Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Làng em có 6 xóm với hơn 100 ngôi nhà cổ, được xây dựng gần hai thế kỉ về trước. Đình làng Đông Ngạc hơn 500 năm tuổi, cổ kính và hoành tráng, tọa lạc trên một khu đất cao ráo ở phía Bắc làng, sát với đê sông Hồng, mái ngói rêu phong. Cột đình, văng, xà… bằng gỗ lim đồ sộ, nâu bóng, chạm trổ đủ hoa văn và linh vật, gợi lên không khí vô cùng tôn nghiêm và thiêng liêng. Bộ tranh sơn mài lấp lánh, nhang án gỗ thếp vàng… là bảo vật được lưu giữ từ thời Lê.
Giữa làng em có chùa Tư Khánh (còn gọi là Chùa Vẽ). Tam quan, gác chuông, phương đình, tiền đườmg, hậu cung, nhà Tổ đều cổ kính, uy nghiêm với hàng trăm pho tượng Phật sơn son thếp vàng. Quả chuông đồng được đúc từ năm 1315, mỗi lần rung lên như tiếng ngọc, tiếng vàng từ chín tầng mây vọng xuống.
Một nét đẹp nữa của làng em là ngôi nhà thờ Đỗ Thế Giai – vị đại quan thời vua Lê – chúa Trịnh. Hoành phi, câu đối, đồ thờ tự, các pho tượng,… cổ kính, rực rỡ vàng son. Tuy trải qua nhiều thế kỉ mà đến nay con cháu vẫn cảm thấy tâm đức, tài đức của tổ tiên còn hiển hiện trong khói trầm nghi ngút.
Đông Ngạc là một làng cổ, một làng khoa bảng nổi tiếng xứ Đoài và Kinh kì xưa nay. Dân làng em vẫn tự hào nhắc lại câu ngạn ngữ: “Đất Kẻ Giàu, quan Kẻ Vẽ” Đông Ngạc – Kẻ Vẽ đã có 25 vị Tiến sĩ và cả ngàn Hương cống, Cử nhân, Sinh đồ, Tú tài. Vì thế trên hoa văn được khắc vẽ trong đình, chùa, nhà cổ, đâu đâu cũng nhìn thấy hình tượng chiếc bút lông lấp lánh.
Đông Ngạc – một địa chỉ văn hóa, đã và đang đổi mới trong thế đi lên của Thăng Long – Hà Nội, đất vạn vật nghìn năm. Em vô cùng sung sướng, tự hào mỗi khi nhắc đến Đông Ngạc, nơi chôn nhau cắt rốn muôn quý nghìn yêu.
Bài viết liên quanHôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |