CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN_CĐN
Chương 1: GIẢI MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU
C-Q-12-003: Một mạch điện gồm các điện trở R1 = 50Ω; R2 = 150Ω; R3 = 120Ω mắc nối tiếp. Điện trở tương đương của mạch là:
A. 320 Ω
B. 230 Ω
C. 302 Ω
D. 119 Ω
C-Q-12-004: Cho mạch điện như hình vẽ: R1 = 50Ω;
R2 = 150Ω; R3 = 75Ω.Tính điện trở tương đương của mạch
A. 25 Ω
B. 28 Ω
C. 30 Ω
D. 32 Ω
C-Q-12-005: Cho mạch điện như hình vẽ: R1 = 50Ω; R2 = 150Ω; R3 = 120Ω đặt vào điện áp 110V. Xác định điện áp UR2?
A. 51,6 V
B. 17,2 V
C. 34,4 V
D. 35,4 V
C-Q-12-006: Một mạch điện có 3 điện trở R1 = 10Ω; R2 = 20Ω; R3 = 25Ω mắc nối tiếp nhau và đặt vào điện áp 220V. Xác định dòng điện đi trong mạch?
A. 4 A
B. 3 A
C. 5 A
D. 6 A
C-Q-12-007: Hai bóng đèn có cùng điện áp định mức 110V. Bóng thứ nhất có công suất định mức P1 = 200W bóng thứ 2 có công suất định mức P2 = 200W, mắc nối tiếp đặt vào điện áp nguồn U = 220V. Xác định điện trở tương đương của mạch?
A. 121 Ω
B. 50 Ω
C. 363 Ω
D. 36 Ω
C-Q-12-008: Hai bóng đèn có cùng điện áp định mức 110V. Bóng thứ nhất có công suất định mức P1 = 200W bóng thứ 2 có công suất định mức P2 = 200W, mắc nối tiếp đặt vào điện áp nguồn U = 220V. Xác định dòng điện thực chạy trong mạch?
A. 1,8 A
B. 0,6 A
C. 0,3 A
D. 0,7 A
C-Q-12-009: Tính điện năng tiêu thụ của phụ tải R = 16Ω trong thời gian 30 phút biết dòng điện qua điện trở là I = 5 A?
A. 200 Wh
B. 2000 Wh
C. 12000 Wh
D. 1200 Wh
C-Q-12-010: Tính công suất tiêu thụ của phụ tải R = 16Ω biết dòng điện qua điện trở là I = 5A?
A. 400 W
B. 200 W
C. 4100 W
D. 1200 W
C-Q-12-011: Cho mạch điện như hình vẽ: R1 = 20 Ω Biết điện áp toàn mạch là U = 100V; I1 = 2A. Tính UAB?
A. 60 V
B. 40 V
C. 20 V
D. 10 V
C-Q-12-012: Cho mạch điện như hình vẽ biết:
R1 = R2 = R3 = R4 = 60Ω; I3 = 1A. Xác định điện áp nguồn?
A. 240 V
B. 180 V
C. 120 V
D. 60 V
C-Q-12-013: Cho mạch điện như hình vẽ biết:
R1 = R2 = R3 = R4 = 60Ω. Xác định điện trở tương đương của mạch?
A. 80 Ω
B. 240 Ω
C. 180 Ω
D. 120 Ω
C-Q-12-014: Khi ghép nối tiếp n nguồn điện hóa học thành bộ nguồn có các thông số:
A. IBộ = I1 = I2 =.........= In; EBộ = n.e
B. IBộ = I1 = I2 =.........= In; EBộ = e
C. IBộ = n.I; EBộ = n.e
D. IBộ = n.I; EBộ = e
C-Q-12-015: Khi ghép song song n nguồn điện hóa học thành bộ nguồn có các thông số:
A. IBộ = n.I; EBộ = e
B. IBộ = I1 = I2 = ... = In; EBộ = e
C. IBộ = n.I; EBộ = n.e
D. IBộ = I1 = I2 = ... = In; EBộ = n.e
C-Q-12-016: Cách ghép nối tiếp các nguồn điện hóa học (có sức điện động của mỗi nguồn là e, dòng điện là I) được dùng trong trường hợp:
A. UPT > e; IPT = I
B. UPT = e; IPT > I
C. UPT > e; IPT > I
D. UPT = e; IPT = I
C-Q-12-017: Cách ghép song song các nguồn điện hóa học (có sức điện động của mỗi nguồn là e, dòng điện là I) được dùng trong trường hợp:
A. UPT = e; IPT > I
B. UPT > e; IPT = I
C. UPT > e; IPT > I
D. UPT = e; IPT = I
C-Q-12-018: Cách ghép hỗn hợp các nguồn điện hóa học (có sức điện động của mỗi nguồn là e, dòng điện là I) được dùng trong trường hợp:
A. UPT > e; IPT > I
B. UPT > e; IPT = I
C. UPT = e; IPT > I
D. UPT = e; IPT = I
C-Q-12-019: Có 20 ắc quy, mỗi ắc quy có sức điện động e = 6V; r0 = 0,2Ω ghép thành 2 nhánh song song. Tính sức điện động và điện trở trong của bộ nguồn
A. 60 V; 1 Ω
B. 6 V; 2 Ω
C. 60 V; 2 Ω
D. 6 V; 1 Ω
C-Q-12-020: Cần ghép bao nhiêu nguồn có e = 2V; I = 0,5A để được bộ nguồn cung cấp cho phụ tải có Upt = 12V; Ipt = 2A?
A. 24
B. 12
C. 6
D. 4
C-Q-12-021: Trong một mạch điện, điểm nút là điểm nối chung của ít nhất mấy mạch nhánh?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
C-Q-12-022: Nội dung của định luật Kiếc khốp I là:
A. Tổng đại số các dòng điện tại một điểm nút bằng 0
B. Tổng các dòng điện tại một nút bằng 0
C. Tổng đại số các dòng điện trong mạch bằng 0
D. Tổng đại số các dòng điện trong một mạch vòng bằng 0
C-Q-12-023: Cho mạch như hình vẽ, viết biểu thức định luật Kiếc khốp I tại điểm nút A?
A.
B.
C.
D.
C-Q-12-024: Cho mạch như hình vẽ, viết biểu thức định luật Kiếc khốp II cho mạch vòng ABFE?
A.
B.
C.
D.
C-Q-12-025: Dùng phương pháp dòng điện nhánh để giải mạch điện có m điểm nút và n mạch nhánh thì số phương trình viết theo định luật Kiếc khốp I là:
A. m – 1
B. m
C. n
D. (n + 1) – m
C-Q-12-026: Dùng phương pháp dòng điện nhánh để giải mạch điện có m điểm nút và n mạch nhánh thì số phương trình viết theo định luật Kiếc khốp II là:
A. (n + 1) – m
B. m
C. n
D. m - 1
C-Q-12-027: Dùng phương pháp điện áp 2 điểm nút để giải mạch điện, dòng điện đi trong nhánh có nguồn hướng về nút dương được xác định theo biểu thức:
A.
B.
C.
D.
C-Q-12-028: Cho mạch điện như hình vẽ: E1 = 130V; E2 = 117V; UAB = 120V; R1 = 1Ω. Xác định dòng điện qua nhánh 1?
A. 10 A
B. 250 A
C. 24,7 A
D. 13 A
C-Q-12-029: Dùng phương pháp điện áp 2 điểm nút để giải mạch điện dòng điện đi trong nhánh có nguồn hướng về nút âm được xác định theo biểu thức:
A.
B.
C.
D.
C-Q-12-030: Phương pháp điện áp 2 điểm nút được dùng để giải mạch điện một chiều có:
A. 2 điểm nút
B. Từ 2 điểm nút trở lên
C. 3 điểm nút
D. Trong tất cả các dạng mạch phân nhánh.
C-Q-12-031: Cho mạch điện như hình vẽ, viết biểu thức tính điện áp 2 điểm nút UAB?
A.
B.
C.
D.
C-Q-12-032: Dùng phương pháp dòng vòng để giải mạch điện phân nhánh thì số phương trình trong hệ phương trình dòng vòng bằng:
A. Số mắt lưới của mạch
B. Số mạch vòng của mạch
C. Số nút của mạch
D. Số mạch nhánh
C-Q-12-033: Trong phương pháp dòng điện vòng, trị số Ea; Eb; Ec là:
A. Tổng đại số sức điện động trong các mạch vòng tương ứng.
B. Tổng các sức điện động trong các mạch vòng tương ứng.
C. Tổng đại số các sức điện động trong mạch.
D. Tổng các sức điện động của tất cả các mạch vòng a, b, c.
C-Q-12-034: Cho mạch điện như hình vẽ. Thành lập hệ phương trình dòng vòng cho vòng a?
A.
B.
C.
D.
C-Q-12-035: Cho mạch điện như hình vẽ, bằng phương pháp dòng vòng tính được Ia = 1,5A; Ib = 0,5A. Xác định dòng điện qua điện trở R2?
A. 2 A
B. 1 A
C. 1,5 A
D. 2,5 A
C-Q-12-036: Cho mạch điện như hình vẽ, bằng phương pháp dòng vòng tìm được Ia = 2A; Ib = 4,5A. Xác định dòng điện qua điện trở R2?
A. 2,5 A
B. 2,0 A
C. 4,5 A
D. 6,5 A
C-Q-12-037: Cho mạch điện như hình vẽ, từ công thức biến đổi sao - tam giác tìm giá trị của điện trở R12 theo điện trở R1; R2; R3?
A.
B.
C.
D.
C-Q-12-038: Cho mạch điện như hình vẽ, từ công thức biến đổi tam giác - sao tìm giá trị của điện trở R1 theo điện trở R12; R23; R31?
A.
B.
C.
D.
C-Q-12-039: Cho mạch điện như hình vẽ, biết
R1 = 5Ω; R2 = 6Ω; R3 = 15Ω. Tính trị số điện trở R12?
A. 13 Ω
B. 16 Ω
C. 32 Ω
D. 18 Ω
C-Q-12-040: Cho mạch điện như hình vẽ, biết
R12 = 5Ω; R23 = 6Ω; R31 = 15Ω. Tính trị số điện trở R1?
A. 2,88 Ω
B. 0,77 Ω
C. 17,28 Ω
D. 8,88 Ω
Chương 2: ĐIỆN TỪ VÀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
C-Q-12-041: Tính chất cơ bản của từ trường là gây ra:
A. Lực điện từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dây dẫn mang dòng điện đặt trong nó.
B. Lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
C. Lực điện trường tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó
D. Sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
C-Q-12-042: Đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của từ trường được gọi là:
A. Cường độ từ cảm
B. Cường độ từ trường
C. Từ thông
D. Hệ số thẩm từ tuyệt đối
C-Q-12-043: Đại lượng được đo bằng số đường sức từ xuyên qua, vuông góc với mặt phẳng được gọi là:
A. Từ thông
B. Cường độ từ cảm
C. Cường độ từ trường
D. Sức từ động
C-Q-12-044: Một khung dây dẫn hình vuông có cạnh 20 cm nằm trong từ trường đều có B = 1,2T; các đường sức từ vuông góc với mặt khung dây. Xác định từ thông qua khung dây?
A. 48.10-3 Wb
B. 24.10-3 Wb
C. 48 Wb
D. 480 Wb
C-Q-12-045: Đơn vị của cường độ từ cảm được xác định theo biểu thức nào sau đây:
A.
B.
C.
D.
C-Q-12-046: Đại lượng đặc trưng cho khả năng gây từ của dòng điện được gọi là
A. Cường độ từ trường
B. Cường độ từ cảm
C. Từ thông
D. Hệ số thẩm từ tương đối
C-Q-12-047: Chiều của đường sức từ trường của dòng điện đi trong dây dẫn thẳng được xác định theo quy tắc:
A. Vặn nút chai 1
B. Vặn nút chai 2
C. Bàn tay trái
D. Bàn tay phải
C-Q-12-048: Xác định cường độ từ trường tại điểm A nằm trên bề mặt dây dẫn có tiết diện tròn. Biết đường kính dây dẫn d = 0,5cm; dòng điện qua dây dẫn có cường độ 40A.
A. 25,48.102 (A/m)
B. 25,48 (A/m)
C. 25,48.10-2 (A/m)
D. 254,8 (A/m)
C-Q-12-049: Chiều của lực điện từ được xác định theo quy tắc
A. Bàn tay trái
B. Bàn tay phải
C. Vặn nút chai 1
D. Vặn nút chai 2
C-Q-12-050: Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng mang dòng điện đặt vuông góc với đường sức từ của từ trường đều được xác định theo biểu thức:
A. F = B.I.l
B. F = B.I.l.cosα
C.
D.
C-Q-12-051: Dòng điện qua một dây dẫn là I1 = 200A, đặt gần một đoạn dây dẫn khác có chiều dài l = 25cm và dòng điện I2 = 150A. Hai dây dẫn cách nhau một khoảng a = 1cm. Xác định lực tương hỗ giữa 2 dây dẫn?
A. 15,3.10-3 N
B. 153. 10-3 N
C. 153. 10-4 N
D. 153.10-5 N
C-Q-12-052: Vật liệu sắt từ là loại vật liệu có hệ số thẩm từ tương đối µ
A. Rất lớn
B. Bằng 1
C. Nhỏ hơn 1 nhưng không quá 1 đơn vị
D. Lớn hơn 1 nhưng không quá 1 đơn vị
C-Q-12-053: Vật liệu nào sau đây được dùng để chế tạo nam châm vĩnh cửu?
A. Sắt từ cứng
B. Sắt từ mềm
C. Thuận từ
D. Nghịch từ
C-Q-12-054: Vật liệu nào sau đây được dùng để chế tạo mạch từ của các máy điện, lõi thép các thiết bị điện?
A. Sắt từ mềm
B. Sắt từ cứng
C. Thuận từ
D. Nghịch từ
C-Q-12-055: Loại vật liệu có chu trình từ trễ ngắn, rộng, trị số từ dư lớn, tổn hao về từ lớn là:
A. Sắt từ cứng
B. Sắt từ mềm
C. Vật liệu thuận từ
D. Vật liệu nghịch từ
C-Q-12-056: Loại vật liệu có chu trình từ trễ dài và hẹp, trị số từ dư nhỏ, diện tích mắt từ trễ nhỏ, tổn hao về từ nhỏ là:
A. Sắt từ mềm
B. Sắt từ cứng
C. Vật liệu thuận từ
D. Vật liệu nghịch từ
C-Q-12-057: Khi biết chu trình từ trễ của vật liệu sắt từ ta có thể biết được:
A. Đường cong từ hóa cơ bản, mức độ từ dư, mức độ bão hòa từ của vật liệu
B. Mức độ từ dư nhiệt độ Curi, mức độ bão hòa từ của vật liệu
C. Mức độ từ dư, mức độ bão hòa từ, hệ số thẩm từ tuyệt đối của vật liệu
D. Đường cong từ hóa cơ bản, mức độ bão hòa từ, hệ số thẩm từ tuyệt đối của vật liệu
C-Q-12-058: Khi từ thông biến thiên qua một mạch kín thì trong mạch kín đó xuất hiện dòng điện cảm ứng, gọi là hiện tượng:
A. Cảm ứng điện từ
B. Tự cảm
C. Hỗ cảm
D. Cảm ứng điện dung
C-Q-12-059: “Khi từ thông xuyên qua một vòng dây kín biến thiên sẽ làm xuất hiện một sức điện động gọi là sức điện động cảm ứng trong vòng dây, sức điện động này có chiều sao cho dòng điện do nó sinh ra tạo thành từ thông có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông đã sinh ra nó” là nội dung của định luật:
A. Len–xơ
B. Cảm ứng điện từ
C. Kiếc khốp
D. Faraday
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |