Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng ?

Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dầy dễ vỡ hơn khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
755
1
1
I love Handsome
09/06/2020 15:58:55
vì mỏng thì nó nở nhiệt đều hơn còn dày thì chỗ nở nhiều chỗ nở ít sẽ vỡ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
0
트란 타이 투안
09/06/2020 16:24:48

Thảo luận 1

Thủy tinh có tính truyền nhiệt kém, vì vậy khi chúng ta rót nước vào ly thủy tinh dày thì lớp trong tiếp xúc với nhiệt nhanh hơn lớp ngoài, dẫn đến sự giãn nở vì nhiệt không đồng đều (lớp trong giãn nở nhanh hơn lớp ngoài), làm cho ly bị vỡ. Còn ly thủy tinh mỏng thì sự giãn nở vì nhiệt đồng đều hơn, cả hai lớp trong và ngoài giãn nở tương đối đồng đều nên ly ít bị vỡ hơn.

Thảo luận 2

thủy tinh giãn nhiệt kém, lớp trong giãn ra mà lớp ngoài chưa kịp giãn nên dễ vỡ. Cốc càng dày thì giãn càng chậm

Thảo luận 3

khi bạn rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì thuỷ tinh bên trong cốc tiếp xúc với nước nóng trước sẽ nở ra ,trong khi đó sự truyền nhiệt của thuỷ tinh kém ,lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nở do vậy mà cốc sẽ bị vỡ.Còn cốc mỏng thì do lớp thuỷ tinh mỏng nên sự truyền nhiệt sẽ lẹ hơn do vậy lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngoài nở như nhau => không vỡ câu trả lời của tui lả vậy đó bạn tham khảo đi nha

Thảo luận 4

Hờ hờ... các bạn trả lời đúng hết rồi, còn một cách nữa mà cốc dầy bị vỡ đó là vì cốc dầy quá nên nặng, lại rót nước nóng vào nên cầm vừa nặng, vừa nóng nên phải buông ra, buông ra thì nó rơi, nó rơi thì nó vỡ đương nhiên rùi...hờ hờ, thấy chưa, ai bảo dùng cốc dầy

Thảo luận 5

Chào bạn ! Bạn có thể hình dung thế này. Thủy tinh là một hợp chất tỏa nhiệt kém , nhưng lại rất dễ giãn nở vì nhiệt. Chính vì vậy khi bạn rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày >>> bề mặt bên trong của cốc bị giãn nở vì nhiệt rất nhanh , nhưng bên ngoài cốc lượng nhiệt truyền ra chưa đủ nó không giãn nở .Chính vì vậy phần tiếp xúc với nước nóng ban đầu của cốc thủy tinh sẽ bị gãy vỡ>> vỡ> Còn cốc thủy tinh mỏng thì lại khác nhiệt được truyền đều , tỷ lệ co giãn giữa các phân tử đều nhau >>> khó bị phá vỡ Hì!

Thảo luận 6

Thủy tinh truyền nhiệt kém. Cốc càng dầy thì sự dãn nở càng không đồng đều. Dễ vỡ hơn là lẽ đương nhiên.

Thảo luận 7

khi nóng lở ra lạnh co lại vì vậy mà càng dày khả năng co dãn càng giảm

Thảo luận 8

Khi nóng thì vật chất nở ra.Khi rót nước vào cốc thủy tinh mỏng thì hầu hết mặt trong và mặt ngoài thành li giãn nở đồng đều nên không bị nứt.còn cốc thủy tinh dày thì mặt trong và ngoài thành li giãn nở không đồng đều nên nó bị nứt.

Chúc bạn học tốt :) 

1
1
minh tâm
09/06/2020 19:38:41

vì mỏng thì nó nở nhiệt đều hơn còn dày thì chỗ nở nhiều chỗ nở ít sẽ vỡ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư