Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày cảm nhận của em về 2 câu thơ đầu của bài "Tĩnh dạ tứ"

Trình bày cảm nhận của em về 2 câu thơ đầu của bài tĩnh dạ tứ.

3 trả lời
Hỏi chi tiết
680
0
0
Trâm
19/11/2020 12:40:17
+5đ tặng

 Tình yêu quê hương đất nước luôn là đề tài đau đáu trong lòng các nhà thơ trong mỗi khắc xa quê. Và “thi tiên” Lí Bạch đã có một “Tĩnh dạ tứ” thật hay để làm giàu, làm đẹp thêm cho thi đề này:

Sàng tiền minh nguyệt quang

 

Nghi thị địa thượng sương

NỘI DUNG QUẢNG CÁO


Sa bũi, trĩ cấp 4 chớ vội cắt mổ. Dùng mẹo này 1 lần tịt tới già
Thăng Trĩ Mộc Hoa

Dành ra 2 phút đọc - vĩnh biệt hôi nách chỉ sau 1 lộ ngay tại nhà
Navin

Làm co búi trĩ thần tốc với mẹo nhỏ này ngay tại nhà!
Thăng Trĩ Mộc Hoa

Bị hôi nách mà không biết cách này thì còn lâu mới hết hôi
Navin

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương.

            Bài thơ được dịch là “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”:

Đầu giường ánh trăng rọi

 

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đẩu nhớ cố hương.

            Bài thơ thực ra không phải là một áng Đường thi. Lí Bạch viết bài thơ không theo những niêm luật thông thường của thơ Đường luật mà viết phóng túng theo cảm xúc riêng tư của mình. Cuộc đời của Lí Bạch là cuộc đời của một đấng tài hoa mà bạc mệnh. Dẫu tài năng xuất chúng nhưng cuộc đời ông cũng bao phen chìm nổi. Khi sáng tác bài thơ này, ông đang sống trên đất khách quê người với biết bao gian khổ và nỗi nhớ quê hương không bao giờ nguôi ngoai.

Đầu giường ánh trăng rọi

 

Ngỡ mặt đất pha sương.

            “Trăng” là người bạn của thi nhân muôn đời. Nhắc đến trăng là nhắc đến trăng thanh gió mát bạn bè túi rượu bầu thơ ngâm vịnh. Nhưng nhắc đến trăng còn là nhắc đến mảnh trăng quê hiền hòa, êm dịu và như thế nhắc đến trăng là nhắc đến quê hương. Câu thơ đầu trong bài thơ nhắc đến trăng nhưng không rõ trong bài thơ này, trăng gợi lên điều gì trong lòng tác giả? Chỉ biết rằng, trăng đã đánh thức người trong đêm thanh tĩnh. Thấy trăng rọi sáng ở đầu giường là khi ông đang nằm trên giường trằn trọc không ngủ. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người. Nằm trên giường mà thao thức không ngủ được, ánh sáng của trăng mà ngỡ mặt đất phủ sương trời đã sáng nên thức giấc. Ấy ắt là tâm trạng luôn chập chờn, khắc khoải, trăn trở, thao thức của kẻ li hương. Trong tâm hồn ấy luôn có điều gì đau đáu, dày vò. Câu “ngỡ mặt đất phủ sương” vừa trực tiếp tả tâm trạng bâng khuâng, bồi hồi lại vừa gián tiếp tả cử chỉ của người ngồi trên giường đang nhìn vào xa xôi, mông lung, như tìm kiếm một thứ gì đó mà đối với tác giả nó rất gần gũi, thân thương, nhớ đất, nhớ người nhớ cả quê hương.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

 

Cúi đầu nhớ cố hương

            Đến hai câu cuối thì nỗi nhớ quê trào lên bội phần, cử chỉ hành động cũng thêm bối rối trằn trọc, trăn trở. Cảnh vật và tình cảm tâm trạng đan xen, kết hợp như đang hòa quyện nhau không thể nào tách bạch. Trong cái đêm yên tĩnh ấy, trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp nhưng lòng người không thể vui với trăng được mà ngược lại, dù ngẩng hay cúi đầu thì nỗi nhớ quê day dứt, vẫn tồn tại, vẫn khắc khoải trong lòng tác giả. Cảnh vui, cảnh đẹp nhưng người nhớ, người sầu thì có cảnh cũng chỉ làm sầu thêm thôi.

            Bài thơ được làm theo hình thức cổ thể ngũ ngôn tuyệt cú. Hình thức thể hiện tự do rất có hiệu quả khi diễn đạt mạch cảm xúc tự nhiên. Tuy thế, tác gỉa cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối: Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ (cử đầu / đê đầu, vọng / tứ), tính từ / tính từ (minh / cố), danh từ / danh từ (nguyệt / hương). Cặp đối tạo thành sự sóng đôi: Cảnh / tình (trăng / quê hương). Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ. Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê hương, rồi đến lúc con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào hồn. Cái cúi đầu như lặng lẽ, như buồn tủi…

            Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Lương Hạ
19/11/2020 12:51:56
+4đ tặng

Đầu giường ánh trăng roi

Ngỡ mặt đất phủ sương

(Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương)

Nhắc đến Lí Bạch, người ta thường nghĩ đến cảnh thưởng rượu dưới trăng, tức cảnh sinh tình; nhưng hoàn cảnh này lại khác hẳn. Hai câu thơ đầu có đan xen giữa hiện thực và tưởng tượng. Hiện tượng trăng rọi vào đầu giường xuyên qua khung cửa sổ là cảnh tác giả có thể thấy. Có lẽ đêm trăng đó quá đẹp, quá ấn tượng trong một đêm thanh tịnh như vậy khiến cho tác giả bồn chồn, trằn trọc không thể chợp mắt được. Ánh trăng len lỏi vào đầu giường khiến tác giả có một phép so sánh đầy tinh tế “Ngỡ măt đất phủ sương”. Ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất vào buổi tối khiến tác giả có cảm giác như măt đất đang bị bao phủ bởi một lớp sương trắng và mỏng tang. Có lẽ cam xúc trong trái tim của Lí Bạch đang tràn ra như chính ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất như bây giờ.

0
0
Không Không
19/11/2020 13:29:15
+3đ tặng

  Tình yêu quê hương đất nước luôn là đề tài đau đáu trong lòng các nhà thơ trong mỗi khắc xa quê. Và “thi tiên” Lí Bạch đã có một “Tĩnh dạ tứ” thật hay để làm giàu, làm đẹp thêm cho thi đề này:

Sàng tiền minh nguyệt quang

 

Nghi thị địa thượng sương

NỘI DUNG QUẢNG CÁO


 

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương.

            Bài thơ được dịch là “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”:

Đầu giường ánh trăng rọi

 

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đẩu nhớ cố hương.

            Bài thơ thực ra không phải là một áng Đường thi. Lí Bạch viết bài thơ không theo những niêm luật thông thường của thơ Đường luật mà viết phóng túng theo cảm xúc riêng tư của mình. Cuộc đời của Lí Bạch là cuộc đời của một đấng tài hoa mà bạc mệnh. Dẫu tài năng xuất chúng nhưng cuộc đời ông cũng bao phen chìm nổi. Khi sáng tác bài thơ này, ông đang sống trên đất khách quê người với biết bao gian khổ và nỗi nhớ quê hương không bao giờ nguôi ngoai.

Đầu giường ánh trăng rọi

 

Ngỡ mặt đất pha sương.

            “Trăng” là người bạn của thi nhân muôn đời. Nhắc đến trăng là nhắc đến trăng thanh gió mát bạn bè túi rượu bầu thơ ngâm vịnh. Nhưng nhắc đến trăng còn là nhắc đến mảnh trăng quê hiền hòa, êm dịu và như thế nhắc đến trăng là nhắc đến quê hương. Câu thơ đầu trong bài thơ nhắc đến trăng nhưng không rõ trong bài thơ này, trăng gợi lên điều gì trong lòng tác giả? Chỉ biết rằng, trăng đã đánh thức người trong đêm thanh tĩnh. Thấy trăng rọi sáng ở đầu giường là khi ông đang nằm trên giường trằn trọc không ngủ. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người. Nằm trên giường mà thao thức không ngủ được, ánh sáng của trăng mà ngỡ mặt đất phủ sương trời đã sáng nên thức giấc. Ấy ắt là tâm trạng luôn chập chờn, khắc khoải, trăn trở, thao thức của kẻ li hương. Trong tâm hồn ấy luôn có điều gì đau đáu, dày vò. Câu “ngỡ mặt đất phủ sương” vừa trực tiếp tả tâm trạng bâng khuâng, bồi hồi lại vừa gián tiếp tả cử chỉ của người ngồi trên giường đang nhìn vào xa xôi, mông lung, như tìm kiếm một thứ gì đó mà đối với tác giả nó rất gần gũi, thân thương, nhớ đất, nhớ người nhớ cả quê hương.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

 

Cúi đầu nhớ cố hương

            Đến hai câu cuối thì nỗi nhớ quê trào lên bội phần, cử chỉ hành động cũng thêm bối rối trằn trọc, trăn trở. Cảnh vật và tình cảm tâm trạng đan xen, kết hợp như đang hòa quyện nhau không thể nào tách bạch. Trong cái đêm yên tĩnh ấy, trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp nhưng lòng người không thể vui với trăng được mà ngược lại, dù ngẩng hay cúi đầu thì nỗi nhớ quê day dứt, vẫn tồn tại, vẫn khắc khoải trong lòng tác giả. Cảnh vui, cảnh đẹp nhưng người nhớ, người sầu thì có cảnh cũng chỉ làm sầu thêm thôi.

            Bài thơ được làm theo hình thức cổ thể ngũ ngôn tuyệt cú. Hình thức thể hiện tự do rất có hiệu quả khi diễn đạt mạch cảm xúc tự nhiên. Tuy thế, tác gỉa cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối: Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ (cử đầu / đê đầu, vọng / tứ), tính từ / tính từ (minh / cố), danh từ / danh từ (nguyệt / hương). Cặp đối tạo thành sự sóng đôi: Cảnh / tình (trăng / quê hương). Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ. Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê hương, rồi đến lúc con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào hồn. Cái cúi đầu như lặng lẽ, như buồn tủi…

            Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.

___

Xem thêm:

Cảm nhận của em về bài thơ Xa ngắm thác núi Lư (“Vọng Lư sơn bộc bố”) của Lí Bạch tại đây.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K