Giới thiệu về vấn đề cần nêu suy nghĩ lòng dũng cảm
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Chúng ta vẫn thường được nghe nói về sự dũng cảm và sự hèn nhát. Vậy thì dũng cảm là gì? Lòng cũng cảm là một dạng tinh thần, khi con người ta có lòng dũng cảm thì con người ta không còn sợ bất cứ điều gì trong cuộc sống nữa.
Bạn sẽ gặp rất nhiều người trong cuộc sống của mình có tinh thần dũng cảm. Chẳng hạn như những con người dám đối mặt với những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Những con người dám đứng lên vượt qua hết mọi gian khổ trong cuộc sống. Như vậy lòng dũng cảm tiếp thêm cho con người ta sức mạnh, nghị lực vể vươn lên. Và vì vậy, lòng dũng cảm là một phẩm chất đáng quý mà cứ ai cũng cần phải có và cần phải trân trọng, giữ gìn nó.
Còn nhớ đất nước ta đã phải trải qua hơn 2 nghìn năm dựng nước và giữ nước. Biết bao nhiêu lần đất nước ta rơi vào cảnh lầm than khi giặc kéo đến bắn phá nước ta. Chàng trai Thánh Gióng tuổi còn nhỏ nhưng đã biết nhổ tre để đánh giặc. Đinh Bộ Lĩnh trở thành nhà cầm quân tài ba nhờ vào năm xưa đã cầm lau tập trận giả. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nhờ tài trí và lòng dũng cảm đã có 2 lần đánh tan quân Nguyên Mông đem lại thắng lợi và hòa bình cho dân tộc. Trong thời chiến, đã có biết bao nhiêu gia đình sẵn sàng che giấu cho bộ đội. Đã có biết bao nhiêu bà mẹ sẵn sàng để con mình lên đường nhập ngũ dù biết rằng chiến tranh có thể khiến cho con họ mãi mãi không trở về. Đó là những con người mà lòng dũng cảm của họ cho tới tận bây giờ chúng ta vẫn luôn luôn khi nhớ.
Ngày nay khi mà chiến tranh đã đi qua, nhiều người tự hỏi vậy lòng dũng cảm có còn không? Xin thưa là còn chứ. Lòng dũng cảm dù ở thời đại nào cũng đều có cả. Chẳng hạn như lòng dũng cảm trong việc sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình để cứu người khác. Cụ thể là trường hợp của bạn Nguyễn Văn Nam, một học sinh lớp 12 đã sẵn sàng nhảy xuống sống cứu được 5 bạn nhỏ khỏi bị chết đuối. Nhưng đáng tiếc cho Nam là vì quá kiệt sức mà cuối cùng bạn đã không giữ được tính mạng của mình. Còn đối với chúng ta, sự dũng cảm có thể được thể hiện từ những việc làm nhỏ chẳng hạn như dám đứng lên nhận lấy khuyết điểm của mình và sửa sai. Dũng cảm dám từ chối những cái xấu, những cái đang cám dỗ mình.
Ranh giới giữa dũng cảm và hèn nhát đôi khi cũng thật mong manh. Con người nếu như không vững lòng thì rất dễ trở thành một kẻ hèn nhát. Chẳng hạn như trong học tập, khi thấy bạn quay cóp bài nhưng chúng ta lại không mách với thầy cô vì sợ bị bạn bè nói là kẻ mách lẻo và xa lánh. Vậy là chúng ta cứ vô tình tiếp tay cho cái xấu lộng hành. Chúng ta dửng dưng, thờ ơ với cái xấu như vậy thì rồi một ngày khi cái xấu được nhân lên, chúng rất dễ khiến cho chúng ta trở nên tha hóa. Vậy là từ sự hèn nhát, thiếu dũng cảm, chúng ta lại còn biến mình thành kẻ xấu nữa. Hẳn không ai muôn mình thành kẻ xấu trong mắt người khác.
Chính vì sự phức tạp của xã hội nên nhiều người đã vô tình đánh mất đi lòng dũng cảm của mình. Họ trở nên dửng dưng và thờ ơ với mọi hiện tượng diễn ra trước mắt. Có những người thì lại dễ dàng xa ngã, dễ bị người khác lôi kéo vào con đường xấu. Bên cạnh đó cũng có không ít những kẻ muốn lợi dụng lòng tốt của người khác, lợi dụng lòng dũng cảm của người khác để trục lợi cho mình. Chính vì vậy mà mỗi người cần phải có sự tỉnh táo nhất định. Lòng dũng cảm phải được đặt đúng lúc, đúng chỗ lòng lòng dũng cảm đó mới mang lại ý nghĩa cao đẹp.
Không chỉ có những người anh hùng mới có lòng dũng cảm, cả những người bình thường cũng có lòng dũng cảm. Đó được xem là bản năng mà bất cứ ai cũng cần phải gìn giữ và trân trọng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |