Khi nhắc đến hoàn cảnh của bé Hồng, ta thấy rằng Hồng sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình không mấy hạnh phúc. Lúc bố của Hồng mất thì mẹ của Hồng đã đi tha hương cầu thực để lại bé Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hàng. Mặc dù thấy cháu của mình có hoàn cảnh đáng thương như vậy, tuy nhiên bà cô của Hồng chẳng những không yêu thương cậu mà còn cố ý tìm cách chia rẽ tình cảm của cậu và người mẹ.
Trong một lần khi cậu nói chuyện với bà cô, khi nghe những lời giả dối, thâm độc xúc phạm mẹ: cúi đầu không đáp, tỉnh táo nhận ra “những rắp tâm tanh bẩn” của bà cô, nghe “em bé” thì khóc ròng vì thương mẹ, vì uất ức, lòng căm tức xã hội tăng tiến “...mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Chúng ta có thể thấy rằng sự yêu thương và tình cảm dành cho người mẹ thân yêu của cậu bé Hồng đã được khắc họa rất chân thực.
Và tình cảm của bé Hồng với người mẹ được biểu hiện cụ thể khi được gặp và nằm trong lòng mẹ. Vào lúc tan học, thấy dáng dấp của người phụ nữ đang ngồi trên xích lô giống mẹ mình, “Mợ ơi! ...” là tiếng gọi tha thiết khát khao tình mẹ, hàng loạt hành động gấp gáp: đuổi theo, gọi bối rối, thở hồng hộc, trèo lên xe ríu cả chân, òa khóc. Trong lòng mẹ, cậu ngắm kĩ gương mặt mẹ, mơn man sung sướng “Tôi ngồi trên đệm xe ... thơm tho lạ thường”.
Nhà văn Nguyên Hồng đã xây dựng 1 hình ảnh chân thực và cảm động giữa cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của cậu bé Hồng ( nhà văn ) thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. Chúng ta cảm phục Hồng khi đã quên được những định kiến về mẹ của mình để hưởng được hạnh phúc trọn vẹn khi ngồi trong lòng mẹ.