Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề bài: Kể về một tấm gương dũng cảm

4 trả lời
Hỏi chi tiết
327
0
2
Thiên sơn tuyết liên
14/01/2021 17:17:02
+5đ tặng

500kg hêrôin, hơn 60.000 viên thuốc ma túy tổng hợp, hàng tấn cần sa bị bắt giữ cùng với “trùm của những ông trùm” ma túy: Dũng “đui”, Lệ “mập”, Chu Đức Hải, Kim Tuyến, Năm Tuyền… là kết quả những ngày “nằm gai nếm mật” của các anh.

Tháng 10 năm 2000, Trung tá Lê Thanh Liêm được điều động về nhậm chức Trưởng phòng Cảnh sát Phòng chống Ma túy ở Công an thành phố Hồ Chí Minh. Vụ án “chào sân” của anh và các đồng đội là vụ 4,5 bánh hêrôin, bắt được của vợ chồng Yến “ruồi”, để rồi án mở ra với Quách ích Khương và Ngô Khải Minh cùng 8.000 viên estasy bị bắt quả tang.

Đang từ ăn bờ nằm bụi bắt cướp có vũ khí nay chuyển sang vai “cậu ấm” chuyên đi nhà hàng, vũ trường, bar, karaoke… Liêm và nhiều trinh sát khác cũng nhuộm đầu xanh, đầu đỏ, cũng mặc áo thun sát nách để khoe hình xăm dán trên bắp tay, đi đứng cũng điệu, nhưng vẫn chưa quen kiểu ăn chơi.

Vào một đêm, nhận được tin mật báo, nhóm trinh sát của Liêm phải theo dõi một đường dây ma túy cỡ bự mà cầm đầu là tên trùm Trần Văn Lệ; tự Lệ “mập”, Nguyễn Văn Hải, tự Hải “luận” và Hạnh “cầm” bị truy nã từ năm 1995, người ta tưởng hắn đã chết nhưng y vẫn còn sống và mua bán ma túy ở Sài Gòn táo bạo hơn xưa. Liêm “chết điếng” khi nhìn thấy ảnh Lệ “mập”, trinh sát chống ma túy của huyện Tương Dương (Nghệ An) trước đây. Chính y đã tham gia “hốt ổ” nhà trùm ma túy Bùi Thanh Hường ở Nghệ An – một gia đình gồm 7 người thì đã có 5 người bị án tử hình vì buôn bán ma túy. Liêm thở dài tiếc cho Lệ “mập”, vừa lo ngại các trinh sát của anh sẽ gặp khó khăn khi truy bắt bọn này, thậm chí có thể xảy ra thương vong, bởi y từng là trinh sát nên biết rất rõ quy luật đánh án, lại rất giỏi võ và là tay thiện xạ, bắn súng giỏi cả hai tay. Liêm cũng chọn ba tay súng tài giỏi không kém Lệ “mập”. Ập vào nhà bằng cửa sổ như cơn lốc, hai trinh sát vật Lệ “mập” xuống, còng tay khi hắn chưa kịp nổ phát súng nào. “Chúng mày đối xử với “đồng đội” tộ như chó thế này à? Ông từng bắt người giúp mày đấy…”. Tức điên người, Liêm rít lên: “Đến lúc này mà còn nói được những câu vô sỉ thế, quay súng bắn lại anh em vì tiền thì mày đã là kẻ thù rồi, đồng đội gì bọn chúng mày… ”. Chiếc khăn tay được tống vào mồm Lệ “mập” vừa để hắn “tắt đài” vừa để tránh hắn tự tử. Các trinh sát lục tìm khắp căn nhà lôi ra hàng chục kí lô gam ma túy và một “kho” vũ khí. Theo lời khai của Lệ “mập” thì từ năm 2000 đến nay, chúng buôn bán hơn 2000 bánh ma túy các loại.

 

Chuvên án nối tiếp chuyên án, anh không còn đủ thời gian để lo cho gia đình. Cuộc, chiến đấu của anh tuy thầm lặng nhưng đòi hỏi phải kiên trì và dũng cảm, anh luôn phái đối phó vói tội phạm nguy hiểm, sự sống và cái chốt chỉ cách nhau trong gang tấc. Trung tá Lê Thanh Liêm và đồng dội mãi mãi là tấm gương để cho thế hộ trẻ phải học tập, phải noi theo.

Rồi thì mọi thứ cũng hết. Mỗi ngày ít ra cũng vài ba người chết, phải ném xác xuống biển. Nhưng đoàn thám hiểm của Ma- gien-lăng vẫn cứ thẳng tiến. May sao đoàn thám hiểm gặp một hòn đảo nhỏ. Được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm lại tiếp tục lên đường. Đoạn đường từ đó trở đi có nhiều đảo hơn, không còn phải lo thiếu thôn thức ăn nước uống nhưng lại bắt đầu xảy ra những khó khăn trong sự giao tiếp với dân cư trên các đảo.

Vì giữ lời hứa với người đứng đầu đảo Xê-bu, Ma-gien-lăng tham gia vào một trận đánh giữa dân cư đảo Xê-bu với một đảo khác. Ông đã bỏ mình trong cuộc giao tranh không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.

Đoàn thủy thủ còn lại tiếp tục đi về phía tây, tìm đường về châu Âu. Số người sông sót mỗi ngày một hao hụt thêm. Họ phải vật lộn với sóng gió. Cuối cùng về tới bờ biển Tây Ban Nha chỉ còn lại một chiếc thuyền với mười tám thủy thủ.

Thế là chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng từ châu Âu, qua Đại Tây Dương sang châu Mĩ qua Thái Bình Dương đến châu A, qua An Độ Dương trở về châu Au. Bắt dầu ngày 20 tháng 9 năm 1519 và kết thúc ngày 8 tháng 9 năm 1522. Tính ra 1083 ngày. Mất bốn chiếc thuyền và gần hai trăm người chết dọc đường.

Mặc dù cuộc thám hiểm phải trả giá khá đắt nhưng tên tuổi của Ma-gien-lăng và tinh thần dũng cảm của những thủy thủ ấy sẽ mãi mãi được ghi trong lịch sử tiến bộ của loài người.



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Snwn
14/01/2021 17:23:30
+4đ tặng
Những ngày mưa lũ ở quê em, nước sông dâng cao gây ngập các ao hồ nuôi cá, tôm. Cá vì vậy mà tràn ra ngoài rất nhiều, đặc biệt là ở các kênh mương. Điều này khiến cho những hộ gia đình có ao hồ bơi thiệt hại rất lớn. Mặt khác, một số người dùng kích điện để đánh bắt cá tôm đem bán nhằm kiếm thêm thu nhập.
 
Hôm đó, như thường lệ, chú Huy cũng ra đồng, đến các kênh mương đánh cá. Khi chú đưa hai đầu của chiếc sào có dòng điện chạy qua xuống nước thì các loài cá tôm và những động vật xung quanh vùng điện giật gây tê liệt rồi chết đi. Sau đó, chú dùng vợt vớt cá lên bỏ vào giỏ của mình.
 
 
Bên kia mương, chú Mai kéo điện từ nhà ra tới bờ mương để bắt cá. Tôi rất lo sợ, vì qua bài học cô giáo giảng, em biết được rằng việc đánh bắt cá bằng dụng cụ kích điện là vô cùng nguy hiểm. Tôi cố lấy hết dũng cảm đến và nói với hai chú:
 
- Dạ thưa chú, cháu nghĩ các chú không nên đánh bắt cá bằng các dụng cụ như thế này ạ.
 
Chú Huy ngước lên, nhìn tôi bằng vẻ cảnh cáo rồi bảo:
 
- Để yên cho chú làm, cháu đừng cản như thế, không hay đâu.
 
Tôi gắng giải thích:
 
- Chú ạ, chú biết không, nước và đất thuộc hai loại môi trường có khả năng dẫn điện. Nên lỡ mà nguồn điện có hở khi đang trong quá trình đánh bắt, nguồn điện phóng ra rất dễ gây suy tim..
 
Chưa kịp để tôi nói xong, chú Huy ngắt lời:
 
- Mày đừng nói gở, thằng nhóc con này.
 
Chú Mai bên cạnh nghe thế , bèn nói:
 
- Để cho cháu nó nói hết xem nào
 
Tôi tiếp lời:
 
- Khi dùng kích điện đánh bắt, không chỉ cá tôm bị giết mà còn những loài sinh vật có lợi cho môi trường cũng bị tiêu diệt, gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến hệ sinh thái và môi trường lắm các chú ạ. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành điều luật nghiêm cấm việc dùng kích điện đấy ạ.
 
Rồi tôi thêm kể một vài trường hợp trên báo đài đưa tin tử vong vì đánh bắt cá.
 
Các chú dần hiểu ra, rồi dừng lại hành động của mình, lên bờ mương vỗ vai tôi mà nói:
 
- Thằng bé này được đấy, ngoan ngoãn lại còn biết bảo vệ môi trường, bảo vệ những người xung quanh mình. Chú rất cảm kích vì những lời cháu nói. Từ nay các chú sẽ ngưng dùng việc này lại.
 
Rồi cả hai chú và tôi nữa cùng vận động, tuyên truyền, giải thích cho bà con trong thôn, trong xóm hiểu và ý thức hơn để tránh tình trạng đánh bắt cá bằng kích điện.
 
  1. Tôi rất vui vì việc làm của mình được mọi người ủng hộ, đồng tình. Hy vọng rằng tất cả chúng ta đều hiểu và chúng tay góp sức để bảo vệ chính mình, bảo vệ nguồn thủy sản cho môi trường, cho chính chúng ta.
0
0
Nguyễn Nguyễn
14/01/2021 18:15:08
+3đ tặng
Cô giáo Trần Thị Thanh, giáo viên trường Tiểu học Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã không sợ hiểm nguy trước lưỡi dao của kẻ thủ ác để lao vào cứu lấy các em học sinh thân yêu của mình. Cô là minh chứng sống về gương nhà giáo xả thân cứu trò và tận tụy cống hiến cho sự nghiệp Giáo dục, một tấm gương sáng về phẩm chất tốt đẹp của Nhà giáo Việt Nam.
Đến thăm cô tại bệnh viện tỉnh Thanh Hóa sau vụ loạn sát kinh hoàng xảy ra tại trường Tiểu học Đồng Lương, cô giáo Thanh đã tâm sự với Tiến sĩ Vũ Minh Đức, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam và đoàn công tác rằng: “Em không đau, em chỉ buồn khi không cứu được học trò”. Câu nói đó đã làm chúng tôi rưng rưng cảm động và vô cùng cảm phục cô, một tấm gương dũng cảm quên mình, không màng đến tính mạng của mình để quyết tâm “không để trò chết”!
 Sự việc kinh hoàng xảy ra vào lúc 8 giờ 45 phút, ngày 3 tháng 5 năm 2019, một thanh niên có biểu hiện bất thường đã đột nhập vào trường Tiểu học Đồng Lương vào thời điểm các học sinh đang trong giờ ra chơi. Hắn cầm trên tay chiếc dao sắc nhọn và điên cuồng lao thẳng lên tầng 2 khu lớp học, vào các lớp 3B, 4B, 5B, 5A và vung dao chém loạn xạ vào đám đông học sinh. Vì trời mưa nên giờ ra chơi cô giáo Thanh không xuống phòng chờ mà ở lại trên lớp và kể chuyện vui với các học trò nhỏ. Cô trò đang vui vẻ bỗng nghe thấy tiếng kêu cứu thất thanh của các em học sinh, như bản năng của một người mẹ khi đàn con giữa bầy lang sói, cô giáo Thanh đã xông vào giằng co với kẻ thủ ác giải cứu các học trò bất chấp nguy hiểm đến tính mạng bản thân. Cô kể lại “Kẻ lạ mặt lao đến khu vực bàn đầu, nơi em Phước đang ngồi rồi vung dao đâm nhiều nhát. Tôi lao đến giật áo kéo hắn ra, nhưng hắn xô tôi ngã xoài ra nền nhà”. Rồi cô lại vùng dậy lao đến và quyết liệt giằng co với kẻ thủ ác, rồi hung thủ đã bỏ chạy. Lập tức, cô Thanh bế xốc em Phước lên rồi hô hoán đồng nghiệp đưa đi cấp cứu. Khi đến bệnh viện cô mới biết mình bị chém vào tay trong lúc giằng co hung khí với kẻ cuồng loạn.
 
Dù cố gắng hết sức, song với tình huống xảy ra quá nhanh, 5 em học sinh bị thương đã được các thầy cô đưa đi cấp cứu, trong đó em Phước bị thương rất nặng và đã không qua khỏi. Sự việc đau lòng này xảy ra cũng cảnh báo về công tác bảo vệ, đảm bảo an toàn, an ninh trong trường học.
 
Câu chuyện đầy cảm động về cô giáo Trần Thị Thanh bất chấp nguy hiểm, quên cả tính mạng của bản thân mình xông vào kẻ thủ ác để cứu các học sinh của mình đáng được chúng ta tôn vinh và noi gương. Nhưng có lẽ còn một điều mà chúng ta sẽ xúc động và trân trọng hơn khi biết thêm thông tin về cô, về một nghị lực sống và lòng yêu nghề mến trẻ.
 
Cô giáo Thanh sinh năm 1977 đã có 17 năm làm giáo viên ở huyện miền núi của tỉnh, trong đó 12 năm gắn bó với mái trường Tiểu học Đồng Lương. Và cách đây 5 năm, chồng cô qua đời, để lại cho cô 2 con nhỏ cùng nỗi đau không có gì bù đắp được. Kể từ đó tới nay một mình cô nuôi dạy 2 con, một cháu năm nay học lớp 10 và một cháu học lớp 3. Dù vất vả nhưng cô Thanh luôn tận tuỵ, gắn bó với trường lớp, tìm tòi để đổi mới phương pháp giáo dục học sinh. Điều này càng được khẳng định và minh chứng bởi năm 2019 cô có quyết định được chuyển công tác về thành phố, rồi cũng nhiều trăn trở, cô nghĩ mình đang dạy học ở trường miền núi rất nhiều khó khăn mà được về thành phố sẽ thuận lợi hơn, các con cũng được ở môi trường tốt hơn, nhưng mỗi khi cô nhìn những cặp mắt thơ ngây của lũ trẻ nhỏ thì cô lại thấy chạnh lòng bởi quá thương yêu chúng - những đứa con – những đứa học trò vụng dại nơi đây, vì đó cũng là nơi cô đã gắn bó nhiều năm với ngôi trường thân yêu và luôn ấm áp tình đồng nghiệp, cuối cùng cô quyết định xin ở lại để tiếp tục công tác lâu dài tại ngôi trường Tiểu học Đồng Lương của huyện miền núi Lang Chánh này.
 
Hành động dũng cảm và tấm lòng bình dị của cô giáo Trần Thị Thanh thực sự là minh chứng rõ nét nhất về tấm gương nhà giáo yêu nghề - về một người mẹ thứ hai của các trò nhỏ ở trường tiểu học Đồng Lương. Tấm lòng tận tuy, cống hiến và tâm huyết “Tất cả vì học sinh thân yêu” đã được cô hiện thực hóa thật tuyệt vời! Cô thật sự đã viết nên câu chuyện đẹp trong hàng triệu tấm gương đã hy sinh thầm lặng, hết mình vì học sinh thân yêu của các thầy cô giáo đang từng ngày từng giờ dốc hết tâm sức vì nghiệp Giáo dục và sự tiến bộ của các em học sinh.
 
Chúng tôi rất tự hào vì có đồng nghiệp như cô! Kính chúc cô luôn mạnh khỏe và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao cả của sự nghiệp “Trồng người”.
1
0
Nhi Trần
14/01/2021 18:49:17
+2đ tặng
Diễm là người bạn thân nhất của tôi. Không những chúng tôi ở cùng làng mà còn học chung lớp với nhau. Tính Diễm thật thà, khiêm tốn và rất hay giúp đỡ người khác. Có một lần, Diễm đã cứu được hai em nhỏ bị té xuống ao. Hành động dũng cảm ấy khiên tôi khâm phục và yêu mến Diễm vô cùng.

Hôm ấy, Diễm đi học về đến đầu xóm thì trời xẩm tối. Chỉ còn men theo bờ ao, sang đến bờ bên kia là tới nhà rồi, Diễm háo hức. Giờ này, chắc chị Thảo đã nấu cơm xong. Nghĩ thế, tự nhiên Diễm thấy bụng đói cồn cào. Ánh đèn loé ra từ của sổ soi sáng một góc sân. Diễm vừa băng qua đầu ao vừa nghĩ: phải về nhà bằng vẻ tỉnh táo mới được, kẻo rồi chị Thảo lại trêu cho. Diễm bỗng cất tiếng hát nghêu ngao cái câu hát chị Thảo vẫn dùng để trêu em.

Diễm chợt đứng sững lại. Có tiếng gì lục ục dưới ao. Dưới ánh sáng lờ mờ của buổi hoàng hôn, Diễm thấy trên mặt nước cách bờ ao ba bốn mét, cái gì đó đang động đậy, vùng vẫy. Thôi rồi, Diễm nhận ra có người sắp chết đuối! Vừa nghĩ ra như thế, Diễm thả ngay cặp sách xuống đất, nhảy ào xuống nước. Chỉ mới tập bơi mấy tháng nay, tuy chưa thành thạo lắm nhưng Diễm cũng cố gắng vượt nhanh đến, túm ngay lấy một cánh tay, giật mạnh về phía mình. Một dáng em bé trồi lên rồi lại chìm xuống. Lúc ấy, Diễm phát hiện ra còn thêm một cái đầu nữa đang sắp chìm. Biết có hai người gặp nạn, Diễm quay nhanh về phía bờ, vừa kéo vừa đẩy em bé thứ nhất. Đặt được em bé lên bờ, Tâm cất tiếng kêu to:

– Có người chết đuối! Cứu với! Cứu với!

Em lại bơi ra để cứu em bé thứ hai. Rất nhanh chóng Diễm đã tiếp cận được. Nhấc được đầu của em bé lên thì Tâm cũng đã mệt rã rời. Em phải hết sức vùng, đạp, lao người về phía bờ. Khoảng cách mấy mét trước mắt em như kéo dài ra vô tận. Khi đa đưa được em bé vào đến bờ, Diễm cũng mệt lả người. Diễm thấy trời đất bỗng hoàn toàn tôi tăm, em cứ trôi tuột vào trong cá khoảng tối tăm vô cùng ấy…

Diễm ngơ ngác khi nhận ra mình đang nằm trên giường, trong một gian phòng rộng với nhiều khuôn mặt quanh em, vừa quen vừa lạ. Có ai đó chợt reo lên:

– Tỉnh rồi!

Tâm vụt nhớ ra tất cả. Em cất tiếng hỏi và bỗng thấy giọng nói của mình yếu hẳn đi:

– Hai bạn nhỏ… Hai bạn nhỏ sao rồi?

– Hai em ấy đã không sao rồi. May mà có cháu cứu nếu không thì…

Cô Tâm ngồi xuống bên mép giường rối rít:

– Cô cảm ơn cháu nhiều lắm. Nhờ cháu mà hai con cô vẫn còn sống. Thật là ông trời thương cô mà.

Nghe cô Tâm kể lại, Diễm mới hiểu mọi chuyện. Thì ra, hôm đó, thằng Ân và em nó sang nhà ngoại chơi. Chẳng may em nó sẩy chân té xuống ao, thằng Ân lao xuống cứu như bị thằng em trong lúc hoảng sợ kéo luôn cả anh nó. May mà Diễm đã phát hiện kịp thời. Lúc nghe tiếng Diễm gọi thất thanh, chị Thảo hốt hoảng chạy ra. Cả bác Tuấn, chú Hùng cũng vội chạy đến. Khi mọi người tới nơi thì Diễm đã ngất đi vì mệt và sặc nước rồi.
Kể từ đó, chị Thảo không còn hát trêu em nữa. Câu chuyện Diễm cứu hai em nhỏ lan truyền khắp xóm. Tôi Tất tự hào về người bạn thân của tôi. Diễm thật dũng cảm, một một mình quả cảm cứu người. Hành động ấy thật đáng khâm phục biết bao.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo