Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cách mạng Việt Nam học tập được gì từ sự thất bại của công xã Pa-ri?

Cách mạng Việt Nam học tập được gì thừ sự thất bại của công xã Pa-ri?
    giúp mik với  mi đg cần gấp
 

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
139
0
0
Vua Hai Tac
06/10/2020 19:40:01
+5đ tặng

Trong bản Tuyên ngôn về ngày 18 tháng Ba, Ủy ban Trung ương* viết: “Thấy rõ sự đớn hèn và sự phản bội của giai cấp thống trị, những người vô sản Pa-ri hiểu rõ rằng đã đến lúc phải tự mình quản lý lấy công việc xã hội, để cứu vãn tình thế. Họ hiểu rằng nghĩa vụ tối cao và quyền tuyệt đối của mình là phải tự mình làm chủ vận mệnh của mình, tự mình nắm lấy chính quyền”1. Công xã đã lật đổ nền cộng hòa tư sản để xây dựng Nhà nước kiểu mới, hình thức chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử. Đánh giá những thành tựu giành được của Công xã, C. Mác viết: Công xã đã thay đổi bộ mặt của Pa-ri biết bao! Không còn dấu vết gì của Pa-ri hoang dâm thời Đế chế thứ Hai nữa… Không còn xác chết vô thừa nhận tại nhà xác nữa, không còn những vụ cướp giật ban đêm nữa, hầu như không còn có trộm cắp nữa. Lần đầu tiên các đường phố được an toàn dù không có một cảnh sát nào.

 

Dù giai cấp công nhân đã chiến đấu rất anh dũng để bảo vệ thành quả của mình, nhưng Công xã chỉ giữ được chính quyền trong 72 ngày. Nguyên nhân đầu tiên của sự thất bại là Công xã đã không kiên quyết tấn công vào sào huyệt cuối cùng của chính quyền tư sản phản cách mạng, không quốc hữu hóa ngân hàng, nhất là chưa thực hiện được liên minh với nông dân và đoàn kết với công nhân trong cả nước. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc, với cách diễn đạt dễ hiểu, đã đánh giá thất bại của Công xã từ chiều sâu so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng: “Vì thợ thuyền còn non nớt, tổ chức không khéo, vả lại Đức giúp cho tư bản Pháp đánh lại thợ thuyền, nên cuối tháng 5 thì cách mệnh thất bại”2.  Suy ra từ nhận định đó thì sự thất bại là do bản thân Công xã chưa có một chính đảng đủ điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức lãnh đạo. Điều đó có nguyên nhân từ vai trò của Quốc tế thứ Nhất chỉ mới thực hiện “tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản mà chưa làm được việc gì lớn” và bởi nội bộ tổ chức “không thống nhất” về tư tưởng và tổ chức.

Tuy thất bại, nhưng “Pa-ri công nhân, với Công xã của nó sẽ mãi mãi được người đời ngưỡng mộ, coi là tiên khu quang vinh của một xã hội mới. Hình ảnh của những bậc tiên liệt thành viên của Công xã sẽ được đời đời in sâu vào trái tim vĩ đại của giai cấp công nhân”3. Hơn nữa, Công xã còn để lại cho Phong trào Công nhân và Cộng sản quốc tế những bài học quý giá.

Cách mạng Việt Nam cũng tiếp thu những bài học đó. Tác phẩm “Đường cách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc đã ghi những kinh nghiệm rút ra từ thất bại của Công xã Pa-ri trong Mục “Cách mạng Pháp dạy chúng ta”. Từ đúc kết lịch sử cách mạng thế giới, trong đó có Công xã Pa-ri và lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã sớm hình thành chân lý chỉ đạo cách mạng nước ta: Nhân dân (với nền tảng công nông) là gốc cách mạng; Cách mạng phải có Đảng lãnh đạo; Đảng phải có chủ nghĩa làm nền tảng; Chủ nghĩa đó là chủ nghĩa Mác - Lê-nin.                              

Theo tư tưởng đó, hơn 80 năm qua, trải qua các quá trình cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên quan tâm xây dựng mình vững mạnh. Suy ngẫm từ bài học của Công xã Pa-ri, chúng ta càng cảm nhận sâu sắc đòi hỏi về tầm cao chất lượng trong xây dựng Đảng về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu cụ thể các nhiệm vụ xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Báo cáo ghi rõ: “Giữ vững bản chất và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta hiện nay”4.

Trong xây dựng Đảng vềchính trị, tư tưởng và tổ chức, Đảng ta đã quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa tổ chức và con người; trong đó  đã khẳng định: nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên về bản lĩnh chính trị, trí tuệ, đạo đức, lối sống và năng lực hành động trên từng cương vị đảm nhiệm của mỗi người là điều kiện để xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao. Mặt khác, việc không ngừng đổi mới, kiện toàn tổ chức của Đảng vừa là cơ sở để cố kết đảng viên, thống nhất tư tưởng và hành động theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người”5; vừa là đảm bảo tối ưu thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội và hệ thống chính trị, mà Đảng là một bộ phận của hệ thống ấy. Nội hàm của xây dựng tổ chức bao gồm cơ cấu bộ máy, những nguyên tắc, cơ chế hoạt động, phương thức lãnh đạo của Đảng và tổ chức thực tiễn thực hiện đường lối.

Trong 25 năm đổi mới, Đảng đã kiên định nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu cách mạng là độc lập dân tộc và CNXH, tiến hành các cuộc vận động: “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; đồng thời, đẩy mạnh đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận chống các quan điểm thù địch, sai trái mưu toan phủ nhận độc lập dân tộc và CNXH. Nhờ đó, Đảng phát huy được sứ mệnh lịch sử của mình, lãnh đạo đất nước vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với hệ thống chính trị.

Trước yêu cầu của đất nước thời kỳ mới, thấm nhuần sâu sắc bài học của Công xã Pa-ri, công tác xây dựng Đảng cần phải quán triệt và thực hiện tốt những vấn đề sau:

1.Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng ta là bộ tham mưu, là đội xung kích trong đấu tranh vì lợi ích của cả giai cấp công nhân, nhân dân lao động, của cả dân tộc. Đảng ta mang bản chất giai cấp công nhân; không rơi vào các khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa và cũng không biệt phái giai cấp. Điều đó đòi hỏi trong xây dựng Đảng, vừa phải kiên định “lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”; vừa phải ra sức xây dựng cơ sở xã hội rộng mở của Đảng bao gồm các giai cấp, tầng lớp xã hội, mà nòng cốt là “giai cấp công nhân phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng cả về chính trị, học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động” và bồi dưỡng các thế hệ trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên”, kế tục trung thành sự nghiệp của Đảng, của dân tộc.

2. Trong nâng cao trình độ giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho đảng viên, cán bộ các cấp, phải chú ý làm cho mọi đảng viên, cán bộ thấy rõ sự nguy hại nếu không có trình độ lý luận ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Nếu ở cấp chiến lược, đó là một nguyên nhân dẫn đến việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách không đúng đắn, không phù hợp; thậm chí có thể dẫn đến thực dụng. Ở cấp cơ sở, đó là sự chấp hành các chính sách của trên một cách máy móc; đảng viên không thuyết phục được quần chúng, có nhận thức mơ hồ trước những luận điệu thù địch, sai trái, thậm chí thiếu cảnh giác trước các thủ đoạn đánh lộn sòng giữa bản chất cách mạng của CNXH mác-xít với tính chất cách mạng nửa vời, cải lương của các thứ CNXH khác. Trong gắn học tập lý luận với thực tiễn, cần bồi dưỡng năng lực tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, theo tinh thần: “đổi mới nhưng không đổi màu”; chú ý khắc phục sự non kém, lạc hậu trong nghiên cứu lý luận. Để thực hiện có hiệu quả việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, nên chăng chúng ta cần mở rộng Hội đồng lý luận ở cấp Trung ương; ởcác cấp dưới và các ngành cũng nên có các hình thức tổ chức phù hợp nhằm thu hút những người tâm huyết và có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, khuyến khích “cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”6.

3. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ vững kỷ luật nghiêm minh, đảm bảo sự thống nhất trong toàn Đảng về ý chí và hành động; đồng thời, tôn trọng, bảo lưu ý kiến của thiểu số với điều kiện không được tán phát ý kiến cá nhân khi đã có nghị quyết của tổ chức đảng và phải tích cực thực hiện nghị quyết ở cương vị công tác của mỗi người khi nghị quyết còn hiệu lực. Cần khắc phục các hiện tượng, hoặc lợi dụng quyền tự do ngôn luận để tán phát ý kiến cá nhân trái với quan điểm, đường lối của Đảng, hoặc khép kín, không mở rộng đối thoại có tổ chức để tìm ra chân lý; quy chụp những người có ý kiến được bảo lưu, tạo ra tâm lý chia rẽ trong tổ chức đảng.

4. Các tổ chức đảng và mỗi đảng viên phải ý thức sâu sắc về xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN để thông suốt vận hành cơ chế của hệ thống chính trị về mối quan hệ hữu cơ giữa Đảng, Nhà nước pháp quyền XHCN và Mặt trận Tổ quốc, đảm bảoquyền làm chủ của nhân dân trong quyết định những chủ trương ở tầm quốc gia cũng như ở từng địa phương, để nhân dân nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ công dân, đề cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương thực hiện tốt chủ trương đó. Sự tiếp tục đổi mới cơ chế này hiện nay cũng có ý nghĩa lớn trong tạo lập sự đồng thuận xã hội, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố sự thống nhất “ý Đảng, lòng dân, phép nước”, tạo cơ sở xã hội vững mạnh cho Đảng.

5. Cùng với nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, trên nền tảng giác ngộ hệ tư tưởng Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là đẩy mạnh sự tu dưỡng đạo đức, lối sống của đảng viên, cán bộ. Hiện nay, tệ quan liêu, lãng phí và bệnh tham nhũng tồn tại trong hệ thống chính trị chưa được đẩy lùi đang là nguyên nhân chính gây ra sự thiếu đồng thuận xã hội. Các thế lực thù địch thúc đẩy “tự diễn biến”, chẳng những tác động nhằm đưa nước ta đi chệch định hướng XHCN trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, mà còn lợi dụng tối đa sự suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận đảng viên, cán bộ. Trong thời kỳ phát triển kinh tế tri thức, đẩy mạnh CNH,HĐH, hội nhập quốc tế, trước âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, Chiến lược cán bộ cần khẩn trương chuẩn mực hóa tiêu chuẩn Đức, Tài của cán bộ các cấp, các ngành, các lĩnh vực hoạt động, nhất là cán bộ chủ trì và xác định phương hướng đào tạo để phát hiện và sử dụng nhân tài, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý, một lòng, một dạ phục vụ nhân dân. Đồng thời, công tác cán bộ phải thực sự tạo thuận lợi cho thực hiện tự phê bình và phê bình, cho công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chế tài xử lý nghiêm với các hiện tượng lạm dụng quyền lực, bè cánh, và các loại “chạy” chức, quyền…, kịp thời thay thế những cán bộ yếu kém, giảm sút uy tín, thoái hóa biến chất...

Thấm nhuần bài học Công xã Pa-ri, chúng ta cần thực hiện kiên quyết, đồng bộ các nội dung trên, để Đảng ta không ngừng lớn mạnh, đủ sức lãnh đạo nhân dân ta tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, thực hiện thắng lợi mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", vững bước đi lên CNXH.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×