Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu... đến dành cho khách quý.
Lời giải chi tiết:
Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để mở trường dạy học.
Câu 2
Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn: Từ đầu... đến sau khi chém nhát dao, chọn lọc những chi tiết cho thấy sự đón tiếp của buôn làng dành cho cô giáo.
Lời giải chi tiết:
Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo rất trang trọng và cũng rất thân tình:
- Cả buôn làng đến chật ních cả nhà sàn, quần áo như đi dự hội.
- Họ trải những tấm lông thú từ đầu cầu thang đến cửa bếp giữa nhà sàn cho cô giáo đi.
- Già làng đứng ở giữa sàn nhà đón cô giáo, trao cho cô giáo con dao để chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ trở thành người trong buôn.
Câu 3
Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý "cái chữ"?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc đoạn sau: Rồi giọng già vui hẳn lên... đến hết.
Lời giải chi tiết:
Đó là những chi tiết:
- Giọng già Rok vui hẳn lên khi đề nghị cô giáo cho xem chữ.
- Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem "cái chữ".
- Mọi người im phăng phắc theo dõi Y Hoa viết.
- Khi Y Hoa viết xong, mọi người cùng nhau reo hò.
Câu 4
Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
Phương pháp giải:
Qua cách đón tiếp cô giáo của buôn làng Chư Lênh và sự háo hức, chờ đợi của họ khi xem cô viết chữ, em hãy nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên nguyện vọng tha thiết muốn học chữ để hiểu biết hơn, thoát khỏi cái dốt, cái lạc hậu. Có được cái chữ sẽ mở mang được trí tuệ, tiếp nhận được khoa học kĩ thuật, nhờ đó mà thoát được cái nghèo, cái lạc hậu, buôn làng được ấm no, hạnh phúc.
Nội dung
Thấy được tình cảm yêu quý cô giáo của người Tây Nguyên. Họ biết trọng văn hóa, mong muốn con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.