Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tục ngữ có câu: "Ở hiền gặp lành". Em có đồng ý với câu tục ngữ trên không? Vì sao?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.720
2
0
Tiểu Khả Ái
07/12/2017 21:53:50
Từ xa xưa, ông cha ta luôn dùng những câu ca dao tục ngữ về mối quan hệ nhân quả như: ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão,..để giáo dục con cái có thái độ sống tốt đẹp. Đến ngày nay, những lời dạy thông qua những câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị.
“Ở hiền gặp lành” là câu tục ngữ dạy con người ta cách sống. “Ở hiền” có nghĩa là chúng ta cần biết quan tâm, đối xử tốt với những người xung quanh, giúp đỡ người khác khi có thể, không được làm những điều sai trái hoặc làm hại ai. “Gặp lành” là kết quả khi chúng ta sống tốt thì sẽ được nhận lại những điều may mắn, tốt đẹp.
Đối với các bạn học sinh, chúng ta luôn phải kính trên nhường dưới, sống hiếu thảo với cha mẹ. Trên trường lớp, chúng ta cần nghe lời thầy cô, sống chan hòa với bạn bè. Đối với những người xung quanh ta luôn luôn giữ thái độ tôn trọng và giúp đỡ mọi người. Trên đường đi học, bạn vô tình gặp một em bé bị vấp ngã khi đang chơi bóng, bạn có sẵn sàng đỡ em dạy không? Khi ra vào cổng trường bạn có thường xuyên chào hỏi bác bảo vệ không? Mặc dù đó là những việc làm rất nhỏ nhưng sẽ rèn luyện cho chúng ta thái độ sống tốt, sống có ích. Nói đến đây, có nhiều bạn sẽ nghĩ rằng chúng ta cũng không cần thiết phải làm thế vì những người đó không có mối quan hệ gì với ta và làm như vậy chúng ta cũng không nhận được cái gì. Nếu bạn nghĩ như thế thì bạn đã nghĩ sai rồi. Khi bạn giúp đỡ người khác bạn mong nhận lại được gì? Dù là một lời cảm ơn cùng với một nụ cười nhân ái, tôi nghĩ bạn sẽ cảm thấy vui hơn rất nhiều. Niềm vui chính là món quà lớn nhất bạn nhận được khi bạn giúp đỡ người khác. Một ngày nào đó, khi bạn gặp khó khăn, ví dụ bạn vô tình bị ngã xe khi đang đi trên đường mà mọi người thờ ơ với bạn, không ai giúp đỡ bạn đứng dạy hoặc bạn quên không mang giấy để làm bài kiểm tra, bạn đã hỏi xin bạn bè nhưng không ai cho cả. Những lúc như vậy bạn sẽ cảm thấy thế nào? Câu hỏi đó tôi dành riêng cho bạn.
Bạn ạ! Cuộc sống này còn nhiều điều chúng ta chưa trải qua lắm, có rất nhiều khó khăn ở phía trước. Chúng ta không thể làm mọi thứ một mình mà chúng ta sẽ cần đến sự hỗ trợ và giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy, chúng ta hãy luôn sống thật tốt, hãy luôn giúp đỡ người khác khi chúng ta có thể. Bởi một ngày bạn sẽ được nhận lại rất nhiều điều, có thể không phải từ chính họ mà từ những người khác xung quanh bạn.
Bàn về câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” chúng ta sẽ nhận thấy hai mặt của cùng một vấn đề, có phải lúc nào chúng ta cũng “ở hiền” không? Và có phải chúng ta cứ “ở hiền” là sẽ gặp lành và không bao giờ gặp ác không? Đó lại là một vấn đề mà chúng ta phải suy nghĩ thêm. Thực ra, bạn nên nghĩ rộng ra một chút, tức là chúng ta cần có sự khéo léo và tinh tế trong cách sống và cách cư xử. Để ta có thể nhận ra ai là người thực sự tốt với ta, ai là người có thể sẽ làm hại ta, từ đó ta sẽ có cách cư xử phù hợp. Trong cuộc sống cũng có những người không tốt, họ có thể làm hại ta bất cứ lúc nào mà không cần biết lý do là gì. Đối với những người như vậy chúng ta cần đề phòng và tránh tiếp xúc.
Câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” dạy ta cách sống, dù cuộc sống có khó khăn thì ta vẫn luôn phải sống tốt với tất cả mọi người, không được làm hại người khác để đạt được những thứ mình muốn. Tuy vậy, chúng ta cần tỉnh táo để phân biệt được người tốt, người xấu, có như vậy chúng ta mới điều chỉnh được thái độ, hành vi và làm hài hòa các mối quan hệ xung quanh ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Trịnh Quang Đức
07/12/2017 21:55:05
Tục ngữ có câu "Ở hiền gặp lành", em đồng ý với câu tục ngữ này. Tuy nhiên mặt trái của vấn đề, nhiều trường hợp trong cuộc sống "Ở hiền nhưng không gặp lành". Nguyên nhân: - Vì xã hội còn phức tạp: Những thế lực xấu vẫn tồn tại, bọn làm ăn không chính đáng, gieo thiệt hại cho người xung quanh vẫn chưa hết và trong hoàn cảnh ấy ai cũng có thể là nạn nhân - trong đó có cả người hiền.
- Chúng ta đang phấn đấu xây dựng một xã hội thật công bằng nhưng việc cải tạo cái cũ, xây dựng cái mới đòi hỏi thời gian. Phải dày công đấu tranh xây dựng mới biến được ước mơ thành hiện thực.
- Hơn nữa, chỉ ở hiền thôi chưa đủ khả năng tạo ra cuộc sống sung sướng (hiền mà lao động chưa giỏi, những năng lực khác còn thiếu ).
Trước tình hình trên, chúng ta có nên “ở hiền” hay không? Dù thực tế có khi phũ phàng (kết quả không tương xứng) ta vẫn nên giữ cách sống ở hiền: đó là cách sống đạo đức (nhân ái), mang đến cho tâm hồn mình sự thanh thản (giúp ích được mọi người là niềm vui lớn). Lòng tốt của mình có khi lại là một khả năng thức tỉnh, thuyết phục giáo dục kẻ xấu. Cần đặt và giải quyết vấn đề trên đây trong một giới hạn: Không phải đối với bất cứ ai chúng ta cũng ở hiền. Đối với bọn xấu, những kẻ bất lương, xã hội phải giáo dục, trừng trị và ta cũng phải tham gia vào cuộc đấu tranh gian khổ này.
3
1
Quỳnh Anh Đỗ
08/12/2017 12:28:30
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Trong cuộc sống, chúng ta thường nói đến quan hệ nhân - quả, nghĩa là nhân nào - quả ấy, gieo gió thì gặt bão, ở hiền thì gặp lành, mình cư xử với người chung quanh thế nào thì sẽ thu về một kết quả tương xứng.
- Quan niệm trên đã phản ánh đúng thực tế cuộc sống chưa? Tại sao chung quanh chúng ta còn có kẻ ác mà không bị trừng trị, có người hiền mà cuộc sống lại không ra sao? Vấn đề cần được phân tích kĩ trên nhiều mặt.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thế nào là “Ở hiền gặp lành”?
Nếu ta tốt bụng, ăn ở tử tế, bao giờ cũng sẵn sàng giúp đỡ người khác thì cuộc sống của ta sẽ được đền bù xứng đáng, những điều tốt lành sẽ đến với ta.
2. Thực tế cuộc sống có diễn ra như điều khẳng định trên đây không? Vẫn có hai khả năng:
a. Thuận: Nhiều người ở hiền đã gặp lành. Đó là một điều dễ hiểu và rất chính đáng: khi mình ăn ở tử tế với bà con, cô bác, bạn bè... thì mọi người có cảm tình với mình và sẽ sẵn sàng giúp đỡ mình khi cần thiết.
b. Nghịch: Không phải bao giờ cuộc sống cũng theo lôgic thuận như trên: Không ít người ở hiền mà lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống hẩm hiu, và ngược lại, có kẻ xấu mà đời sống vẫn đầy đủ, sung sướng. Tại sao?
- Vì xã hội còn phức tạp: Những thế lực xấu vẫn tồn tại, bọn làm ăn không chính đáng, gieo thiệt hại cho người xung quanh vẫn chưa hết và trong hoàn cảnh ấy ai cũng có thể là nạn nhân - trong đó có cả người hiền.
- Chúng ta đang phấn đấu xây dựng một xã hội thật công bằng nhưng việc cải tạo cái cũ, xây dựng cái mới đòi hỏi thời gian. Phải dày công đấu tranh xây dựng mới biến được ước mơ thành hiện thực.
- Hơn nữa, chỉ ở hiền thôi chưa đủ khả năng tạo ra cuộc sống sung sướng (hiền mà lao động chưa giỏi, những năng lực khác còn thiếu ).
3. Trước tình hình trên, chúng ta có nên “ở hiền” hay không? Dù thực tế có khi phũ phàng (kết quả không tương xứng) ta vẫn nên giữ cách sống ở hiền: đó là cách sống đạo đức (nhân ái), mang đến cho tâm hồn mình sự thanh thản (giúp ích được mọi người là niềm vui lớn). Lòng tốt của mình có khi lại là một khả năng thức tỉnh, thuyết phục giáo dục kẻ xấu.
4. Cần đặt và giải quyết vấn đề trên đây trong một giới hạn: Không phải đối với bất cứ ai chúng ta cũng ở hiền. Đối với bọn xấu, những kẻ bất lương, xã hội phải giáo dục, trừng trị và ta cũng phải tham gia vào cuộc đấu tranh gian khổ này.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỂ
- Câu tục ngữ “Ớ hiền gặp lành” khuyến khích chúng ta sống theo lòng nhân ái. Đó là một phương châm xử thế tích cực, dù có khi tạm thời cái tiêu cực đang lấn át, người lương thiện bị thua thiệt.
- Chúng ta mong cho tất cả những người ở hiền đều gặp lành, nhưng cũng phải nhìn trước những khả năng diễn biến phức tạp (như trên đã phân tích) để tránh những hụt hẫng, bi quan. Mỗi chúng ta không những cần hướng thiện mà còn phải kiên trì đấu tranh cho cái thiện.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k