Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong xã hội ngày nay những vấn đề nào phản ánh sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nho giáo


Trong xã hội ngày nay những vấn đề nào phản ánh sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nhớ giáo

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
545
0
0
๖ۣۜᑎᗩᑎᕼッ
21/11/2020 20:47:36
+5đ tặng
Ảnh hưởng
Ảnh hưởng đến nhân sinh

Tại Việt Nam, Nho giáo đã bản địa hoá nên thành nền Việt nho, cung cấp các giá trị làm nền tảng cho nền văn hoá Việt Nam để tạo nên một truyền thống tốt đẹp về tư tưởng, đạo đức và nếp sống. Đó là ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và tình cảm đạo đức của mỗi người đối với cộng đồng; là sự hiếu học, coi trọng nhân tài, coi trọng người có học vấn và tôn sư trọng đạo; là sự tích cực nhập thế, tích cực dấn thân vào các hoạt động xã hội; là việc coi trọng gia đình, trọng tình nghĩa.[1] Câu châm ngôn "Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn" phổ biến ở các trường học tại Việt Nam hiện nay chính là quan niệm giáo dục.

Ảnh hưởng đến văn học

Nho giáo được xem là có sức lan tỏa và ảnh hưởng đến Văn học Việt Nam, điển hình như hai bản tuyên ngôn độc lập như "Nam Quốc Sơn Hà" của Lý Thường Kiệt và "Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi đề cao tính dân tộc, nguyện vọng dành độc lập của Nhân dân Việt Nam, trong đó ở tác phẩm "Nam Quốc Sơn Hà" có kể đến câu: "Sông núi nước Nam, vua Nam ở, rành rành định phận tại sách Trời" đã nhắc đến nước Nam đã có chủ quyền và luôn chống lại sự uy hiếp từ phía phương Bắc, chủ quyền đó đã được Trời cao công nhận và do đó xâm chiếm nước Nam là hành động chống lại mệnh Trời. Ý tưởng này chịu ảnh hưởng từ tư tưởng mệnh trời của Hán Nho.[2]

Sự suy yếu của Việt Nho

Ngày nay Việt nho ít được xem trọng kèm những khía cạnh suồng sã trong văn hóa phương tây ảnh hưởng đang làm đạo đức một bộ phận giới trẻ xuống cấp. Ngày càng xuất hiện nhiều những trào lưu thác loạn lan truyền khắp mạng các mạng xã hội, những vụ án trái luân thường nhan nhản khắp các mặt báo con giết cha, trò đánh thầy, giáo viên quan hệ bất chính với học trò,... đây là một hồi chuông cảnh báo cho sự băng hoại đạo đức trong thời kỳ Việt Nho suy yếu. Giải pháp có thể là phục hưng Nho giáo lấy những khía cạnh tích cực đem vào giáo dục. Tinh giản, lược bỏ những điều câu nệ rườm rà, bó buộc không phù hợp với bối cảnh hiện đại từ đó có thể vừa cải thiện, duy trì luân lý đạo đức gia đình, xã hội vừa có thể hội nhập và phát triển cùng thế giới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Ngọc Quế Anh
21/11/2020 20:48:51
+4đ tặng
Về kinh tế, đồ sắt thời kỳ này được sử dụng phổ biến, nghề luyện sắt, chế tạo công cụ lao động bằng sắt phát triển. Cùng với việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động bằng sắt, người Trung Quốc thời kỳ này còn biết sử dụng sức kéo của súc vật, biết dùng súc vật làm công cụ lao động trong sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, họ còn chú trọng làm thủy lợi phục vụ cho cấy trồng, sản xuất ra của cải vật chất. Về chính trị, xã hội, thời Xuân Thu - Chiến quốc trên đất nước Trung Quốc cổ đại cũng có nhiều biến cố, sự kiện trọng đại. Nhà Chu trong khoảng 4 thế kỷ, từ thế kỷ XI trước công nguyên đến năm 771 trước công nguyên đóng đô ở phía Tây là thời kỳ cường thịnh. Đến thời Đông Chu thì ngày càng suy yếu. Ngược lại, một số nước chư hầu của nhà Chu trước đây vốn nhỏ yếu buộc phải thần phục, triều cống nhà Chu, thì nay ngày một lớn mạnh, họ tiến hành chiến tranh nhằm giành quyền làm bá chủ. Tóm lại, những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội thời kỳ này cho thấy, trật tự xã hội được tổ chức theo mô hình thể chế nhà Chu đã lỗi thời, mất sức sống, không thích ứng nổi trước những diễn biến phức tạp của lịch sử. Trước thực tế đó, nhiều trào lưu tư tưởng đương thời hướng đến việc lý giải nguyên nhân trật tự xã hội rối loạn, từ đó tìm kiếm mô hình xã hội lý tưởng và con đường ổn định trật tự xã hội đương thời. Tư tưởng trị quốc Nho giáo ra đời trong bối cảnh lịch sử đầy biến động đó. 2.1.2. Những tiền đề văn hóa, tư tưởng Không một học thuyết nào ra đời từ hư vô mà bao giờ cũng mang tính kế thừa trong sự hình thành, phát triển. Nho giáo nói chung, tư tưởng trị quốc Nho giáo nói riêng cũng không ngoại lệ. Sự ra đời của Nho giáo nói chung, tư tưởng trị quốc Nho giáo nói riêng còn trên cơ sở kế thừa những tư tưởng về chính trị, đạo đức, tôn giáo trong lịch sử tư tưởng trước đó, nhất là những tư tưởng này ở thời Chu. Nho giáo nói chung, tư tưởng trị quốc Nho giáo nói riêng ra đời trên cơ sở tiếp thu những tư tưởng về đạo đức, chính trị, tôn giáo đã có trước nó để giải 8 đáp những vấn đề mà thực tiễn xã hội đang đặt ra. Mặt khác, sau khi ra đời, Nho giáo có quá trình tồn tại và phát triển qua các giai đoạn lịch sử khác nhau và gắn với chế độ xã hội phong kiến đang trong quá trình hình thành, phát triển. Vì thế, nội dung của học thuyết ấy cũng có sự đổi thay, bổ sung, thêm bớt trong mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×