thái tâm lý tiêu cực của người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật chính là dấu hiệu nào của vi phạm pháp luật:

A.  Hành vi

B.  Trái pháp luật

C. Lỗi

D. Năng lực trách nhiệm pháp lý

Câu 7Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi:

A.  Không phù hợp với quy định pháp luật

B.  Không phù hợp với quy định đạo đức, tôn giáo

C. không phù hợp với Điều lệ Đoàn, Điều lệ Đảng

D. Tất cả đều đúng

Câu 8: Dấu hiệu năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật được xem xét theo tiêu chí:

A.  Khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi

B.  Khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của mình

C. Độ tuổi theo quy định của pháp luật

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 9: Hành vi vi phạm pháp luật

A.  Không bao giờ vi phạm đạo đức

B.  Có thể bao gồm cả vi phạm đạo đức

C. Cả a và b đều đúng

D. Cả a và b đều sai

Câu 10: Trường hợp nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật: (*)

A.  Thuê trẻ em 15 tuổi làm việc

B.  Không đưa người già qua đường khi có đủ điều kiện để giúp đỡ

C. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên gia đình

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 11: Khi nghiên cứu về vi phạm pháp luật thì nhận định nào sau đây là đúng:(*)

A.  Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật

B.  Mọi hành vi vi phạm pháp luât đều trái pháp luật

C. Mọi hành vi trái pháp luật đều xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ

D. Tất cả đều đúng

Câu 12 Hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân có thể được biểu hiện:

A.   Bằng hành động hoặc không hành động ra bên ngoài thế giới khách quan

B.   Bằng những suy nghĩ tiêu cực

C.  Qua những đặc tính cá nhân

D. Cả A và B đều đúng

Câu 13: Chủ thể trong trường hợp “phòng vệ chính đáng”, “tình thế cấp thiết”thì:  (*)

A.  Không bị coi là vi phạm pháp luật do không có lỗi

B.  Không bị coi là vi phạm pháp luật do chủ thể không thực hiện hành vi trái pháp luật

C. Vẫn bị coi là vi phạm pháp luật

D. Vẫn bị coi là vi phạm pháp luật nhưng được giảm nhẹ tội

Câu 14: Cấu thành vi phạm pháp luật bao gồm:

A. Khách quan, chủ quan, khách thể, chủ thể

B. Chủ thể, khách thể, nội dung

C. Mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể, chủ thể

D. Giả định, quy định, chế tài

BÀI TẬP 2 [</g>]

Sử dụng dữ liệu sau để chọn phương án đúng (A hoặc B, C, D) cho các câu hỏi từ câu {< 15>} đến câu {<34>}:

Đề bài: Biết chị Thu thường xuyên đi về ngang qua con hẻm số 25, đường Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận vào khoảng 20 giờ, theo dõi biết chị có mang theo túi xách đeo trên vai và trên người mang nhiều trang sức. Tối ngày 15/5/2014, Thịnh (18 tuổi) rủ Cảnh (17 tuổi) đứng tại hẻm số 25, đợi chị A về, dàn đường cướp giật tài sản của chị A. Tài sản Thịnh  và Cảnh giật được của chị Thu là 1 túi xách bên trong đựng 10 triệu đồng tiền mặt, 01 điện thoại di động trị giá 10 triệu đồng và 01 sợi dây chuyền trị giá 05 chỉ vàng tương đương 15 triệu VNĐ.

(<15>) Giả sử ngay lúc thực hiện hành vi cướp giật, Thịnh và Cảnh bị cảnh sát cơ động bắt giữ, tài sản của chị Thu được hoàn trả lại thì hành vi của Thịnh và Cảnh là: (*)

A. Thịnh vi phạm pháp luật, Cảnh không vi phạm pháp luật do chưa thành niên

B. Không vi phạm pháp luật do chưa có hậu quả xảy ra

C. Vẫn bị vi phạm pháp luật do đầy đủ các dấu hiệu của vi phạm pháp luật

D. Chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng nên chỉ vi phạm hành chính

(<16>) Mặt khách quan của vi phạm pháp luật trên:

A. Tối ngày 15/5/2014

B. Tại hẻm số 25, đường Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận

C. Hành vi cướp giật tài sản của Thịnh và Cảnh gây thiệt hại tại sản cho chị Thu, đe dọa gây thiệt hại về sức khỏe cho chị Thu     

D. Cả A, B, C  

 (<17>) Lỗi của Thịnh và Cảnh trong vi phạm pháp luật trên:

A. cố ý gián tiếp

B. cố ý trực tiếp  

C. vô ý do cẩu thả

D. vô ý vì quá tự tin

 (<18>) khách thể của vi phạm pháp luật trên:

A. Chị Thu

B. quyền sở hữu tài sản và quyền được bảo vệ tính mạng sức khỏe của chị Thu

C.Túi xách của chị Thu và sợi dây chuyền

D. Cả A và C

 (<19>) Chủ thể của vi phạm pháp luật trên

A. Chị Thu

B. Cảnh 

C. Thịnh

D. Thịnh và Cảnh

(<20>) Vi phạm pháp luật trên thuộc loại:

A. Vi phạm hành chính

B. Vi phạm kỷ luật                   

C. Vi phạm dân sự

D. Vi phạm hình sự

Câu 21: Ruộng lúa ông Thu đến mùa thu hoạch, thường xuyên bị chuột đồng cắn phá nên ông đã làm bẫy điện để ngăn ngừa chuột cắn lúa, đêm tối một người đi soi ếch đã bước vào mảnh ruộng của ông Thu và bị điện giật chết. Lỗi của ông X trong trường hợp này là: (*)

A. Cố ý trực tiếp

B. Cố ý gián tiếp

C. Vô ý vì quá tự tin

D. Vô ý do cẩu thả

Câu 22: Ông X cãi nhau với vợ, trong lúc thiếu kiềm chế đã lấy cốc uống nước ném vào vợ, không ngờ ném trúng em bé nhà hàng xóm đang chơi gần đó làm em bị thương. Lỗi của ông X trong trường hợp này là: (*)

A. Cố ý trực tiếp

B. Cố ý gián tiếp

C. Vô ý vì quá tự tin

D. Vô ý do cẩu thả

Câu 23: Anh A (30 tuổi) tổ chức tiệc rượu với bạn bè ngay tại nhà. Tiệc tan, mọi người ra về. Sực nhớ đến cây súng tự chế đang bị mắc kẹt đạn nên dậy lấy súng ra sửa. Vợ A (26 tuổi) đang ngồi xem tivi. Do súng bị mắc đạn trong nòng lấy ra không được nên A xóc súng, đập báng súng xuống nền nhà. Bất ngờ viên đạn phát nổ và trúng vào chị vợ, làm chị tử vong tại chỗ. Kết quả khám nghiệm cho thấy chị vợ đã bị đầu đạn bắn trúng vùng sườn trái, xuyên thủng tim. Lỗi của A trong trường hợp này là: (*)

A. Cố ý trực tiếp

B. Cố ý gián tiếp

C. Vô ý vì quá tự tin

D. Vô ý do cẩu thả

Câu 24: A là người thường dậy sớm mang cây gậy dài có gắn vợt đi vợt ốc ở các ao bèo. Một hôm, A đang đi vợt ốc như thế thì phát hiện B là người hàng xóm đang chết đuối ở dưới ao. Tuy biết rõ B là người không biết bơi nhưng vì trong cuộc sống B thường xuyên gây mâu thuẫn và cãi nhau với A nên khi thấy B sắp chết đuối, A không cứu mà bỏ đi. Lỗi của A trong trường hợp này là: (*)

A. Cố ý trực tiếp

B. Cố ý gián tiếp

C. Vô ý vì quá tự tin

D. Vô ý do cẩu thả

Câu 25: Thấy đường vắng, A đang chạy xe gắn máy trên đường đã trổ tài buông hai tay khi chạy xe nhưng không may đụng phải người người đi bộ đang băng qua đường trên vạch cho người đi bộ làm người này bị thương. Lỗi của A trong trường hợp này là: (*)

A. vô ý vì quá tự tin

B. vô ý do cầu thả

C. cố ý gián tiếp

D. Do lỗi khác

Câu 26: Chủ thể vi phạm pháp luật có thể là :

A. Công dân

B. Người nước ngoài

C. Tổ chức

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 27: Chủ thể vi phạm hình sự là :

A. Công dân

B. Người nước ngoài, người không quốc tịch

C. Tổ chức

D. Cả A và B

Câu 28: Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân loại vi phạm pháp luật hình sự và vi phạm pháp luật hành chính:

A. khả năng nhận thức của chủ thể vi phạm pháp luật

B. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật

C. Độ tuổi của chủ thể vi phạm pháp luật

D. Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật

Câu 29: Hành vi vi phạm pháp luật “gây rối trật tự công cộng” là hành vi:

A. Vi phạm hành chính

B. Vi phạm Hình sự

C. Vi phạm Kỷ luật

D. Cả a và b đều đúng, tùy theo mức độ của hành vi

Câu 30: Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hình sự: (*)

A. Bán hàng lấn chiếm lòng lề đường

B. Chạy xe quá tốc độ quy định

C. Chống người thi hành công vụ

D. Gây mất trật tự nơi công cộng

Câu 31: Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật dân sự: (*)

A. Xây dựng nhà trái phép

B. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

C. Sử dụng tác phẩm âm nhạc vì mục đích thương mại không xin phép tác giả

D. Cướp giật tài sản

Câu 32: Hành vi phạm tội nào sau đây không bị xem là tội phạm:

A. Đua xe trái phép gây hậu quả nghiêm trọng

B. Không đăng ký tạm trú tạm vắng

C. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

D. Đầu cơ tích trữ hàng hóa nhằm bán ra thu lợi bất chính

Câu 33: Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hành chính: (*)

A. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

B. Vượt đèn đỏ gây tai nạn nghiêm trọng    

C. Đi vào đường cấm, đường ngược chiều

D. Cả A, B, C

Câu 34: Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là:

A. Vi phạm pháp luật

B. Hậu quả vật chất xảy ra

C. Hành vi trái pháp luật

    D. Chủ thể có khả năng nhận thức được hành vi của mình

 Câu 35: Trách nhiệm pháp lý là việc Nhà nước áp dụng bộ phận nào của quy phạm pháp luật khi chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật:

A. Giả định

B. Quy định

C. Chế tài

D. Tất cả đều đúng

Câu 36: Công ty TNHH Đánh bắt chế biến thủy sản Hoàng Sa có hành vi xả thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra mương nước của địa phương, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân, trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty là:

A. Trách nhiệm hình sự

B. Trách nhiệm hành chính

C. Trách nhiệm dân sự

D. Cả b và c

Câu 37: ông A vận chuyển gia cầm bị bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Trách nhiệm pháp lý được áp dụng trong trường hợp này là: (*)

A. Trách nhiệm hình sự

B. Trách nhiệm dân sự

C. Trách nhiệm hành chính

D. Trách nhiệm kỷ luật

Câu 38: ông B xây dựng nhà lấn chiếm lối đi của khu phố, bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phá bỏ phần lấn chiếm để trả lại lối đi. Trách nhiệm pháp lý được áp dụng trong trường hợp này là: (*)

A. Trách nhiệm hình sự

B. Trách nhiệm dân sự

C. Trách nhiệm hành chính

D. Trách nhiệm kỷ luật

Câu 39: Hình thức trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam là:

A. Trách nhiệm hình sự

B. Trách nhiệm hành chính

C. Trách nhiệm dân sự

D. Trách nhiệm kỷ luật

Câu 40: Nhận định nào sau đây là đúng:

A. Chỉ có vi phạm pháp luật mới phải chịu trách nhiệm pháp lý

B. Các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức hay vi phạm quy tắc tôn giáo đều phải chịu trách nhiệm pháp lý

C. Trách nhiệm pháp lý được áp dụng cho chủ thể có hành vi trái pháp luật

D. Mọi biện pháp cưỡng chế của nhà nước đối với các chủ thể đều là trách nhiệm PL

Câu 41: Nhận định nào sau đây sai: (*)

    A. Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm pháp lý        

B. Chủ thể vi phạm hành chính chỉ là những cá nhân

C. Mọi hành vi vi phạm pháp luât đều trái pháp luật

D. Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức cố ý và vô ý

0 trả lời
Hỏi chi tiết
884

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo