Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phát biểu cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

Phát biểu cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong xã hội phòn kiến xưa
 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
387
0
0
DƯƠNG TIỄN (NỮ)
26/11/2020 21:48:58
+5đ tặng

Ca dao dân ca luôn thể hiện những cảm xúc dạt dào về cuộc đời và số phận con người. Bằng những lời thơ chân tình mà sâu sắc, những câu hát than thân không chỉ nói lên số phận lênh đênh chìm nổi của những kiếp người nghèo khổ, sống phụ thuộc trong xã hội xưa mà còn là tiếng nói thương cảm là khát khao hạnh phúc, tự do với cuộc đời của họ. Những người phụ nữ xưa hiện lên qua từng câu hát nghe sao quá đỗi đắng cay chua xót:

" Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"

Hai từ "thân em" nghe sao mà ngậm ngùi xót xa, dường như trái tim những người con gái ấy vẫn luôn xót xa, đắng cay cho thân phận nhiều tủi nhục của mình. Em vốn là tấm lụa đào đẹp đẽ, tấm lụa ấy là ẩn dụ cho vẻ đẹp sắc sảo, mềm mại và duyên dáng của người con gái đang tuổi xuân thì, nhưng số phận vốn trêu người "hồng nhan bạc mệnh", em giờ đây như một món hàng "phất phơ" giữa chợ, mặc người mua kẻ bán, nếu may mắn gặp đúng người biết yêu thương, trân trọng thì phận đỡ trái ngang còn không phải chịu kiếp khổ cực, bi thương. Họ thật đớn đau khi ngay chính mình chẳng thể làm chủ cuộc đời mình giữa đầy rẫy những bất công, đành chấp nhận phó mặc cho số phận.

" Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu"

Người con gái ấy ví mình "như trái bần" trôi nổi giữa dòng sông, chịu bao đoạ đày "gió dập sóng dồi", bao biến cố làm cho thân kia héo mòn, rời rã, trôi vô định chẳng biết đâu là bến đỗ của cuộc đời. Câu ca dao cất lên nghe như tiếng khóc ai oán, thương đau giữa cuộc đời chìm nổi, hạnh phúc mỏng manh chẳng thể níu giữ, phận hẩm hiu lênh đênh một kiếp tàn lụi chẳng tia hy vọng. Họ ao ước biết bao quyền được sống là chính mình, được tự do, được vun vén hạnh phúc gia đình:

" Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi"

Nhưng lại bị bao kẻ khốn nạn chà đạp lên những ước muốn giản dị mà thiêng liêng ấy.

"Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Không tin bóc vỏ mà xem
Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi''

Những người phụ nữ xưa hơn ai hết họ ý thức được chính mình, họ có phẩm cách và đức hạnh tốt đẹp. Trong nghèo nàn họ làm lụng vất vả kiếm sống, trong khổ đau họ vẫn gắng gượng vượt qua, sống giữa những nhơ nhớp, bon chen của cuộc đời họ vẫn giữ phẩm cách trong sạch. Họ ví mình như củ ấu gai, một sự khiêm tốn về ngoại hình như vẫn luôn có một trái tim đẹp, một tấm lòng thủy chung son sắt. Những người phụ nữ ấy xứng đáng được hạnh phúc, được chở che biết bao. Nhưng thực tại quá phũ phàng, khi mà xã hội phong kiến với quan niệm "trọng nam khinh nữ" ngày càng lớn, họ bị xem nhẹ, rẻ rúng, khinh thường. Những kẻ tai to mặt lớn "năm thê bảy thiếp" khiến bao người phải chịu kiếp chồng chung, làm lẽ chẳng được yêu thương coi trọng.

" Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào giếng nước, hạt ra ruộng cày"

Chao ôi, còn gì tội nghiệp hơn thế cho những số kiếp đáng thương kia. Những hạt mưa, những hạt mưa mang màu nước mắt của số phận. Người may mắn vào giếng nước có thể được nâng niu, kẻ hẩm hiu phải chịu kiếp lưng trần giữa ruộng đồng.

" Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân"

Càng nghĩ càng tủi cực, đớn đau. Càng buồn càng thổn thức, xót xa, ngậm ngùi. Những người phụ nữ vốn đã yếu đuối lại chịu nhiều những vất vả, họ cũng cần được yêu thương được trân trọng từ mọi người, đặc biệt là người đầu ấp tay gối với mình. Vậy mà thứ hạnh phúc nhỏ nhoi ấy cũng phải chia năm sẻ bảy cho người. Hồ Xuân Hương cũng từng thốt lên tiếng thơ đã diết mà phẫn uất cho số phận đó:

"Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng"

Suốt một đời chăm sóc cung phụng cho chồng, cho con, vậy mà nào có được chút yêu thương tử tế:

"Năm nay em đi làm dâu
Thân khác gì trâu mang theo ách
Năm nay em đi làm vợ
Thân mang cày, dây khiến không biết ai?
Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm."

Họ vẫn phải một nắng hai sương dầm mưa dãi nắng, vẫn quần quật như con trâu cày ruộng suốt năm này qua năm khác, tháng này qua tháng khác. Chút san sẻ từ chồng cũng chẳng có, đành ngậm ngùi chấp nhận dẫu đêm về rơi nước mắt đau thương.

Những người phụ nữ xưa có thân phận nhỏ bé đến tội nghiệp, họ có sắc đẹp, có tài năng và phẩm giá vậy mà vẫn chẳng thể sống được trọn vẹn hạnh phúc. Ta vẫn đau đáu trước bao số kiếp trong thơ ca cũng chính là hiện hữu cho những kiếp người trong xã hội cũ. Đó là phận nàng Kiều tài hoa bạc mệnh, là Vũ Nương thủy chung son sắt vẫn phải chịu cái chết oan khiên, là Hoạn Thư- nạn nhân của cuộc sống vợ chồng không tình yêu,...và đầy rẫy những số kiếp đau thương khác. Thật đớn đau đến nghẹn lòng cho bao thân phận đắng cay, bị những bất công ngang trái hủy hoại đến tận cùng.

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển con người cũng ngày càng được tự do và bình đẳng hơn. Những người phụ nữ ngày càng tự lập và tài năng, khẳng định được vị trí và vai trò quan trọng của mình. Họ trở thành những doanh nhân thành đạt, những nhà giáo ưu tú, những người lãnh đạo tài ba. Họ xây dựng gia đình hạnh phúc, cùng chồng con xây đắp cuộc sống vui vẻ, đầm ấm, an nhiên. Điều đó thật đáng quý và đáng mừng biết bao. Tuy nhiên, đâu đó,vẫn còn tồn tại những kẻ giữ quan niệm xưa mà làm nên bao điều tội lỗi. Là những kẻ sẵn sàng bỏ đi đứa con mình của mình vì dòng máu ấy không phải là đứa con trai nối dõi, vẫn còn những kẻ đang tay đánh đập vợ con tàn nhẫn mà không chút bận tấm. Và đâu đó, vẫn còn bao người chồng tệ bạc, ngoại tình phụ bạc người con gái mình yêu khiến họ phải chịu nhiều tổn thương, tủi nhục và thậm chí tìm đến cái chết để giải thoát. Những điều ấy thật đáng phê bình và lên án.

Đọc những câu hát than thân về người phụ nữ trong xã hội xưa mới thấy được bao nỗi lòng của họ. Những tiếng lòng thổn thức, đau đến xé lòng, mỗi câu thơ cất lên mang cả những phẫn uất, đau thương và cả những khát khao hạnh phúc. Văn học Việt Nam đã trở nên quý giá biết bao khi có được sự đóng góp những vần thơ dân gian đẹp đẽ và chứa chan tinh thần nhân văn cao đẹp ấy.

--------------------HẾT-----------------------

Ca dao than thân là những tâm sự thầm kín, xót xa của người phụ nữ khi bị vây hãm trong những định kiến, bất công, hủ tục của xã hội xưa, tìm hiểu về tình cảnh và thân phận người phụ nữ, bên cạnh bài Phát biểu cảm nghĩ về hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưa thông qua Những câu hát than thân, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích những câu Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, Phân tích những nét tương đồng giữa những câu hát than thân và bài thơ Bánh trôi nước, Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân, Cảm nhận của em về số phận người phụ nữ qua các câu ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Vũ Phan Bảo Hân
26/11/2020 21:49:18
+4đ tặng
Người phụ nữ Việt Nam từ xưa đã phải chịu nhiều thiệt thòi từ những giá trị truyền thống. Hình ảnh người Phụ nữ hiện lên trong thơ văn đặc biệt trong thơ văn Trung đại là những người cần cù chịu khó, có tấm lòng cao đẹp nhưng lại chịu những bất hạnh của cuộc đời.
Trong các bài thơ trung đại, người phụ nữ được các thi sĩ khắc họa bằng những hình ảnh chân thực, thể hiện sự thiệt thòi, nỗi bất hạnh và nỗi niềm mong muốn của họ. Trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, người phụ nữ hiện lên với phẩm chất thật đáng quý.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Những người phụ nữ Việt Nam trong thời đại đó chưa được coi trọng, số phận của họ đều phụ thuộc vào đàn ông, mặ dù họ là những người có phẩm chất đáng yêu đáng mến. Họ không chỉ đẹp vẻ bề ngoài mà còn rất than cao, trong sáng về tâm hồn. Dầu cho cuộc đời vùi dập, cân đong họ vẫn giữ một “tấm lòng son” trung trinh nguyên vẹn. Nhưng số phận đâu có chiều theo ý người. Thời xưa, những người phụ nữ luôn phải phụ thuộc vào xã hội, vào cha, vào chồng, vào con: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Họ không được quyết định cuộc sống của chính mình. Không chỉ vậy, số phận họ lại long đong, lận đận, chìm nổi với cuộc mưu sinh nhọc nhằn. Cây thơ “bảy nổi ba chìm với nước non” gợi đến bài ca dao rất quen thuộc viết về người phụ nữ:
“Cái cò lặn lội bờ ao
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”.
Đến văn bản “Sau phút chia li”, tác giả đã thể hiện cụ thể một nỗi niềm khổ đau của người phụ nữ: chiến tranh phong kiến đã chia lìa hạnh phúc gia đình để đôi lứa phải chịu cảnh kẻ ở, người đi đầy quyến luyến, nhớ nhung:
“Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh”
Bài thơ thể hiện một tâm trạng buồn, cô đơn của người phụ nữ tiễn đưa chồng ra trận. Chiến tranh đã cướp đi của người phụ nữ ấy hạnh phúc lứa đôi. Hình ảnh “chàng đi” – “thiếp về” thật ngậm ngùi, tê tái. Chia tay chồng mà cô không muốn rời, vẫn lưu luyến. Điều đó thể hiện rất rõ qua những hành động “đoái trông theo”, “hãy trông sang”, “cùng trông lại”…
Đặc biệt là phép điệp ngữ Tiêu Tương – Tiêu Tương, Hàm Dương – Hàm Dương, thấy – thấy, xanh – xanh xanh, ngàn dâu – ngàn dâu; cùng phép tiểu đối “Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại” – “Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang”, “Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương” – “Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương”. Câu chữ như đan quyện vào nhau và lòng người cũng quyến luyến, bịn rịn chẳng muốn rời. Cuộc sống gia đình của người phụ nữ vốn nhiều nhọc nhằn này cũng chẳng được yên bình. Chiến tranh tao loạn đã chia li đôi lứa, từ nay, người thiếu phụ ấy sẽ phải ngậm ngùi sống trong cô đơn để tuổi thanh xuân qua đi trong tủi hờn.
Trong cái xã hội đầy rẫy những lễ giáo phong kiến hà khắc ấy, mỗi người phụ nữ lại có một hoàn cảnh, một tâm sự riêng, phải hứng chịu những thiệt thòi riêng. Nếu bài thơ “Bánh trôi nước” và văn bản “Sau phút chia li” là tâm sự của những người phụ nữ bình dân trong xã hội thì “Qua Đèo Ngang” lại là lời tự tình của người phụ nữ thành đạt, có địa vị trong xã hội. Dẫu vậy, lòng nhà thơ cũng mang nặng ưu tư về niềm riêng, nỗi chung trước cuộc đời:
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”.
Có thể nhận thấy rằng, tâm sự của lữ khách trong bài thơ chính là tâm trạng của tác giả, một thiếu phụ đang trên đường rời quê để đến nơi đất khách quê người. Cho dù đó là chốn kinh đô hoa lệ, chuyến tha hương vẫn gợi lên trong lòng bà những nỗi sầu xót xa, thấm thía. Đứng trước cảnh xế chiều nơi Đèo Ngang hoang vu rợn ngợp, chứng kiến cuộc sống vất vả, heo hút của người dân miền sơn cước, Bà Huyện Thanh Quan không chỉ chạnh lòng buồn mà còn rất cô đơn buồn tủi. Một mình bà phải đối diện với chính mình giữa không gian ấy:
“Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”.
Tâm hồn người phụ nữ thể hiện qua bài thơ là sự nhạy cảm, tinh tế và cũng rất nhân ái, vị tha. Ba bài thơ, ba người phụ nữ khác nhau, ba tình cảm khác nhau. Dầu cùng đẹp, cùng tài nhưng họ luôn phải ấp ủ trong lòng những niềm riêng chẳng biết chia sẻ cùng ai. Viết về những người phụ nữ trong xã hội xưa các tác giả đã thể hiện sự đồng cảm chân thành tha thiết đối với số phận của họ. Và như thế, những tác phẩm ấy sẽ còn sống mãi với thời gian bởi giá trị nhân đạo sâu sắc.
Người phụ nữ trong thơ văn trung đại hiện lên thật đẹp, thật đáng quý trọng. Sống giữa xã hội với những rào cản khắc nghiệt, bị coi thường, không có quyền tự quyết cho số phận của mình. Tuy vậy người phụ nữ vẫn giữ tâm hồn với phẩm giá cao đẹp, giữ tiết hạnh để chờ chồng và cũng có thể làm chí lớn như một đấng nam nhi, lo cho nỗi cho đất đang trong cảnh lầm than, lo cho gia đình com lo áo ấm

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×