Nhà văn Nga Lép tôi xtôi cho rằng :"giá trị nghệ thuật của 1 tác phẩm truyện trước hết được tạo nên bởi những chi tiết mới lạ có sức hấp dẫn người đọc " .Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua văn bản Người con gái Nam Xương em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong một đêm khuya, Trương Sinh ngồi với bé Đản và bất ngờ được bé chỉ bóng chàng trên vách mà nói: Cha Đản lại đến kia kìa.! Nghe con nói lúc này Trương Sinh mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ. Chẳng cần nói năng điều gì, cái bóng chỉ lặng lẽ xuất hiện đã hóa giải được nỗi oan khuất của Vũ Nương và khiến người đọc như vỡ òa trong tiếng khóc thương cho số phận của nhân vật chính. Hạnh phúc thật là mong manh, hư ảo. "Chiếc bóng" là một ẩn dụ – nó mong manh như số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Dù là người phụ nữ đức hạnh nhưng họ có thể bất hạnh bởi bất cứ một nguyên nhân vô lí nào mà bản thân không lường trước được. “Chiếc bóng” xuất hiện lần thứ hai đã nói lên một điều: người phụ nữ trong xá hội phong kiến là nạn nhân của bi kịch gia đình, bi kịch xã hội.
“Chiếc bóng” đã xuất hiện bất ngờ và hợp lí vì nó đã diễn tả được mối nhân duyên khập khiễng giữa Trương Sinh với Vũ Nương. Mối nhân duyên chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn (Vũ Nương kết duyên cùng Trương Sinh thất học, đa nghi, ghen tuông, độc đoán; còn Vũ Nương tính tình thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp) cộng với cảnh ngộ chia ly bởi chiến tranh chính là nguy cơ tiềm ẩn bùng phát. Câu chuyện thắt nút và cởi nút bởi cái bóng. Cái bóng là cái không thực nhưng nó lại quyết định số phận con người. Nó lặng lẽ nhưng lại đem đến cho tác phẩm một chiều sâu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Chẳng những thế nó còn đem đến cho tác phẩm một sức hấp dẫn kì lạ.
"Chiếc bóng" xuất hiện ở cuối tác phẩm: "Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất". Chi tiết này thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Dữ so với tích cũ (Vợ chàng Trương), tạo nên vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm và đem đến cho câu chuyện một kết thúc tưởng như có hậu nhưng lại càng tô đậm thêm bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ. Nguyễn Dữ đã để Vũ Nương trở về, nhưng nàng chỉ trở về trong chốc lát, thấp thoáng, lúc ẩn, lúc hiện giữa dòng sông rồi biến mất. Đối với Vũ Nương, đàn giải oan chỉ là một chút an ủi với người bạc phận chứ không thể làm sống lại tình xưa; nỗi oan được giải, nhưng hạnh phúc thực sự đâu có thể tìm lại được. Tiếng nói của nàng từ giữa dòng sông vọng vào vừa xiết bao đau xót vừa như một lời kết tội đanh thép xã hội đương thời đã đày đoạ, đã tàn nhẫn cướp đi cả cuộc đời, cả hạnh phúc của một con người hoàn toàn có quyền được sống và hạnh phúc. Và như thế “chiếc bóng” còn mang ý nghĩa là bài học về hạnh phúc muôn đời: Một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng hư ảo.
Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, “chiếc bóng” đã ba lần xuất hiện, nếu ta thử cắt bỏ đi sự xuất hiện của chi tiết này, một điều chắc chắn là cốt truyện không thể phát triển hoặc nếu phát triển thì sẽ theo hướng khác. Như vậy, chi tiết “chiếc bóng” là một chi tiết quan trọng, là một nét nghệ thuật đặc sắc làm nên thành công cho câu chuyện đồng thời nó còn thể hiện tài năng nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo vô bờ của nhà văn Nguyễn Dữ. Vì thế, quả là không sai khi người ta nói: Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |