LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy nêu cảm nghĩ về cách chống dịch covid

hãy nêu cảm nghĩ về cách chống dịch covid

3 trả lời
Hỏi chi tiết
538
3
1
Nguyễn Minh Thạch
24/06/2020 16:49:40
+5đ tặng

Trước sự lan rộng của dịch bệnh COVID-19, nhiều nơi đã đưa ra các quy định về hạn chế phạm vi hoạt động, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của con người. Vì mục tiêu tối thượng là “Phòng ngừa lây lan dịch bệnh”. Đã có những thói quen, văn hóa phải thay đổi hoặc mất đi, trong khi những tiếng nói quan ngại rất ít xuất hiện.

Sinh mệnh là quan trọng. Nhưng SỐNG, có phải chỉ là để DUY TRÌ SINH MỆNH hay không?

Để đối phó với dịch bệnh COVID-19, nhiều nước đã ban hành các quy định nghiêm ngặt. Một số nơi không cho tụ tập quá 2 người, một số nơi khác Cấm ra ngoài nếu không có lý do chính đáng và còn phạt tiền cảnh cáo. Tại Hàn Quốc, nếu bị nhiễm COVID-19, tất cả đường đi nước bước của bạn, bao gồm việc lên/xuống trạm xe bus, vào quán ăn…đều được báo đến trung tâm. Qua đó, thông báo tới những người xung quanh qua điện thoại di động.

Một số nước như Nhật Bản không thể thực hiện những đối sách như vậy vì luật định về phòng chống bệnh truyền nhiễm không/chưa cho phép can thiệp quá sâu tới quyền riêng tư của người dân. Một câu hỏi đang được đặt ra ở Nhật là liệu người dân có sẵn lòng “được quản lý” và “theo dõi” như vậy để chống COVID-19 hay không?. Người dân Nhật Bản có sẵn lòng để những luật định mới, ảnh hưởng tới giá trị nhân văn, những thói quen hằng chục năm nay được thông qua sau có vài ngày bàn họp hay không?.

Chống COVID-19 là việc quan trọng. Nhưng con người có sẵn lòng trao đi những “tài sản quý giá” mà thông thường không trao cho ai không?

Dịch bệnh COVID-19 đã và đang mang lại nhiều thay đổi lớn lao trong xã hội loài người, với một tình trạng nguy hiểm khác chưa được gọi tên. Đó là sự coi trọng những giá trị đạo đức mạnh mẽ mới nổi. Như ở Nhật Bản:

Những hành vi nào giúp giảm nguy cơ lây nhiễm đều được cho là TỐT.

Những hành động làm tăng nguy cơ lây nhiễm đều được cho là XẤU.

Đằng sau những giá trị đó là mong muốn ngăn chặn “vỡ trận” trong bệnh viện, muốn giảm thiểu số thương vong và đây cũng là một giá trị đạo đức mạnh mẽ khác.

Đương nhiên, giá trị đạo đức này quá đúng, không có gì phải phản đối. Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với mục tiêu đó. Tuy nhiên, để hoàn thành những mục tiêu “không thể phản đối” này, một số người có đang sống để “miễn sao đừng để lây Corona” hay không?

Vì mục tiêu cao cả là “Không để lây nhiễm Corona lan rộng” này mà vô hình trung, những hành động và suy nghĩ thường nhật của chúng ta có vẻ như cũng đang bị chia thành hai nhóm TỐTXẤU.Nguy hại hơn, những việc được cho là TỐT như hạn chế quyền tự do di chuyển, cho phép quyền theo dõi chặt chẽ người dân đang được một số nơi ủng hộ với quan điểm “Không có thời gian bàn luận vì đây là tình trạng khẩn cấp “.

Đánh đổi giữa Sinh mạng và Kinh tế

Một trong những bàn luận về Thiện-Ác hay được nói tới từ đầu mùa dịch là cân nhắc giữa Sinh mạng và Kinh tế. Khi tình hình dịch bệnh đang căng thẳng, có nhiều người muốn đứng trên quan điểm y khoa để chủ trương rằng cần phải gia tăng hạn chế dù đi kèm hy sinh kinh tế để ngăn chặn dịch bệnh. Đương nhiên, đây là ý kiến đúng theo góc nhìn đó, tại thời điểm đó.

Tuy nhiên, về lâu về dài, tôi nghĩ rằng đây không đơn giản là sự đánh đổi giữa Sinh mạng và Kinh tế. Mà là sự đánh đổi giữa Sinh mạng và các Sinh mạng khác. Đó là vì chiến lược chống COVID-19 để phòng ngừa thương vong về y khoa đang làm nhiều người gián đoạn hoạt động sinh kế hằng ngày, lâm vào cảnh thất nghiệp, vỡ nợ…Thương vong về mặt kinh tế-xã hội đang xảy ra nhãn tiền.

Những tin tức và báo cáo tại Nhật Bản, Hoa Kỳ cho thấy số người không có thu nhập, không đủ tiền trang trải chi phí cuộc sống như học phí, tiền nhà…thậm chí vỡ nợ là không hề nhỏ và có thể dẫn tới tự sát vì trầm cảm và căng thẳng.

Những người dễ tử vong khi mắc COVID-19 là người “yếu thế” về mặt y khoa.

Nhưng đừng quên rằng những người phải tạm dừng kế sinh nhai vốn đã bấp bênh cũng là người “yếu thế” về mặt xã hội.

Trong số các khuyến cáo chống COVID-19 tại Nhật Bản có mục “Hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết hoặc không gấp”. Tuy nhiên, thế nào là “không cần thiết” và thế nào là “không gấp” thì chưa được định nghĩa rõ ràng. Đối với một số người, phía trước của họ là công việc mà thật sự nếu không tiếp tục thì sợi dây mỏng manh duy trì sinh kế của cả gia đình có thể bị đứt mất.

Điều đáng nói ở đây là “không cần” hoặc “không gấp” lại đang bị phán xét thiên về mặt y khoa. Những ai không tuân thủ dễ dàng bị gắn mác “vô đạo đức” ngay lập tức. Chính vì thế, tại Nhật Bản nhiều người đã bắt đầu thay đổi suy nghĩ. Đánh đổi khi thực hành chiến lược chống COVID-19 phải được xem là đánh đổi giữa sinh mạng và những sinh mạng khác.

Đánh đổi giữa Sinh mạng và Cuộc sống

Nhiều người nói rằng nếu có hỗ trợ tiền lương/thu nhập thì cũng chẳng sao. Đương nhiên, hỗ trợ thu nhập là rất cần thiết và đang được tiến hành. Tuy nhiên, mỗi người trong chúng ta cần tự hỏi rằng mình có đồng ý nhận mỗi tháng 30-50% thu nhập để hạn chế ra ngoài, chịu sự giám sát hay theo dõi của một ai đó hay không?. Hay bạn có đồng ý “Không tụ tập ăn uống vui chơi, không gặp mặt bạn bè người thân” (vì không gấp) hoặc giảm giao tiếp 80%… như vậy mãi hay không ?.

Nếu chỉ là cố gắng trong vài tuần/tháng, tôi nghĩ nhiều người sẽ làm được. Nhưng vấn đề ở COVID-19 lần này là chưa chắc dịch bệnh sẽ tiêu biến ngay mà có thể kéo dài 1-2 năm, thậm chí quay trở lại theo mùa. Chính phủ các nước trên thế giới cũng đang cân nhắc tìm lối ra để khởi động lại nền kinh tế trong tinh thần “sống chung với lũ”.

“Sống mà chỉ ở nhà mãi, không giao lưu với ai” làm tôi nghĩ tới tình trạng sống chỉ để duy trì sự sống, tình huống hay gặp ở một số ca bệnh lớn tuổi, liệt giường tại Nhật Bản. Cũng là bác sĩ Nội tổng quát chăm sóc những người già tại đất nước có gần 15% người trên 75 tuổi này, tôi thường xuyên thảo luận với bệnh nhân và người thân của họ về việc sống như thế nào và nên tận hưởng cuộc sống như thế nào. Điều này là cực kỳ quan trọng để không vô tình đưa bệnh nhân vào trạng thái duy trì sự sống ngày này qua tháng khác trên giường bệnh. Với rất ít giao tiếp, với dinh dưỡng cung cấp qua xông dạ dày hay các phương thức nhân tạo khác.

Sau một thời gian thu thập nghe ngóng thông tin, giờ là lúc cần bình tĩnh nhìn nhận rằng “Không lây Corona” không phải là mục tiêu cuộc sống của chúng ta. Những người hoạch định chính sách tại Nhật Bản đang bàn tính làm thế nào để giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống “bình thường mới” sao cho an toàn nhưng vẫn đảm bảo tính nhân văn, khía cạnh xã hội quan trọng của con người.

Sống quen với nguy cơ

Trước tương lai phải “sống chung với lũ”, có lẽ chúng ta sẽ cần duy trì những việc làm “phiền phức” như rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách, đúng lúc để tiếp tục cuộc sống. Nhiều người có thể e ngại hoặc lo lắng về nguy cơ phải đối mặt này.

Tuy nhiên, hãy đặt mọi thứ vào tổng thể, với con số gần 80 người tử vong vì tai nạn giao thông trong 4 ngày nghỉ tại Việt Nam vừa qua. Mặc cho nguy cơ tử vong và tàn phế suốt đời do tai nạn giao thông vẫn còn cao, đang “lảng vảng đâu đó” dù được liệt vào nhóm phòng tránh được, nhiều người vẫn đang lao ra đường với ý thức giao thông thấp-kém. Nói vậy để thấy rằng dù việc đội mũ bảo hiểm để phòng ngừa đã thành một nếp sống mới sau nhiều quan ngại ban đầu, chúng ta vẫn đang sống với rủi ro tiếp diễn. Thật ra, đó cũng chính là bản chất của cuộc sống.

Điều đáng nói ở đây là rủi ro về dịch COVID-19 đang được vô tình phóng đại/zoom-up lên nhiều lần làm lu mờ những rủi ro khác. Thiết nghĩ rằng cần nhìn nhận COVID-19 trong tổng thể nhiều phần đa dạng của cuộc sống. COVID-19 không phải là tất cả cuộc sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Hải D
24/06/2020 16:55:34
+4đ tặng

Cơn bão dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đã và đang trở thành vấn đề đáng lo ngại với không chỉ Trung Quốc mà còn của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong tình hình chung đó, 63/63 tỉnh thành đã cho phép học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh do virus Corona gây ra. Cũng có hơn 100 trường đại học trên cả nước điều chỉnh việc nhập học sau Tết của sinh viên, tuy nhiên đối với sinh viên ngành Y như chúng em vẫn đến trường để học có lẽ là điều hiễn nhiên. Vì chúng em hiểu chúng em là những sinh viên Y khoa, là những bác sĩ tương lai của đất nước, là những người tiên phong phòng chống dịch bệnh, giúp sức bảo vệ sức khỏe của cả cộng động.

Nhờ vào sự quan tâm, chăm sóc của Nhà trường, chúng em cảm thấy rất yên tâm khi đến trường vào những ngày như thế này. Nhà Trường đã chủ động phun khử trùng Cloramin B toàn bộ khuôn viên trường, phòng học, khu làm việc, khu ký túc xá... Khi bước vào trường, chúng em được đo thân nhiệt, sát khuẩn tay nhanh để đảm bảo các công tác phòng chống lây lan. Hơn nữa, ngay ngày đầu tiên đi học, chúng em được Thầy Hiệu trưởng, TS.BS Phạm Hùng Vân cung cấp những kiến thức về cơ chế lây lan, độc lực, và thế nào là tình trạng cảnh báo nguy hiểm. Điều đó, giúp chúng em hiểu hơn về đại dịch này, không còn những suy nghĩ hoang mang và lo lắng nữa, hiểu đúng về cách tự bảo vệ mình cũng như bảo vệ mọi người xung quanh.

Bên cạnh việc học tập trung, để đảm bảo đủ chương trình, nội dung học tập của chúng em, Nhà trường đã xây dựng và tổ chức các buổi học online. Đây là môi trường học tập mới đối với chúng em, giúp chúng em kết nối với giảng viên để trao đổi bài học bất cứ thời gian, không gian nào. Chỉ với vài thao tác đơn giản, chúng em có thể học tập ngay trên chiếc laptop, smartphone của mình và chúng em có thề thoải mái trình bày ý kiến, phát biểu trong giờ học. Đây thực sự là giải pháp học tập tuyệt vời dành cho sinh viên thời đại 4.0.

Tất cả sinh viên chúng em luôn mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào việc đẩy lùi dịch bệnh Corona nói riêng và các dịch bệnh khác nói chung. Tuy nhiên lượng kiến thức của chúng em còn quá nhỏ bé so với công cuộc hiện tại, chúng em sẽ cố gắng học hỏi, tìm hiểu nhiều kiến thức hơn nữa để sau này đảm nhiệm vị trí Bác sĩ trong tương lai. Chúng em hy vọng các nhà nghiên cứu khoa học sẽ sớm bào chế được vaccine, dịch bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi và mọi người không còn lo lắng về Corona thêm một ngày nào nữa!     

1
0
Hải D
24/06/2020 16:55:58
+3đ tặng
2020 là một năm khởi đầu không mấy may mắn vì có dịch Corona hoành hành khắp thế giới. Đã có rất nhiều người bị nhiễm và thậm chí chết vì dịch bệnh này. Việt Nam cũng không ngoại lệ và gần như toàn bộ học sinh, sinh viên cả nước nghỉ học để tránh dịch. Trong khi mùa dịch đang diễn biến phức tạp như vậy thì trường ĐH Phan Châu Trinh với đội ngũ Thạc sĩ - Bác sĩ vi sinh có trình độ, nghiên cứu nhiều về virus nên sinh viên ở đây vẫn được tới trường đi học như bình thường. Khu vực xung quanh trường cũng như số lượng sinh viên trường không quá đông nên dễ kiểm soát. Hàng ngày được đo nhiệt độ và sát trùng tay nhanh trước khi vào trường. Đồng thời, để an tâm hơn khi đi học thì thầy hiệu trưởng Phạm Hùng Vân, một nhà nghiên cứu rất thành công về vi sinh đã có một buổi thuyết trình về virus corona nên mọi người hiểu biết về virus đi đúng hướng, hiểu được cách phòng tránh và tuyên truyền đúng cách. Bên cạnh đó, sinh viên khoa Y ĐH Phan Châu Trinh là những bạn trẻ luôn nhiệt huyết học hỏi, đặc biệt muốn tìm hiểu về virus corona trong tâm điểm mùa dịch vì sau này, chính những sinh viên Y khoa đó sẽ là những người bác sĩ tương lai. Khi xã hội đã cần về vấn đề sức khoẻ thì họ không thể bỏ mặc được. Đó là y đức và là bài học cao quý nhất mà trường ĐH Phan Châu Trinh đã dạy sinh viên từ những ngày đầu tiên. Hi vọng với mọi cố gắng và nỗ lực, thế giới sẽ đẩy lùi được dịch Corona này. Trường ĐH Phan Châu Trinh cũng mong muốn sẽ góp một công sức nhỏ nhoi và ý nghĩa trong việc cho mọi người nhận thức đúng và hiểu rõ về corona virus.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư