Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn về cảm hứng của Nguyễn Du trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"

2 trả lời
Hỏi chi tiết
895
1
0
Trà Đặng
21/11/2017 20:25:50
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du quả thật là một tác phẩm làm nên từ cảnh ngộ
Sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, chứng kiến nhiều oan khuất của những người phụ nữ, cụ Nguyễn Du đã viết nên danh tác bằng tất cả lòng ngưỡng mộ và cảm thương sâu sắc cho những bóng hồng tài sắc vẹn toàn mà bạc mệnh. Truyện Kiều kể về cuộc đời đầy trắc trở, nỗi đau đớn đoạn trường của nàng Kiều tài sắc, từ đó lên án hiện thực đau lòng của xã hội phong kiến đương thời. Trong tác phẩm, đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều ” được đưa vào sách giáo khoa là một đoạn miêu tả nhân vật đặc sắc, thể hiện rõ nét tài sắc của nàng Kiều và đưa ra dự cảm cho số phận đoạn trường của nàng
Nguyễn Du sinh ra trong thời kì loạn lạc, đất nước xảy ra nội chiến giữa hai miền Nam-Bắc, nhà Thanh kéo quân xâm lược nước ta. Sinh thời ông chứng kiến nhiều nỗi bất hạnh oan khuất của nhân dân và cảm thương sâu sắc cho số phận của họ, đặc biệt đối với những người phụ nữ. Hoàn cảnh sống và tâm hồn đa tư đa lự của cụ Nguyễn Du đã cho ra đời danh tác truyện Kiều lưu truyền muôn đời. Tác phẩm đặc biệt thành công trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, tiêu biểu là trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều ” với bút pháp ước lệ - lấy cảnh tả người đặc sắc. Đoạn trích không những thành công khắc họa chân dung Vân, Kiều mà còn đưa ra dự cảm về số phận chìm nổi của nhân vật chính
Hai câu thơ đầu trong đoạn trích đã giới thiệu sơ lược hai nhân vật được miêu tả
Tự ngàn xưa trăng đã xuất hiện nhiều trong thơ ca. Trăng mang một vẻ đẹp dịu dàng, thanh cao mà tràn đầy quyến rũ. “ Tố nga ” là từ Hán Việt có nghĩa đen là vầng trăng đẹp, trong truyện Kiều lại được dùng để giới thiệu hai tiểu thư xinh đẹp, thật là tinh tế ! Ngay từ câu đầu tiên, cụ Nguyễn Du đã giúp người đọc hình dung được Vân và Kiều có vẻ đẹp thanh cao của con nhà quyền quí.
Nhắc đến mai và tuyết, ta liền nhớ đến dáng vẻ thanh thoát, uyển chuyển của cây mai và màu trắng tinh khiết, trong sạch của những bông tuyết. Bút pháp ước lệ trong câu thơ “ Mai cốt cách, tuyết tinh thần ” đã nêu phẩm chất tốt đẹp của chị em Thúy Kiều: cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng. Câu thơ kế tiếp lại khẳng định Vân và Kiều mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng và đều là vẻ đẹp hoàn mĩ “ mười phân vẹn mười ”.
Vẻ đẹp của nàng Vân là vẻ đẹp phúc hậu từ khuôn mặt đến cử chỉ. Hình ảnh trăng lại xuất hiện để tả khuôn mặt đầy đặn của nàng, hợp với hàng lông mày nở nang tạo nên nét đẹp thuần hậu. Nụ cười tươi như hoa và những lời ngọc ngà, đứng đắn, nghiêm trang của Vân đã nói lên phẩm chất tốt đẹp của nàng. Lại thêm mái tóc bồng bềnh mềm mại như mây và làn da trắng tuyết đã khẳng định Vân là một nữ nhân xinh đẹp, đức độ. Bằng bút pháp ước lệ, Nguyễn Du đã ví vẻ đẹp của Thúy Vân với những gì cao đẹp nhất của thiên nhiên: trăng, con ngài, hoa, ngọc, mây và tuyết. Tuy nhiên việc miêu tả nàng Vân của cụ mang tính cụ thể hơn đối với Kiều: cụ thể trong bút pháp liệt kê mặt, lông mày, tiếng cười, lời nói, mái tóc, làn da, trong cách dùng từ láy “ trang trọng ”, “ đầy đặn ”, “ nở nang ” khiến chân dung nàng trở nên thật rõ nét. Chân dung của nàng cũng mang tính dự báo số phận. Vẻ phúc hậu, hòa hợp với thiên nhiên, được thiên nhiên chấp nhận “ thua ”, “ nhường ” đã nói trước cuộc đời bình lặng, suôn sẻ của nàng
Nhan sắc của Vân và Kiều lại mang tính đối lập nhau. Nếu sắc đẹp của Vân nhẹ nhàng, hiền dịu thì Kiều sắc sảo, quyến rũ
Câu thơ đầu tả Kiều đã khái quát đặc điểm nàng: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Nguyễn Du lại khẳng định nàng tài sắc hơn hẳn em nàng “ So bề tài sắc lại là phần hơn ”. Tác giả vẫn dùng bút pháp ước lệ quen thuộc, nhưng so với khi tả Vân thì nhan sắc của Kiều được tả không rõ rệt “ làn thu thủy, nét xuân sơn”. Người đọc phải ngẫm nghĩ mới hiểu ra cụ ví đôi mắt Kiều như nước hồ thu, lông mày thanh thoát như nét núi mùa xuân. Mùa thu, bầu trời xanh và cao hơn, mặt nước hồ phản chiếu bóng trời càng trở nên sâu hơn. Đôi mắt Kiều cũng như làn thu thủy: trong vắt, long lanh, sâu lắng, phản chiếu cả tâm hồn nàng. Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, có sức quyến rũ lớn nhất, có lẽ vì vậy mà cụ Nguyễn Du đã chọn mắt và lông mày để tả Thúy Kiều. Vẻ đẹp của nàng có thể nghiêng nước nghiêng thành, làm thiên nhiên phải “ ghen ”, “ hờn ” chứ không chịu “ thua ”, “ nhường ” như Vân. Ta nhớ đến Bao Tự, Đát Kỉ, Điêu Thuyền…những mĩ nhân khiến hôn quân phải mất nước, đồng thời số phận của họ cũng không tốt đẹp gì. Quả thật “ Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen ”, Nguyễn Du đã dự cảm cho số phận đầy sóng gió, trắc trở của Kiều bởi sắc đẹp “ không thuận lòng trời ” của nàng - một số phận đoạn trường như bao mĩ nhân ngày xưa
Không những là một tuyệt sắc giai nhân, Thúy Kiều còn có tài năng thiên phú khó ai sánh bằng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nhân Báu Trương
21/11/2017 20:26:30
Goethe - nhà đại tư tưởng người Đức-từng phát biểu một câu nói rất sâu sắc: “ Chỉ những công cuộc nào vì cảnh ngộ mà làm nên mới lâu bền được ”. Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du quả thật là một tác phẩm làm nên từ cảnh ngộ 
Sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, chứng kiến nhiều oan khuất của những người phụ nữ, cụ Nguyễn Du đã viết nên danh tác bằng tất cả lòng ngưỡng mộ và cảm thương sâu sắc cho những bóng hồng tài sắc vẹn toàn mà bạc mệnh. Truyện Kiều kể về cuộc đời đầy trắc trở, nỗi đau đớn đoạn trường của nàng Kiều tài sắc, từ đó lên án hiện thực đau lòng của xã hội phong kiến đương thời. Trong tác phẩm, đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều ” được đưa vào sách giáo khoa là một đoạn miêu tả nhân vật đặc sắc, thể hiện rõ nét tài sắc của nàng Kiều và đưa ra dự cảm cho số phận đoạn trường của nàng 
Nguyễn Du sinh ra trong thời kì loạn lạc, đất nước xảy ra nội chiến giữa hai miền Nam-Bắc, nhà Thanh kéo quân xâm lược nước ta. Sinh thời ông chứng kiến nhiều nỗi bất hạnh oan khuất của nhân dân và cảm thương sâu sắc cho số phận của họ, đặc biệt đối với những người phụ nữ. Hoàn cảnh sống và tâm hồn đa tư đa lự của cụ Nguyễn Du đã cho ra đời danh tác truyện Kiều lưu truyền muôn đời. Tác phẩm đặc biệt thành công trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, tiêu biểu là trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều ” với bút pháp ước lệ - lấy cảnh tả người đặc sắc. Đoạn trích không những thành công khắc họa chân dung Vân, Kiều mà còn đưa ra dự cảm về số phận chìm nổi của nhân vật chính 
Hai câu thơ đầu trong đoạn trích đã giới thiệu sơ lược hai nhân vật được miêu tả 
Tự ngàn xưa trăng đã xuất hiện nhiều trong thơ ca. Trăng mang một vẻ đẹp dịu dàng, thanh cao mà tràn đầy quyến rũ. “ Tố nga ” là từ Hán Việt có nghĩa đen là vầng trăng đẹp, trong truyện Kiều lại được dùng để giới thiệu hai tiểu thư xinh đẹp, thật là tinh tế ! Ngay từ câu đầu tiên, cụ Nguyễn Du đã giúp người đọc hình dung được Vân và Kiều có vẻ đẹp thanh cao của con nhà quyền quí. 
Nhắc đến mai và tuyết, ta liền nhớ đến dáng vẻ thanh thoát, uyển chuyển của cây mai và màu trắng tinh khiết, trong sạch của những bông tuyết. Bút pháp ước lệ trong câu thơ “ Mai cốt cách, tuyết tinh thần ” đã nêu phẩm chất tốt đẹp của chị em Thúy Kiều: cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng. Câu thơ kế tiếp lại khẳng định Vân và Kiều mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng và đều là vẻ đẹp hoàn mĩ “ mười phân vẹn mười ”. 
Vẻ đẹp của nàng Vân là vẻ đẹp phúc hậu từ khuôn mặt đến cử chỉ. Hình ảnh trăng lại xuất hiện để tả khuôn mặt đầy đặn của nàng, hợp với hàng lông mày nở nang tạo nên nét đẹp thuần hậu. Nụ cười tươi như hoa và những lời ngọc ngà, đứng đắn, nghiêm trang của Vân đã nói lên phẩm chất tốt đẹp của nàng. Lại thêm mái tóc bồng bềnh mềm mại như mây và làn da trắng tuyết đã khẳng định Vân là một nữ nhân xinh đẹp, đức độ. Bằng bút pháp ước lệ, Nguyễn Du đã ví vẻ đẹp của Thúy Vân với những gì cao đẹp nhất của thiên nhiên: trăng, con ngài, hoa, ngọc, mây và tuyết. Tuy nhiên việc miêu tả nàng Vân của cụ mang tính cụ thể hơn đối với Kiều: cụ thể trong bút pháp liệt kê mặt, lông mày, tiếng cười, lời nói, mái tóc, làn da, trong cách dùng từ láy “ trang trọng ”, “ đầy đặn ”, “ nở nang ” khiến chân dung nàng trở nên thật rõ nét. Chân dung của nàng cũng mang tính dự báo số phận. Vẻ phúc hậu, hòa hợp với thiên nhiên, được thiên nhiên chấp nhận “ thua ”, “ nhường ” đã nói trước cuộc đời bình lặng, suôn sẻ của nàng 
Nhan sắc của Vân và Kiều lại mang tính đối lập nhau. Nếu sắc đẹp của Vân nhẹ nhàng, hiền dịu thì Kiều sắc sảo, quyến rũ 
Câu thơ đầu tả Kiều đã khái quát đặc điểm nàng: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Nguyễn Du lại khẳng định nàng tài sắc hơn hẳn em nàng “ So bề tài sắc lại là phần hơn ”. Tác giả vẫn dùng bút pháp ước lệ quen thuộc, nhưng so với khi tả Vân thì nhan sắc của Kiều được tả không rõ rệt “ làn thu thủy, nét xuân sơn”. Người đọc phải ngẫm nghĩ mới hiểu ra cụ ví đôi mắt Kiều như nước hồ thu, lông mày thanh thoát như nét núi mùa xuân. Mùa thu, bầu trời xanh và cao hơn, mặt nước hồ phản chiếu bóng trời càng trở nên sâu hơn. Đôi mắt Kiều cũng như làn thu thủy: trong vắt, long lanh, sâu lắng, phản chiếu cả tâm hồn nàng. Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, có sức quyến rũ lớn nhất, có lẽ vì vậy mà cụ Nguyễn Du đã chọn mắt và lông mày để tả Thúy Kiều. Vẻ đẹp của nàng có thể nghiêng nước nghiêng thành, làm thiên nhiên phải “ ghen ”, “ hờn ” chứ không chịu “ thua ”, “ nhường ” như Vân. Ta nhớ đến Bao Tự, Đát Kỉ, Điêu Thuyền…những mĩ nhân khiến hôn quân phải mất nước, đồng thời số phận của họ cũng không tốt đẹp gì. Quả thật “ Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen ”, Nguyễn Du đã dự cảm cho số phận đầy sóng gió, trắc trở của Kiều bởi sắc đẹp “ không thuận lòng trời ” của nàng - một số phận đoạn trường như bao mĩ nhân ngày xưa 
Không những là một tuyệt sắc giai nhân, Thúy Kiều còn có tài năng thiên phú khó ai sánh bằng

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo