LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xã hội Việt Nam chúng ta nên học tập những vấn đề gì của chủ nghĩa tư bản? Vì sao

Xã hội Việt nam chúng ta nên học tập những vấn đề gì của chủ nghĩa tư bản? Vì sao

2 trả lời
Hỏi chi tiết
444
2
1
Lê Thái Bảo
24/11/2020 22:19:06
+5đ tặng

Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế dựa trên quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận.[1][2][3][4] Các đặc điểm đặc ́trưng của chủ nghĩa tư bản bao gồm: tài sản tư nhân, tích lũy tư bản, lao động tiền lương, trao đổi tự nguyện, một hệ thống giá cả và thị trường cạnh tranh.[5][6] Trong nền kinh tế thị trường tư bản, việc điều hành và đầu tư được quyết định bởi chủ sở hữu tài sản, tư liệu sản xuất hoặc khả năng sản xuất trong thị trường tài chính, trong khi giá cả, phân phối hàng hóa và dịch vụ chủ yếu được quyết định bởi sự cạnh tranh trong thị trường hàng hóa và dịch vụ.[7][8] Chủ nghĩa tư bản xuất hiện đầu tiên tại châu Âu và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Hà Lan và Anh ở thế kỷ XVII. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII, hình thái chính trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới.

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (với tư cách một hình thái kinh tế) từ chủ nghĩa phong kiến không do một lý thuyết gia nào xây dựng. Tuy nhiên A. Smith là người có đóng góp to lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế. Chủ nghĩa tư bản không đồng nhất với chủ nghĩa tự do dù nền tảng là kinh tế tư hữu, nói cách khác chủ nghĩa tư bản là một trong các hình thái kinh tế của sản xuất tư hữu và đối lập với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng sở hữu công cộng, sở hữu tập thể. Các chính sách an sinh xã hội trong nền kinh tế tư bản không phải là thành tố của chủ nghĩa tư bản, và cũng không phải biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chính xác hơn là nó là một biểu hiện của một nền kinh tế được điều chỉnh ít nhiều bởi nhà nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Trung Hiếu
24/11/2020 22:20:08
+4đ tặng
  1. LLSX phát triển mạnh, do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại

- Lực lượng sản xuất TBCN phát triển trên cơ sở đại công nghiệp cơ khí.

- Hiện nay, CNTB đang có sự chuyển biến rõ rệt từ nền kinh tế của công nghiệp sang nền kinh tế của tri thức, thông tin.

- Ngày nay, khoa học - công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

+ Thập niên cuối thế kỷ XX, loài người được chứng kiến sự bùng nổ của cuộc cách mạng KHCN làm biến đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội.

+ Thành tựu của cách mạng KHCN là cơ sở dẫn đường của các phát kiến lí luận, nghiên cứu cơ bản gắn kết với nghiên cứu ứng dụng, thời gian từ nghiên cứu – thí nghiệm đến ứng dụng công nghệ sản xuất ngày càng rút ngắn.

+ Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ mới đã thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất toàn cầu.

- Với việc phát triển kinh tế tri thức, CNTB đang tăng đầu tư vốn vào con người. Đầu tư nguồn nhân lực tạo lợi thế cạnh tranh, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Do tác động của công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin, cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự tự do điều chỉnh các dòng vốn thì ngày nay, nguồn nhân lực được đào tạo với chất lượng cao, có khả năng tiếp thu làm chủ và sáng tạo công nghệ mới sẽ là thế và lực mới cho các nước phát triển.

b. Sự phát triển lực lượng sản xuất vượt bậc trên cơ sở nền kinh tế tri thức

- Các ngành sản xuất sử dụng công nghệ cao có tốc độ phát triển nhanh và trở thành các ngành chủ đạo thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

- Ngành công nghệ thông tin trở thành trụ cật của nền kinh tế quốc dân; Tri thức trở thành nguồn vốn quí nhất và quyền sở hữu tri thức trở thành quan trọng nhất.

- Vấn đề đầu tư vào nguồn vốn nhân lực được coi trọng đặc biệt, việc phát triển con người trở thành trọng tâm của xã hội, và hình thành xã hội học tập.

- Hoạt động sáng tạo cái mới (bao gồm sáng tạo công nghệ mới, phát triển sản phẩm mới, tạo ra phương thức quản lý mới, tạo hình thức tổ chức mới …) trở nên sôi động chưa từng có với nhịp độ ngày càng nhanh và được coi là nhân tố nội tại của sự phát triển kinh tế.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư