Trong TB có rất nhiều loại đại phân tử hữu cơ khác nhau nhưng chia thành 4 loại đại phân tử: cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic. - Các đại phân tử prôtêin, axit nuclêic (AND, ARN), polysacarit (tinh bột, xellulôzơ) được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. + Đơn phân của prôtêin là axit amin + Đơn phân của axit nuclêic là nucleotit + Đơn phân của polysacarit (tinh bột, xellulôzơ) là đương đơn glucôzơ. - Axit nucleic và prôtêin vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù cho loài. + Tính đa dạng của axit nuclotit thể hiện ở thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các nuclôtit. Tính đặc thù thể hiện ở trình tự sắp xếp các nucleotit, tỷ lệ (A+T)/(G+X) và hàm lượng AND trong nhân tế bào. + Tính đa dạng của prôtêin thể hiện ở thành phần, số lượng, trật tự sắp xếp của các aa. Tính đặc thù thể hiện ở trình tự sắp xếp các aa trong cấu trúc bậc 1 và cấu trúc không gian của protein. - Protein là loại đại phân tử có tính đa dạng cao nhất. Nguyên nhân là vì: + Protein được cấu tạo từ 20 loại aa khác nhau, càng nhiều loại đơn phân thì tính đa dạng càng cao. + Prôtêin có cấu trúc không gian 4 bậc. Các bậc cấu trúc không gian làm tăng tính đa dạng của prôtêin.