Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ nhóm trong câu thơ nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm có tác dụng gợi tả điều gì? Các từ ôi, kì lạ, thiêng liêng gợi tình cảm như thế nào của người cháu khi nghĩ về bà, về bếp lửa?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
3.247
4
2
Hoa Từ Vũ
26/11/2017 19:38:46

Bài thơ “Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt là một bài thơ hay thể hiện được tình cảm bà cháu, tình cảm đồng bào, đồng chí ấm áp. Giọng thơ bay bổng, có sức lan tỏa tới tâm hồn người đọc.

Trong khổ thơ đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc khó phai.

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa

Trong khổ thơ này tác giả Bằng Việt đã sử dụng điệp từ “ nhóm” nhắc đi nhắc lại nhiều lần làm cho khổ thơ sáng bừng rực lửa cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Nhắc tới lửa người đọc luôn gợi nhớ tới hình cảnh ấp áp, ánh sáng lan tỏa. Sự khôn khéo trong việc dùng từ ngữ để gợi lên hình ảnh của tác giả làm cho khổ thơ trở bên sáng bừng cảm xúc.

Điệp từ “Nhóm” làm cháy bùng lên bao kỷ niệm khó quên của bà và cháu. Bao hồi tưởng, những ký ức theo dòng thời gian thi nhau hiện về làm cho mạch cảm xúc ở trong thơ của tác giả càng bùng lên dữ dội.

Hình ảnh người bà ngồi bên bếp lửa nhóm lên những nồi cơm nuôi quân, nhóm lên tình đoàn kết yêu thương xóm làng, nhóm lên tình yêu với những người con phương xa đang ngày đêm chiến đấu bảo vệ độc lập của dân tộc. Nhóm lên niềm tin về sự toàn thắng của cuộc chiến tranh thống nhất nước nhà.

Tất cả được bà nhóm lên với biết bao tin yêu, trìu mến.

Bà cũng nhóm lên cho người cháu giờ đang bôn ba xứ người những ký ức ngọt ngào về một tuổi thơ ấm áp khi sống dưới bàn tay chăm sóc của bà. Ánh sáng bên bếp lửa của bà thật lung linh huyền diệu khiến cháu phải thốt lên rằng “Ôi, kỳ lạ thiêng liêng bếp lửa”

Câu cảm thán này tác giả Bằng Việt sử dụng bộc lộ niềm cảm xúc rưng rưng xúc động tới mức vỡ òa không thể kiểm soát được

“ Kỳ lạ” thể hiện sự huyền diệu, như một phép nhiệm màu, thể hiện sức mạnh tối cao, toàn năng. “Thiêng liêng” thể hiện cho niềm tin tâm linh trong mỗi con người. Nó như một sự tôn thờ thành kính, với những thứ thân thương gần gũi máu thịt.

“Bếp lửa” đã gợi tả những tình cảm bà cháu đầy gần gũi thân thuộc, nhưng cũng nhiều xúc động, tha thiết. Bài thơ là một bức tranh tổng hòa của nhiều nghệ thuật như miêu tả, bình luận, cảm thán, kết hợp giữa hồi tưởng và hiện thực.

Sự khéo léo của tác giả trong việc sử dụng những thứ gần gũi với người dân ta ngày xưa như “Bếp lửa” để miêu tả được tình thân gia đình, tình cảm bà cháu, tình đoàn kết dân tộc trong chiến tranh.

Chỉ với một “Bếp lửa” nhỏ bé, giản dị nhưng lại có sức mạnh tâm hồn to lớn. Đọc xong bài thơ người đọc vẫn còn bâng khuâng mãi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo